Cả nước đang kì vọng vào chương trình mới, xin đừng để mọi người phải thất vọng
Hơn lúc nào hết, Bộ Giáo dục, các chuyên gia khi xây dựng chương trình môn học, viết sách giáo khoa cần có những định hướng phù hợp với ngành giáo dục nước nhà
ảnh minh họa
LTS: Bày tỏ nỗi niềm lo lắng trước lần thay đổi chương trình mới, sách giáo khoa mới mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã thông qua, thầy Nguyễn Cao có bài viết .
Qua đó, tác giả mong rằng, hơn lúc nào hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng làm xã hội thất vọng trong lần thay đổi tới đây.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Việc Bộ giáo dục và Đào tạo đã thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dự thảo chương trình môn học cho thấy một quyết tâm, sự kì vọng của toàn xã hội trong lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa mới trong những năm tới đây. Hướng tới nền giáo dục Việt Nam hiện đại, xóa bỏ những trì trệ, lạc hậu là điều mà chúng ta đang hướng đến.
Vì thế, lần thay đổi này đòi hỏi toàn ngành giáo dục phải thể hiện được sự quyết tâm, sự chỉ đạo và thực hiện đổi mới đúng đắn, phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu mong muốn của toàn xã hội đối với giáo dục nước nhà.
Trên cơ sở pháp lý, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Điều này cũng đồng nghĩa Đảng và Nhà nước ta luôn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Chính từ những yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục và để tránh dự đổi mới manh muốn, tự phát, làm theo dự án. Lần thay đổi này, Bộ giáo dục đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể như sau:
“Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp;
Biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội;
Biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời;
Khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiêp tuc hoc lên, học nghề hoăc tham gia vao cuôc sông lao đông; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”.
Như vậy, mọi điều kiện chúng ta đã có, ý Đảng, lòng dân đã thuận và mục đích của đổi mới giáo dục đã được Bộ Giáo dục- Đào tạo vạch ra rõ ràng và cụ thể.
Video đang HOT
Vấn đề còn lại là chúng ta thực hiện nó như thế nào để đạt được những mục đích mà những người kiến tạo chương trình giáo dục mới đã vạch ra.
Tuy nhiên, từ dự thảo chương trình môn học mà chúng tôi đã có dịp tham khảo, tìm hiểu thì điều mà chúng tôi vẫn cảm thấy lo lắng cho lần thay đổi này.
Ban soạn thảo chương trình môn học tiếp thu như thế nào sau khi lấy ý kiến công luận?
Ngày 19/1/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua dự thảo chương trình các môn học. Đây là cơ sở để toàn xã hội có thể đóng góp ý kiến cho từng môn học. Những mục tiêu cụ thể của chương trình, của từng môn học và đề cương của từng môn học đã được vạch sẵn.
Tuy nhiên, điều chúng tôi cảm nhận thấy đó là chương trình cấp tiểu học vẫn còn rất nặng và dàn trải, mục tiêu đề ra quá cao có phần chưa thực sự phù hợp.
Một số môn học ở cấp trung học cơ sở chưa nhận được sự đồng thuận của dư luận đã lâu nay và một số chủ đề dạy học ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quá nặng về kiến thức chuyên ngành.
Đối với cấp tiểu học ở chương trình mới vẫn rất nặng về số lượng môn học. Lớp 1-2 có 8 môn học và hoạt động, lớp 3 có 10 môn học và hoạt động, lên đến lớp 4-5 có 12 môn học và hoạt động.
Đó là chưa kể các môn học lại kèm các phân môn nhỏ như: Môn Lịch sử và Địa lí (2 phân môn); Tiếng Việt (4 phân môn); Toán (2 phân môn)…
Như vậy, có quá sức đối với các em học sinh tiểu học hay không? Nhất là đối với các em học sinh lớp 1-2, khi các em vừa mới bước vào học chữ đã có tới 8 môn học và hoạt động thì liệu mục tiêu mà những thầy cô biên soạn chương trình đưa ra liệu có đạt được?
