Cả nước đã sẵn sàng cho năm học mới
Cho đến thời điểm này, ngành giáo dục nhiều tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới. Sở GD-ĐT các địa phương cho biết, ngày khai giảng năm học mới 2012 – 2013 sẽ diễn ra trang trọng và cũng không kém phần phấn khởi, vui tươi.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Long An, các cấp học trên địa bàn tỉnh đã tựu trường từ ngày 6/8 cũng như bắt đầu thực hiện chương trình tuần học thứ nhất từ giữa tháng 8/2012. Riêng lớp 12 THPT bắt đầu học từ ngày 6/8 để có thể kết thúc sớm hơn vào cuối năm (dự kiến cuối tháng 4/2013) chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp nghiệp THPT.
Tại các huyện vùng sâu của tỉnh như Cần Giuộc, Đức Huệ, Đức Hòa, Mộc Hóa…, công tác chuẩn bị cho năm học mới khá tất bật. Theo lãnh đạo ngành GD các huyện cho hay, nhiều trường đưa hàng chục phòng học mới vào sử dụng trong năm học này với kinh phí xây dựng cả chục tỷ đồng, góp phần hoàn thiện về cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất nhu cầu dạy và học của các trường. Đơn cử như huyện Cần Giuộc đưa vào sử dụng mới khoảng 80 phòng học ở các trường tiểu học huyện Đức Huệ có trên 50 phòng học mới đưa vào sử dụng cùng nhiều trang thiết bị khác.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Long An cũng cho biết, mức thu học phí năm học 2012 – 2013 đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập cũng đã được tỉnh thông qua. Theo đó, mức học phí cao nhất là 130.000 đồng/HS/tháng đối với mẫu giáo bán trú lớp Mầm thuộc vùng thành thị (phường thuộc thành phố, thị trấn thuộc huyện). Còn ở vùng nông thôn, mức học phí cao nhất cũng là mẫu giáo bán trú các lớp mầm, chồi, lá từ 55.000 đồng – 75.000 đồng/HS/tháng.
Để thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, rèn luyện đạo đức trong năm học mới, UBND tỉnh Long An cũng đã đề nghị ngành GD tăng cường giáo dục HS, SV về tình yêu Tổ quốc, đạo đức, nhân cách, giá trị sống tích cực, kỹ năng sống tốt, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. Đảm bảo công tác an ninh trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong HS, SV. Tăng cường các giải pháp hiệu quả để tiếp tục giảm tỷ lệ HS yếu, kém và HS bỏ học.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu ngành GD Long An triển khai và giám sát việc thực hiện các quy định chế độ thu, chi, quản lý học phí năm học 2012-2013 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng công lập trên điạ bàn tỉnh, không đê xảy ra tình trạng lạm thu trên địa bàn.
Khai giảng năm học 2011- 2012 tại một trường tiểu học ở ĐBSCL (Ảnh: Huỳnh Hải)
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại Tiền Giang, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng đã tựu trường từ tuần đầu tháng 8/2012.
Video đang HOT
Tại nhiều trường ở TP Mỹ Tho như THCS Lê Ngọc Hân, THPT Nguyễn Đình Chiểu… thầy và trò các trường này đã tiến hành tổ chức lao động đầu năm như sửa chữa bàn ghế, trang thiết bị, quét dọn vệ sinh phòng học tươm tất.
Đặc biệt, ban giám hiệu Trường THCS Lê Ngọc Hân cho biết, năm nay cũng là năm kỷ niệm 55 ngày thành lập trường nên trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngay từ đầu năm.
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP Mỹ Tho) cũng đã tổ chức đón khối lớp 10 vào trường. Năm học 2012 – 2013, khối lớp 10 của trường có gần 650 em học sinh. Tại buổi đón, trường tổ chức nhiều tiết mục giao lưu giữa thầy và trò để các em học sinh mới vào học có tâm lý thoải mái, tự tin hơn.
Theo lãnh đạo ngành GD tỉnh Tiền Giang, vào những ngày đầu tựu trường vừa qua, nhiều trường đã tổ chức các buổi lễ phát động HS, SV với an toàn giao thông. BGH một số trường cho biết, các buổi lễ này được tổ chức nhằm giúp các em có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông, đặc biệt là trong tháng 9 – tháng an toàn giao thông sắp tới.
Cũng qua ghi nhận của PV Dân trí, UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Quy định về việc thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) ở các cơ sở GD trên địa bàn tỉnh năm học 2012- 2013. Việc thu, chi kinh phí của BĐDCMHS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ HS. BĐDCMHS không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện, các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban.
Trong khi đó, tại Bến Tre, nhiều trường phổ thông cũng đã tựu trường và bước vào tuần học đầu tiên. Các hoạt động cho ngày khai giảng đầu tháng 9 này cũng đã được các trường chuẩn bị hoàn tất.
Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, Sở đã có công văn yêu cầu các địa phương tổ chức tốt công tác đón HS đầu cấp, chuẩn bị đủ sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh vận động quyên góp quần áo, sách vở cho HS vùng khó khăn đặc biệt quan tâm đến HS thuộc diện chính sách, HS nghèo, HS khuyết tật.
Trong đó, vận động HS bỏ học trở lại trường và các trường cần công khai các khoản thu, chi trong nhà trường, quản lý không để lạm thu dưới mọi mọi hình thức là những yêu cầu trọng tâm của ngành GD tỉnh Bến Tre trong năm học mới này.
Qua trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Sở GD- ĐT các tỉnh ĐBSCL cho hay, ngày khai giảng năm học mới vẫn tập trung vào ngày 5/9 như mọi năm. Sở đã chỉ đạo các trường tổ chức ngày khai giảng trong không khí vui tươi, phấn khởi đặc biệt phần lễ cần có sự trang trọng nhưng ấm cúng và phần hội vui nhưng tiết kiệm, hiệu quả, có tác dụng thiếtthực đối với giáo dục đạo đức HS, tránh hình thức phô trương không đáng có. Với những quyết tâm trên, năm học 2012 – 2013, nhiều địa phương khu vực ĐBSCL hứa hẹn sẽ có một năm học mới nghiêm túc và hiệu quả.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Năm học mới có nên học sách cũ?
Lâu nay HS thường có thói quen mua một bộ SGK mới toanh đầu năm học mới. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ HS vì nhiều lý do khác nhau phải học sách cũ. Vậy, việc học sách cũ liệu có ảnh hưởng gì đến kết quả, chất lượng học tập của HS?.
Vào năm học mới, có một bộ phận không nhỏ HS vì nhiều lý do khác nhau đến các cửa hiệu sách cũ mua SGK cũ để học.
Tâm lý chung: Chọn sách mới
Những ngày đầu tháng 8, không khí tựu trường gần kề cũng là lúc HS, phụ huynh đổ xô đi mua sách giáo khoa (SGK) phục vụ năm mới. Phần lớn phụ huynh, HS đều chọn mua một bộ SGK mới phục vụ cho cả năm học và coi đó như một lẽ thường tình. Qua khảo sát, tìm hiểu của PV Dân trí tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), một lượng lớn phụ huynh, HS khi được hỏi đều có câu trả lời chung là mua SGK mới vào đầu năm học. Lý do đưa ra là bước vào năm học mới nên mua SGK mới như mong muốn của con em, học sách mới sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập như chữ đọc rõ hơn, chất liệu giấy sáng hơn, tạo tâm lý thoải mái hơn khi đọc hay làm bài tập.
Chị Nguyễn Thị Mộng Thủy (30 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết đã 3 năm nay chị đều mua SGK mới cho con khi cháu bước vào năm học mới. "Cháu đang học Tiểu học nên năm nào tôi cũng mua nguyên bộ SGK mới cho cháu học để lên lớp không có thua bạn, thua bè. Cứ dịp cuối hè ngày nào cháu cũng rỉ tai là mua bằng được SGK mới để đi học... Mình sao nỡ lòng nào làm khác ý cháu trong khi cháu tuổi còn rất nhỏ", chị Thủy chia sẻ.
Trong khi đó, chị Hòe (phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột) có con là HS bậc THCS tâm sự: chị lựa chọn mua SGK mới đầu năm học ngoài lý do đáp ứng ý nguyện của con chị, thì học SGK mới sẽ thuận lợi hơn trong quá trình học tập như dễ đọc hơn, thoải mái hơn. "Tôi nghĩ nếu SGK cũ (SGK cũ nhưng vẫn nằm trong chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT - PV) đã qua một vài năm thì sẽ khó đọc. Do vậy, ngoài lý do mua SGK mới đáp ứng ý nguyện của cháu, tôi nghĩ rằng mua một bộ SGK mới dù tốn kém một chút nhưng học sẽ tốt hơn", chị Hòe nói.
Còn theo chị N.H.T. (phường Tự An), SGK cũ khi qua sử dụng thường có dấu mực như viết, vẽ, tẩy xóa... sẽ ảnh hưởng đến người tái dụng cuốn sách này nên chị quyết định mua một bộ SGK mới cho cậu con trai lớn năm nay vào lớp 7.
