Ca mổ đặc biệt truyền 22 lít máu cho cô gái ở Sơn La
Theo bác sĩ Hậu, đây là trường hợp rất hiếm gặp. Ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân gần 30 y bác sĩ, kéo dài hơn 11 giờ.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết mới đây đã tiếp nhận bệnh nhân nữ C.T.A. (25 tuổi, trú tại Sơn La) với khối u vùng xương cùng cụt kích thước rất lớn.
Khối u đè đẩy tử cung, bàng quang ra trước, không xâm lấn, phát triển ra sau và xuống tầng sinh môn. Chúng gây đè ép vào niệu quản khiến thận phải teo, ngấm thuốc hạn chế. Chúng có ranh giới rõ với các phần xung quanh.
Bệnh nhân phát hiện có khối u vùng mông cách đây 10 năm, đã đi khám nhiều bệnh viện. Khối u to chậm, không sưng. Ba năm gần đây, khối u to nhanh hơn gây rối loạn đại tiện và tiểu tiện, tê bì vùng tầng sinh môn.
Sống với khối u suốt 10 năm, đi chạy chữa nhiều nơi đều bị lắc đầu, A. vẫn rất lạc quan. Cô gái 25 tuổi chia sẻ sẵn sàng hiến tạng nếu mất đi, để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người khác.
Ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân gần 30 bác sĩ, kéo dài hơn 11 giờ. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Khối u có tổn thương rất phức tạp vì kích thước quá lớn, đè ép vào rất nhiều tạng phía trước trong ổ bụng. Phẫu thuật sẽ gặp nhiều nguy cơ tai biến, thậm chí có thể tử vong. Ngoài ra, tình trạng ra máu cũng khó kiểm soát, phải truyền khối lượng rất lớn, dễ xảy ra biến chứng tim mạch như ngừng tim, rối loạn đông máu,…
Phẫu thuật gặp nhiều nguy cơ nhưng bệnh nhân A. vẫn quyết tâm điều trị, tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các bác sĩ và chấp nhận mọi rủi ro.
Bệnh nhân được hội chẩn cấp bệnh viện hai lần, tìm ra phương pháp điều trị tối ưu. Kết luận của hội chẩn là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u bằng cả hai đường mổ lối trước và sau.
Bệnh viện huy động những bác sĩ giỏi nhất thuộc nhiều chuyên ngành như phẫu thuật cột sống, mạch máu, tiêu hóa, tiết niệu, sản khoa, khoa gây mê hồi sức. Ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân gần 30 y bác sĩ, kéo dài hơn 11 giờ.
TS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống, Viện Chấn thương chỉnh hình, cho biết trong quá trình phẫu thuật, tình trạng ra máu khó kiểm soát, bác sĩ phải lật sấp, ngửa bệnh nhân 3 lần để vừa cầm máu, vừa cắt u.
Lượng máu phải truyền ngay trong phẫu thuật lên đến 22 lít khối hồng cầu, huyết tương tươi và khối tiểu cầu, chưa tính đến các loại dịch truyền khác. Các phẫu thuật viên đã cắt một phần đại tràng, làm hậu môn nhân tạo, sắp xếp lại quai ruột và xoay vạt cơ mông hai bên để che phủ ổ khuyết hồng phần mềm sau cắt u.
Sau mổ, bệnh nhân được chuyển về khoa Hồi sức tích cực để theo dõi và chăm sóc trong một tuần. Hiện tại, bệnh nhân ổn định, chăm sóc vết thương, điều trị vật lí trị liệu hàng ngày.
Theo bác sĩ Hậu, đây là trường hợp rất hiếm gặp, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa và quyết tâm cao độ của cả kíp phẫu thuật.
Nắng nóng quật ngã nhiều người
Người đàn ông 40 tuổi, bất tỉnh, da khô, được đưa vào Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Anh đang làm việc trên cánh đồng thì cảm thấy mệt, thiếp đi.
Tới Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 23/6, anh đã hôn mê, phù não, phải thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu A9, cho biết các bác sĩ đang cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi khỏi, người bệnh chắc chắn phải chịu di chứng nặng nề do bị tổn thương não, ví dụ đi lại khó khăn, phản xạ chậm chạp.