Đó là chưa kể một số môn học đòi hỏi các em phải khai phá một lượng kiến thức tương đối nặng nề và cao như môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí…ở lớp 4 và 5.
Trong khi, thực tế chương trình, sách giáo khoa hiện hành thì giáo viên cũng chỉ chú trọng được môn Tiếng Việt, Toán (giáo viên chủ nhiệm dạy) và các môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục (các môn có giáo môn chuyên đảm nhận) các môn còn lại gần như chưa được chú trọng, nhiều khi mỗi năm chỉ học vài tiết cho có hoặc dạy những bài trọng điểm để kiểm tra lấy điểm.
Thậm chí có những môn được xem là quan trọng cho việc hình thành nhân cách học trò như môn Đạo đức thì nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng ít khi dạy.
Vì sao vậy? Bởi vì chương trình của chúng ta quá nặng, các em thì còn quá nhỏ. Vậy nên, đa phần giáo viên chủ nhiệm chỉ hướng dẫn, dạy dỗ được 2 môn chính là Tiếng Việt và Toán, các môn còn lại mà giáo viên chủ nhiệm đảm nhận thì cũng thỉnh thoảng “nói qua” còn mục tiêu chủ yếu vẫn là 2 môn chính. Vì 2 môn này mang tính quyết định cho các chỉ tiêu thi đua, đánh giá của nhà trường.
Trong khi, Bộ cấm dạy thêm trước khi vào lớp 1 và thực tế học sinh ở nông thôn, ở những vùng khó khăn thì trước lớp 1 đa phần cũng chưa được học chữ, học số. Nhà nào có điều kiện cho con học mẫu giáo thì biết được 24 chữ cái và 10 số đầu tiên…
Vậy nhưng, khi vừa vào lớp 1 đã phải học các môn khác thì liệu các em có đủ khả năng để đọc những đoạn văn bản, những câu chuyện trong sách giáo khoa hay không?
Vì thế, chúng tôi thấy rằng đưa nhiều môn học vào vừa lãng phí tiền của ngân sách khi phải đầu tư viết sách giáo khoa, tập huấn, bồi dưỡng một số môn phụ nhưng thực tế thì lâu nay, giáo viên vẫn cho học sinh “cưỡi ngựa xem hoa” mấy môn học này.
Không thực nghiệm liệu có thành công?
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ không dạy thực nghiệm như sách giáo khoa hiện hành mà chỉ thực nghiệm những nội dung khó, nội dung mới. Vì vậy, theo chúng tôi đây có thể là một bước phiêu lưu, có phần mạo hiểm.
Bởi sách giáo khoa viết xong mà đưa vào dạy, chưa có thực nghiệm sẽ dẫn đến lãng phí rất lớn sau này. Khi áp dụng đại trà có nghĩa là chúng ta phải sử dụng, đầu tư rất lớn từ ngân sách và từ phụ huynh học sinh.
Nhưng, mỗi năm hàng triệu bản sách được xuất bản và bán ra, sang năm lại bổ sung, chỉnh lí thì có nghĩa là sách năm trước bắt buộc lại phải bỏ để phế liệu.
Bài học sách giáo khoa VNEN luôn là bài học đắt giá cho ngành giáo dục suy ngẫm về sự lãng phí của toàn xã hội.
Vì thế, đừng vì lợi ích của nhà xuất bản và một số người mà mỗi năm chúng ta phải đốt hàng ngàn tỉ đồng của toàn xã hội và năm nào cũng phải tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên như chương trình hiện hành, cho dù chương trình này đã mất 4 năm dạy thực nghiệm.
Mục tiêu đề ra đã sát thực tế?
Mỗi môn học đều có một vai trò vị trí riêng nên chương trình môn học cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng môn học, từng phân môn.
Tuy nhiên, điều chúng tôi nhận thấy và cũng là vấn đề mà dư luận đang quan tâm lâu nay là những môn học tích hợp có lẽ chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại của giáo dục nước nhà.
Dù những người biên soạn chương trình nói hay như thế nào đi chăng nữa thì khi chính thức đưa vào giảng dạy sẽ không tránh khỏi bất cập và rất khó thành công.
Bởi, thực tế chúng ta chưa có gì cho việc thay đổi này cả. Thành hay bại của đổi mới giáo dục thì người giáo viên đóng vai trò quyết định nhưng giáo viên hiện tại chỉ đào tạo 1 chuyên ngành thì làm sao có thể đảm nhận 2-3 môn học khi chương trình mới đưa vào các môn học tích hợp?
Hơn nữa, việc đưa vào giảng dạy các môn tích hợp của cấp trung học cơ sở phải đầu tư thêm rất nhiều về cơ sở vật chất, sự rắc rối khi nhiều giáo viên lại dạy cùng 1 môn học, cùng một bài kiểm tra, cùng một cơ số điểm.
Các chủ đề của các môn học, các môn tích hợp ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông được ban biên soạn chương trình đưa ra mục tiêu quá cao.
Có lẽ, đối với học sinh phổ thông thì chúng ta cũng chỉ cần cung cấp và dạy cho các em những kiến thức phổ thông là đủ.
Mục tiêu mỗi em mỗi khác, mỗi em có một sự lựa chọn con đường riêng cho mình thì cớ gì người lớn chúng ta cứ ép các em phải học những kiến thức chuyên sâu như những em sinh viên học chuyên ngành?
Giáo dục phổ thông được xem như những viên gạch đầu tiên và tạo nền tảng vững chắc cho mỗi em học sinh để trang bị cho các em kiến thức, nhân cách bước vào đời hoặc các trường chuyên nghiệp.
Vì thế, việc trang bị cho các em có những kiến thức phổ thông, có đủ nhân cách, tâm thế để vào đời là điều cần thiết.
Xã hội đang kì vọng ngành giáo dục sẽ đào tạo ra những con người có thể thích ứng với công việc, với xã hội và có thể hội nhập.
Vậy nên, hơn lúc nào hết, Bộ Giáo dục, các chuyên gia khi xây dựng chương trình môn học, viết sách giáo khoa cần có những định hướng phù hợp với ngành giáo dục nước nhà.
Ai cũng mong muốn ngành giáo dục nước nhà có những bước tiến vững chắc để để hướng người học vừa tiếp thu những tri thức tiên tiến của nhân loại, tiến tới gần hơn nền giáo dục của các nước phát triển nhưng đồng thời vẫn kế thừa được những tinh hoa giáo dục nước nhà.
Mỗi lần thay đổi, mỗi lần đổi mới là mỗi lần xã hội kỳ vọng, trông chờ sự thành công. Vì thế, hơn lúc nào hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng làm xã hội thất vọng trong lần thay đổi tới đây.
Theo Giaoduc.net
Cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá mới
Bộ GD&ĐT cho công bố "dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT)" để lấy ý kiến rộng rãi là cách làm được đa số đồng tình và có nhiều phản hồi tích cực.
Chương trình đã được thiết kế và xây dựng khá công phu; thể hiện được tính hệ thống, tính hiện đại.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc công bố dự thảo như thế này không chỉ là cách lấy nhiều ý kiến đóng góp, để điều chỉnh, bổ sung mà còn là cách làm truyền thông giáo dục. Bởi lẽ giáo dục liên quan đến tất cả mọi người trong xã hội và cả xã hội phải có trách nhiệm , cùng chung vai với ngành giáo dục thì mới hy vọng thành công", PGS.TS Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) nhìn nhận.
Chương trình được thiết kế, xây dựng khá công phu
PGS.TS Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng).
PGS.TS Võ Văn Minh : Có thể nói, lần này từ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đến dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã được thiết kế và xây dựng khá công phu; thể hiện được tính hệ thống, tính hiện đại; có tham khảo các nước và có sự cầu thị khi tiếp thu nhiều ý kiến cũng như có điều chỉnh, cập nhật so với trước đây.
Xin nói thêm là, lấy ý kiến là cần thiết nhưng vẫn phải dựa trên 1 nguyên tắc, nguyên lý làm gốc để kiên định lập trường, nhất quán trong hành động; chứ đừng nghe người ta phê phán (theo một góc nhìn khác) thì lo gở bỏ, lách tránh...sẽ rất nguy hiểm.
