Cà Mau lên kịch bản dạy học khi Covid-19 diễn biến phức tạp
Nếu có dịch bệnh xảy ra, học sinh phải nghỉ học, Sở GD&ĐT Cà Mau tổ chức dạy học trên tuyền hình và dạy học qua Internet.
Giáo viên Cà Mau dạy học qua truyền hình trong thời gian nghỉ phòng dịch năm 2020.
Kế hoạch về việc tổ chức dạy học trực tuyến khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp của Sở GD&ĐT Cà Mau có 3 phương án: Tình hình bình thường; Có nguy cơ xảy ra dịch bệnh và dịch bệnh xảy ra, học sinh phải nghỉ học.
Theo phương án tình hình bình thường, Sở chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Còn phương án có nguy cơ xảy ra dịch bệnh thì chỉ đạo các đơn vị, trường học rà soát, điều chỉnh lại chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.
Video đang HOT
Chỉ đạo các nhà trường kết hợp vừa tổ chức chức dạy học trên lớp, vừa tổ chức dạy học qua Internet thông qua các phần mềm, ứng dụng như VNPT-Elearning (VNPT Cà Mau), ViettelStudy (Viettel Cà Mau), Trí Việt E-Learning, Zoom Cloud Meetings trên PC, Zalo, Facebook…
Riêng đối với phương án có dịch bệnh xảy ra, học sinh phải nghỉ học, Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ tổ chức dạy học trên tuyền hình và dạy học qua internet.
Cụ thể, với việc dạy học qua truyền hình, Sở GD&ĐT chủ trì thành lập Ban Tổ chức, Ban Biên soạn chương trình, bài dạy; tổ chức xây dựng chuyên đề/chủ đề/bài dạy; tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy học trên truyền hình, việc quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường học.
Các trường học chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông báo cụ thể lịch phát sóng của từng môn đến tất cả học sinh, phụ huynh học sinh.
Thông qua Gmail, Zalo, Facebook… giáo viên bộ môn giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn nội dung bài học và theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả của từng học sinh; giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình học tập của học sinh theo từng môn học, từng buổi học.
Đối với dạy học trực tuyến trên Internet, Sở GD&ĐT lựa chọn phần mềm đảm bảo vừa dạy học, vừa tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện của nhà trường, khả năng tiếp nhận của học sinh để sử dụng chung cho toàn tỉnh và Sở GD&ĐT quản lý được toàn bộ hoạt động dạy học của các trường.
Nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu từng môn học để tổ chức dạy học qua Internet; biên soạn bài giảng, bài tập, bài kiểm tra… tổ chức dạy qua internet cho từng khối lớp của nhà trường.
Hà Nội: Duy trì dạy và học qua Internet
Sáng 31/1, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành công văn về việc tổ chức dạy học qua Internet trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Giáo viên xây dựng bài giảng điện tử để dạy qua internet.
Trong công văn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nêu rõ: Để duy trì nền nếp, bảo đảm chất lượng dạy và học trong thời gian cho học sinh tạm nghỉ học, đề nghị Phòng GD&ĐT chỉ đạo trường tiểu học, trung học cơ sở và các trung học phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tiếp tục duy trì, tổ chức có chất lượng các hoạt động dạy và học bằng hình thức học qua Internet.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý chặt chẽ thời gian, kế hoạch dạy học của từng giáo viên. Chỉ đạo, tổ chức, phân công giáo viên chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy qua Internet cho học sinh bình thường theo thời khoá biểu chung của nhà trường. Lãnh đạo các trường tăng cường kiểm tra về thời gian, nội dung, chất lượng dạy học của từng giáo viên trong trường.
Các trường tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở GDĐT đã ban hành để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.
Khi thực hiện dạy học qua Internet, cần đảm bảo việc quản lý thời gian, nội dung chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý việc học của học sinh thông qua internet; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua hình thức này nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Các trường tăng cường chỉ đạo cán bộ, giáo viên chuẩn bị chu đáo kế hoạch công tác, nội dung giảng dạy và giáo dục để ngay sau khi học sinh trở lại trường, các hoạt động dạy học được tiến hành bình bình thường, đảm bảo chất lượng.
Lớp học "có một không hai" trên đảo Hòn Chuối Đảo Hòn Chuối (thi trân Sông Đôc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nằm cach đât liên gần 32 km về phía Tây, là một trong những đảo nhỏ tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc. Với địa hình rất phức tạp và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, Hòn Chuối là hòn đảo thiếu thốn mọi bề, nhưng nơi...