Học sách cũ là một hình thức tiết kiệm
Thầy Nguyễn Đình Long - hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) nêu quan điểm: "Việc dùng sách cũ hay sách mới không hề ảnh hưởng gì đến hiệu quả học tập của HS, miễn sao nội dung sách phải phù hợp, không thay đổi. Dù học sách gì nhưng HS phải biết sử dụng sách, lĩnh hội được kiến thức trên lớp thông qua việc tổ chức dạy học tích cực của GV. Cần phải hiểu SGK là điểm tựa cho HS tham khảo, nghiên cứu thêm". Theo thầy Long, việc sử dụng SGK cũ còn là một hình thức để tiết kiệm, chính vì vậy, nhà trường vẫn thường xuyên giáo dục cho HS biết giữ gìn SGK, không được xé rách trang, nhàu nát hay viết vẽ trong sách.
Theo các nhà giáo dục, SGK là điểm tựa cho HS tham khảo, nghiên cứu thêm, sách mới hay sách cũ không phải là thước đo kết quả học tập của HS, quan trọng là HS phải chủ động trong học tập, nắm được bài giảng của GV trên lớp.
Chung quan điểm với thầy Long, thầy Nguyễn Duy Nam - hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) cho hay: "Sách cũ dùng bao nhiêu lần cũng được miễn sao sách cũ đó phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành của Bộ GD-ĐT và không bị rách nát, không bị mốc meo nội dung bên trong, đảm bảo cuốn sách còn nguyên vẹn".
Còn ông Nguyễn Hữu Quát, Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng nguyên tắc sử dụng SGK cũ phải nằm trong chương trình giáo dục hiện hành cho phép của Bộ GD-ĐT SGK chủ yếu dùng để tham khảo, sách mới hay sách cũ không phải là thước đo kết quả học tập của HS, quan trọng là HS phải chủ động trong học tập, nắm được bài giảng của GV trên lớp. "Ở Đắk Lắk, nhiều gia đình nghèo lại có đông anh em theo học nên cùng lúc mua nhiều bộ SGK mới đầu năm học quả thực rất khó khăn. Do vậy, học sách cũ cũng chẳng sao miễn là sách đó nằm trong chương trình giáo dục hiện hành. Tuy nhiên, nếu phụ huynh có điều kiện trang bị SGK mới cho con em thì càng tốt, nhất là đối với HS đầu cấp", ông Quát bộc bạch.
Sóc Trăng: Thiếu SGK trầm trọng Chiều ngày 15/8, nhiều phụ huynh ở thành phố Sóc Trăng và một số địa phương lân cận rất lo lắng khi đi mua SGK cho con em nhưng không đủ bộ, nhất là thiếu những cuốn SGK chính của lớp học. Anh Nguyễn Minh Nghiệp (ngụ tại phường 2-TP Sóc Trăng) than phiền: "Con tôi năm nay vào lớp 4, chiều nay vào nhà sách tìm mua cho cháu nhưng không đủ bộ, lại thiếu những cuốn SGK chính của một số môn học cơ bản. Hỏi khi nào có thì nhân viên nhà sách nói không thể trả lời được vì còn phụ thuộc vào đơn vị cung cấp". Có mặt tại các cửa hàng của Công ty cổ phần sách - thiệt bị Sóc Trăng, PV Dân trí ghi nhận phản ánh của nhiều phụ huynh là đúng. Theo một nhân viên đang phụ trách bán hàng của công ty trên đường Trần Hưng Đạo (phường 3-TP Sóc Trăng), năm nào công ty cũng nhận sách về nhiều, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Nhưng không hiểu sao năm nay lượng sách nhập về cũng tương đương như mấy năm trước nhưng lại thiếu, nhiều phụ huynh vào tìm mua nhưng không có đủ theo yêu cầu. Tối ngày 15/8, chị Nguyễn Thị Thu (nhà ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) dẫn con chuẩn bị vào lớp 7 sang nhà sách của công ty mua sách nhưng tìm mãi vẫn không đủ. Khi một nhân viên phụ trách cho biết chưa biết lúc nào mới có đủ sách bán cho học sinh, chị Thu than phiền: "Ngày 20/8 này cháu vào học rồi mà hôm nay chưa mua đủ sách, thật là phiền phức. Biết thế này đầu hè đi mua cho chắc ăn". Theo một nhân viên nhà sách của công ty này trên đường Lê Duẩn (phường 3), hiện tại công ty đang đặt hàng với nhà in nhưng không biết có về kịp đầu năm học hay không. Năm nay là năm bỗng nhiên biến động về số lượng người mua sách nên dù công ty đặt in với số lượng như những năm trước nhưng vẫn thiếu nên công ty cũng rất bất ngờ. Bạch Dương
Viết Hảo
Theo dân trí
Phụ huynh tá hỏa vì con hổng kiến thức Chỉ sau một tuần học sinh Hà Nội tựu trường, nhiều bậc phụ huynh tá hỏa khi nhận được những bài kiểm tra điểm kém của con kèm theo lời nhận xét không mấy vui từ các cô giáo. Câu chuyện ở các văn phòng những ngày này xoay quanh chuyện làm thế nào để vực lại kiến thức cho con sau mấy...