Vấn đề căn bản theo tôi, chúng ta chưa tuyên bố được 1 triết lý giáo dục - như 1 kim chỉ nam cho giáo dục - để người biên soạn chương trình tổng thể, biên soạn chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa...đến nhà giáo, nhà trường, phụ huynh, học sinh và cả xã hội cùng nhìn về 1 hướng nhằm tránh đi lạc đường. Cái hay của lần đổi mới này là công bố cho toàn xã hội biết CTGDPT tổng thể, chương trình môn học để tất cả cùng biết, cùng làm.
PGS.TS Võ Văn Minh nhìn nhận: Về bản dự thảo, nhìn chung mỗi môn học đã giới thiệu cơ bản các vấn đề từ đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá và điều kiện áp dụng.
Cần thể hiện so sánh cái cũ và cái mới để làm nổi bật tính ưu việt. Cách này vừa làm truyền thông giáo dục vừa lấy ý kiến về những vấn đề có tính chất tiểu tiết, theo hướng tinh chỉnh chứ không phải bàn đến vấn đề cốt yếu. Vì xét cho cùng, giáo dục là xây dựng "con người tương lai" mà nhìn tương lai không thể bằng cách nhìn của số đông hiện tại".
Cần rà soát lại chương trình theo mục tiêu giáo dục ở từng bậc học, tính liên thông ngang
Người mẹ thứ hai
PGS.TS Võ Văn Minh bày tỏ: Qua theo dõi các chuyên gia bàn về chương trình môn học và CTGDPT tổng thể, tôi nhận thấy nhiều người tỏ ra hài lòng về chất lượng, tính cập nhật, hiện đại... và cũng khá lạc quan về tính khả thi khi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tôi cho rằng, từ ý tưởng, cách hiểu của người biên soạn đến người chỉ đạo đổi mới ở địa phương, người thực hiện nhiệm vụ tập huấn đổi mới cũng đã khác; về tới từng trường, từng thầy cô cũng sẽ còn khác rất nhiều.
Quan trọng các thầy cô đã cảm nhận được cái hay, cái ưu việt chưa? Việc triển khai đào tạo lại là cần thiết nhưng không phải cái mấu chốt của vấn đề. Nếu dạy theo hướng dẫn của sách thì chắc chắn sẽ làm được nhưng không thể có hiệu quả cao.
Vấn đề cơ bản nhất của giáo dục là xây dựng con người với đức-trí-thể-mỹ. Một công dân của đất nước phải am hiểu, cảm nhận được các giá trị ở "xung quanh" mình trước, biết cách tồn tại trước, rồi ngày một mở rộng ra để phát triển. Công nghệ vẫn là cái ngọn chứ không phải gốc.
"Với đặc điểm tình hình chung của nước ta hiện nay, theo tôi nhóm biên soạn chương trình môn học nên dành thời gian rà soát lại tất cả để thống nhất cách tiếp cận một cách hệ thống theo mục tiêu giáo dục ở từng bậc học, rà soát tính liên thông ngang (giữa các môn, hoạt động trong từng bậc, lớp) và liên thông dọc (của 1 môn học từ thấp đến cao) để đảm bảo không thừa và không thiếu.
Thực hiện theo cách làm giáo dục nhanh và rộng, thành công sẽ đến chỉ khi toàn xã hội đều nhìn 1 hướng và có chung 1 niềm tin!", PGS.TS Võ Văn Minh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Các nhà viết sách giáo khoa sẽ thể hiện "tích hợp" như thế nào? Chúng ta vẫn quan niệm "biết 10, dạy 1", vậy khi dạy môn "tích hợp" thì người giáo viên có đáp ứng được tiêu chí này hay lại là câu chuyện "biết 2; dạy 1". Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: "Nếu cứ khiên cưỡng dạy thì giáo viên sẽ thiếu tự tin vì không đúng chuyên môn của mình" (Ảnh: Thùy Linh) Tháng...