Hà Nội trong đợt cao điểm nắng nóng thứ hai, nhiệt độ trung bình 38-40 độ C, chỉ số tia cực tím từ 9 đến 10, mức rất nguy hiểm đối với cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày qua tiếp nhận trung bình 20-30 bệnh nhân một ngày, tăng nhẹ so với trước nắng nóng. Nhiều trường hợp là nông dân, người đang làm việc hoặc di chuyển trong nắng nóng, bất ngờ xây xẩm, nôn, choáng.
Theo bác sĩ Chi, người làm việc dưới trời nắng nóng gặp tác động kép từ nhiệt độ cao và tia tử ngoại. Nắng nóng tác động khiến não bộ không thể điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể cao gây rối loạn, não tổn thương, rối loạn đông máu, tổn thương nội tạng. Tia tử ngoại gây tổn thương cho da, cộng với tác động của nhiệt độ cao làm phù não, xuất huyết não nặng.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân cấp cứu trưa 23/6 tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Chi Lê.
Một số người làm việc trong môi trường nắng nóng không chú ý kiểm soát nhiệt độ và nghỉ ngơi thích hợp nên bị đau đầu, nôn, đờ đẫn, lơ mơ, kiệt nước, tiếp xúc khó. Khi ấy họ không còn sức lực để ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc không có người trợ giúp, rơi vào tình trạng sốc nhiệt, nguy kịch.
Khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận một số người bị đột quỵ vào ngày nắng nóng, thường là người cao tuổi, có bệnh mạn tính như cao huyết áp hoặc tim mạch. Nắng nóng khiến người bệnh khó chịu, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ uống thuốc định kỳ, không muốn đi khám, sinh hoạt điều độ, đảo lộn nhịp sinh hoạt. Những yếu tố này khiến bệnh mạn tính không ổn định, nguy cơ xảy ra biến cố về sức khỏe tăng lên.
Bác sĩ khuyến cáo, những người phải làm việc trong điều kiện nắng nóng, ví dụ nông dân, công nhân lò đốt, nên chọn thời điểm phù hợp, khi ánh nắng đỡ chói chang vào cuối giờ chiều để ra đồng làm việc, hoặc di chuyển sau 4h chiều. Nếu làm việc môi trường nóng bức, phải đảm bảo không gian thoáng mát, có công cụ giám sát nhiệt độ, chủ động giảm khi nhiệt độ quá cao.
Khi phải làm việc liên tục trong môi trường nhiệt độ cao, cần có người giám sát, phát hiện dấu hiệu bất thường, biết sơ cứu ban đầu thật tốt. Người lao động phải có phương tiện chống nóng tốt, ví dụ nông dân phải chống nắng, chống nóng, che cơ thể, có bố trí đủ nước trong thời gian làm việc, tính toán thời gian nghỉ ngơi ở chỗ mát, rời khỏi môi trường nóng hợp lý.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, trưa 23/6. Ảnh: Chi Lê.
Nhiều người mải mê làm việc và quên bổ sung đủ nước cho cơ thể khi ra mồ hôi nhiều, kể cả trẻ nhỏ và người già. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo mọi người chú ý bổ sung đủ nước. Có thể quan sát nước tiểu để biết cơ thể đủ hay thiếu nước. Khi đủ nước, nước tiểu có màu nhạt, nếu tiểu ít, đặc, sẫm màu là thiếu nước. Nếu bù đủ nước thấy bệnh nhân tươi tỉnh hơn, nước tiểu tốt hơn, phản xạ khát giảm đi.
Trời nắng nóng, cũng cần lưu ý khi tắm. Không nên xả nước tắm rất lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể khi quá nóng, nên hạ từ từ nhiệt độ cơ thể xuống bằng cách nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ mát, dùng quạt làm mát sau đó mới đi tắm, tránh gây sốc nhiệt.
Vụ ngộ độc vì ăn bọ xít ở Sơn La, cần thay đổi ngay thói quen ăn uống bừa bãi Việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người ăn. Mới đây, tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra vụ ngộ độc do ăn bọ xít trên cây lúa khiến 19 người phải nhập viện. Do được cấp cứu kịp thời nên...