Ca nhiễm nCoV mới ở Hàn Quốc lần đầu vượt 1.000
Hàn Quốc ngày 13/12 báo cáo 1.030 ca nhiễm nCoV mới, mức cao nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện tại nước này.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ghi nhận 1.030 ca nhiễm mới, trong đó gồm 1.002 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm nCoV tại nước này lên 42.766, trong đó 580 người đã chết. Đây là lần đầu số ca nhiễm mới hàng ngày ở Hàn Quốc vượt mức 1.000, cũng là ngày thứ hai số ca nhiễm trong 24 giờ lập kỷ lục kể từ đầu dịch.
Hàn Quốc từng được ca ngợi vì kiểm soát được Covid-19 mà không cần phong tỏa toàn xã hội, nhờ tập trung vào truy vết tiếp xúc và xét nghiệm diện rộng kể từ khi ca nhiễm nCoV đầu tiên được ghi nhận hồi tháng 1.
Người dân trên đường phố thủ đô Seoul hôm 11/12. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun hôm qua cảnh báo sẽ phải siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, nâng cảnh báo lên cao nhất nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan, đồng nghĩa với lần đầu nền kinh tế lớn thứ tư châu Á phải phong tỏa diện rộng. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng ra lệnh huy động cảnh sát, quân đội và bác sĩ công cho “tình huống khẩn cấp” nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Hàn Quốc đã thắt chặt các quy định về giãn cách xã hội ở khu vực thủ đô vào đầu tuần này, với lệnh cấm tụ tập hơn 50 người và cấm khán giả vào xem các sự kiện thể thao. Các quán cà phê chỉ có thể phục vụ đồ mang đi, trong khi các nhà hàng không được tiếp khách sau 21h. Thêm 150 trung tâm xét nghiệm sẽ được thiết lập tại khu vực nhiều người qua lại, bao gồm nhà ga.
Tuy nhiên, quan chức cấp cao của KDCA Lim Sook-young cho biết bất chấp những thay đổi này, người dân vẫn không hạn chế di chuyển đáng kể. Giới chức cho biết số ca nhiễm tăng vọt từ các buổi tập trung riêng tư và tại nhà thờ, cũng như cụm dịch ở một bệnh viện tại Seoul.
Hàn Quốc: Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu có hành động quân sự
Quân đội Hàn Quốc hôm 17/6 cảnh báo sẽ khiến Triều Tiên phải "trả giá" nếu có hành động quân sự chống lại Seoul.
Tuyên bố được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tái triển khai quân đội tới một khu công nghiệp liên Triều tại thị trấn Kaesong ở biên giới phía tây và khu du lịch chung núi Kumgang ở phía đông, theo Yonhap.
Triều Tiên tuyên bố sẽ khôi phục các chốt canh gác đã bị dỡ khỏi khu phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo và nối lại toàn bộ các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên gần biên giới liên Triều, trong động thái rõ ràng nhằm xóa bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự đã ký năm 2018.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều hôm 16/6. Ảnh: Yonhap.
"Những động thái này cản trở hai thập kỷ nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và gìn giữ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Triều Tiên thực sự có động thái như vậy, chắc chắn họ sẽ phải trả giá", Jeon Dong Jin, chỉ huy hành quân tại JCS, cho biết.
Trước đó, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, đe dọa sẽ hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận trong sự tức giận vì các nhà hoạt động ở Hàn Quốc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới.
Bà Kim nói Seoul nên sẵn sàng cho việc "hủy bỏ thỏa thuận hai miền trong lĩnh vực quân sự mà hầu như không có giá trị" nếu không có biện pháp xử lý hoạt động rải truyền đơn.
Sau một loạt tuyên bố làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo, Bình Nhưỡng đã cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn Kaesong hôm 16/6.
"Về tình hình an ninh hiện nay, quân đội chúng ta đang theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên một cách liên tục và duy trì tư thế sẵn sàng một cách vững vàng", ông Jeon nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ tình hình một cách ổn định, ngăn chặn sự việc leo thang thành một cuộc khủng hoảng quân sự".
Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc gần DMZ
Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên vừa giật sập văn phòng liên lạc chung ở Kaesong sau khi khói, tiếng nổ xuất hiện tại khu vực này vào ngày 16/6.
Châu Á đối mặt nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 Theo số liệu thống kê của trang worldometers, tính đến 8 giờ sáng 17-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 8.256.257 ca, trong đó có 445.937 người tử vong. Châu Âu tiếp tục xu thế hạ nhiệt, tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng...