Cá mập là “hung thần” biển cả, vì sao cứ thấy cá heo là tránh né?
Yếu tố nào khiến cá mập ngại “đụng độ” với cá heo?
Cá heo – “Đối thủ” đáng gờm của cá mập
Vào ngày 1/7/2023, chương trình “Saved from a Shark” (Được cứu khỏi cá mập) của kênh National Geographic đã phát một tập phim kể về cuộc chạm trán của Martin Richardson với cá mập mako (Isurus oxyrinchus) khi đi bơi tại Biển Đỏ, Ai Cập. Theo Live Science, anh đã bị cá mập cắn khoảng 5 lần và đang chờ chết thì một chuyện kỳ lạ xảy ra.
“Không có lý do gì để con cá mập dừng lại. Tôi đã mất hơn 2 lít máu và bạn chỉ có khoảng 4,5 – 5 lít máu trong cơ thể. Tôi biết nó đang bơi vòng quanh mình và bắt đầu muốn từ bỏ mọi thứ”, Richardson nói.
Tuy nhiên, một đàn cá heo bất ngờ xuất hiện ngay phía sau Richardson và bất ngờ cá mập liền dừng tấn công rồi bỏ đi.
Martin Richardson “chạm trán” cá mập nhưng đã được cá heo cứu. (Ảnh: Live Science)
Trong một trường hợp khác được kể lại, một nhóm nhân viên cứu hộ đang bơi ngoài khơi bờ biển New Zealand thì bị một đàn cá heo bao vây. Họ không hề biết một con cá mập trắng lớn đang rình rập họ. Rob Howes, một trong những nhân viên cứu hộ dưới nước, cho biết một trong những con cá heo đực lớn hơn lao về phía anh, và sau đó anh nhận ra nó đang nhắm vào con cá mập đang đến gần. Con cá mập biến mất rất nhanh.
00:01:05
Cá heo bảo vệ người khỏi sự tấn công của cá mập. (Nguồn: Hardy Jones)
Todd Endris, 24 tuổi, quyết định đi lướt sóng cùng bạn bè. Trong lúc anh đang ở trên mặt nước, một con cá mập dài khoảng 4,5 m xuất hiện. Con cá mập tấn công anh tới 3 lần. Lúc Todd đã kiệt sức và nghĩ mình chết chắc, một đàn cá heo xuất hiện tạo thành vòng tròn bảo vệ quanh anh, cầm chân con cá mập đủ lâu để Todd đón được một cơn sóng bơi vào bờ cho bạn bè cấp cứu.
Từng có nhiều trường hợp người bị cá mập tấn công nhưng may mắn được cá heo cứu sống. (Ảnh: Pixabay)
Các trường hợp trên cho thấy cá mập dường như “ngại” đụng độ với cá heo. Cá mập vốn là loài thống trị vùng biển rộng lớn, với vẻ ngoài đáng sợ và khả năng săn mồi tuyệt vời, chúng gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều sinh vật dưới đại dương. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều dễ dàng trở thành con mồi của cá mập và cá heo là một trong số đó.
Những đặc điểm của cá mập và cá heo
Video đang HOT
Trước khi lý giải lý do vì sao cá mập lại sợ cá heo, hãy cùng tìm hiểu về 2 loài vật này.
Cá mập
Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp Cá sụn. Theo viện nghiên cứu sinh vật biển, có khoảng 440 loài cá mập khác nhau sinh sống ở các vùng biển trên khắp thế giới. Loài cá mập voi là loài cá được cho là lớn nhất trong tất cả loại cá mập được biết đến. Chúng có kích thước trung bình đạt khoảng 14 mét, một số thậm chí có thể lên tới 18 mét. Tuy nhiên, cũng có nhưng loài cá mập có kích thước khiêm tốn hơn, cá mập lồng đèn là loài cá có kích thước nhỏ nhất, chỉ vào khoảng 15cm.
Dù có hơn 400 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. (Ảnh: Pixbay)
Dù có hơn 400 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. Theo thống kê, một năm cá mập tấn công khoảng dưới 100 người, chúng giết chết 12 người mỗi năm. Trong đó, cá mập hổ, cá mập bò đực và cá mập trắng lớn là những loài gây ra hầu hết các vụ tấn công con người. Chúng săn mồi có kích thước tương tự con người và có những vết cắn gây tử vong.
Cá heo
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới như sông Dương Tử, sông Amazon, sông Ấn, sông Hằng…
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. (Ảnh: Pixabay)
Thân hình cá heo thon dài, trơn nhẵn giúp cho cá bơi nhanh. Da có màu xám hoặc hơi xanh, đôi khi là những màu khác. Cá heo có khả năng nhìn không chỉ trong môi trường nước mà cả trên bề mặt nước. Chúng là dòng cá ăn tạp, có chiều dài cơ thể từ 1-10m. Cân nặng từ 40kg-10 tấn. Có khoảng 40 loài cá heo khác nhau, hầu hết chúng sống ở đại dương. Trong đó có khoảng 5 loài cá heo sống ở sông. Cá heo sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Vì sao cá mập tránh né cá heo?
Theo các chuyên gia hải dương học, cá mập thường tránh và chạy trốn khi gặp cá heo bởi 4 nguyên nhân sau.
Thứ nhất, cá heo được biết đến là loài thông minh, nhanh nhẹ n và có khả năng xã hội cao khi sinh sống theo đàn. Nếu một con cá mập gặp phải một đàn cá heo, chúng sẽ dễ dàng bị đánh bại. Đặc điểm này giúp chúng có khả năng tự vệ trước cá mập một cách hiệu quả.
Cá heo có nhiều yếu tố khiến cá mập ngại “đụng độ” với chúng. (Ảnh: Pixabay)
Thứ hai, bản thân cá heo sở hữu một thân hình mạnh mẽ, cơ thể linh hoạt với vây lưng giúp chúng bơi lướt nhanh, và làn da trơn nhẵn giảm sức cản của nước. Điều này khiến cho cá mập, mặc dù lớn và mạnh, nhưng lại khó có thể bắt kịp cá heo trong những pha rượt đuổi dưới nước.
Thứ ba, vũ khí lớn nhất của cá heo không nằm ở sức mạnh cơ bắp, mà là trí tuệ và khả năng phối hợp đồng đội. Khi đối đầu với kẻ thù, cá heo thường sử dụng chiến thuật số lượng, cùng nhau phối hợp tấn công mục tiêu, làm cho cá mập khó lòng đối phó. Chúng có thể sử dụng mõm cứng của mình để đâm vào bụng cá mập, nơi mềm yếu nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong.
Cá heo không chỉ bảo vệ đồng loại mà còn bảo vệ con người khỏi các cuộc tấn công của cá mập. (Ảnh: Pixbay)
Thứ tư, cá heo còn có khả năng bảo vệ nhau. Khi một thành viên trong đàn gặp nguy hiểm, các cá thể khác sẽ nhanh chóng hỗ trợ, tạo nên lực lượng mạnh mẽ có khả năng đẩy lùi bất kỳ kẻ săn mồi nào, kể cả cá mập. Đây là hình ảnh tuyệt vời của lòng đoàn kết và tinh thần tương trợ giữa các cá thể trong tự nhiên.
Thêm vào đó, cá heo còn được biết đến với lòng dũng cảm, không chỉ bảo vệ đồng loại mà còn bảo vệ con người khỏi các cuộc tấn công của cá mập. Điều này không chỉ chứng tỏ sức mạnh phi thường của cá heo mà còn là biểu tượng của lòng can đảm và tình bạn giữa loài vật và con người.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cá mập quá đói hoặc khan hiếm thức ăn, nó có thể tấn công cá heo. Nhưng, trường hợp này có tỉ lệ thành công xảy ra cao hơn đối với những con cá heo bơi lạc đàn.
Những cuộc đối đầu giữa cá mập và cá heo là những bài học sinh động về sự sống sót và thích nghi trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt. (Ảnh: Pixbay)
Cá mập và cá heo, hai sinh vật dưới đại dương, mỗi loài có những ưu điểm và sức mạnh riêng. Thế nhưng, khi đối đầu, không phải lúc nào sức mạnh cơ bắp cũng là yếu tố quyết định. Trí tuệ, khả năng phối hợp nhóm và sự linh hoạt là những yếu tố giúp cá heo có thể đối mặt và thậm chí là thắng lợi trước cá mập. Những cuộc đối đầu giữa cá mập và cá heo là những bài học sinh động về sự sống sót và thích nghi trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
Khám phá loài động vật ăn cỏ lớn nhất đại dương
Lợn biển loài động vật có vú với thân hình to lớn sống trong nước biển. Chúng có đa dạng loài sống ở các vùng biển khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, lợn biển tuy di chuyển chậm chạp và khá lười biếng, xong chúng được đánh giá là rất thông minh, thậm chí trí thông minh của chúng không hề kém cạnh cá heo, loài động vật nổi tiếng nhờ trí tuệ.
Lợn biển có 3 loài: Lợn biển Amazon, lợn biển Mỹ (lợn biển Tây Ấn Độ) và lợn biển Châu Phi. Tên của chúng được đặt theo khu vực sinh sống.
Lợn biển là động vật có vú, giống như hải mã và hải cẩu, dù chúng gần giống nhau về hình dạng nhưng sự thật thì chúng không có quan hệ họ hàng với nhau. Trên thực tế, họ hàng gần nhất của lợn biển là... voi.
Chúng có lớp da rất dày và thậm chí có ba đến bốn móng chân, giống như loài voi. 'Mõm lợn' biển là một phiên bản thu nhỏ của vòi voi.
Mặc dù chúng sống dưới nước như cá, lợn biển cần hít thở không khí để tồn tại, vì vậy chúng thường xuyên trồi lên mặt nước để lấy hơi.
Lợn biển thay thế 90% không khí trong phổi chỉ trong một lần thở. Lợn biển cũng là loài nhịn thở vô địch. Chúng có thể nín thở dưới nước tối đa 20 phút.
Mặc dù có kích thước và hình dạng rất đáng yêu nhưng lợn biển không có nhiều lông để giữ ấm. Trông chúng to béo, nhưng khối lượng cơ thể chúng được tạo nên từ phần lớn là dạ dày và ruột.
Lợn biển là loài động vật ăn cỏ lớn nhất đại dương, chúng có thể dài hơn 4 m, nặng gần 600 kg. Chúng ăn lượng thực vật bằng 5 - 10% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Lợn biển có bộ não rất nhỏ so với kích thước cơ thể của chúng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thông minh. Chúng có thể phân biệt màu sắc và cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào.
Hầu hết lợn biển sống từ 30 đến 40 năm.
Hiện nay lợn biển cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tại sao cá nhà táng ngủ thẳng đứng? Cá nhà táng, động vật có răng lớn nhất hành tinh, dành khoảng 7% thời gian trong cuộc đời để ngủ ở tư thế thẳng đứng. Mỗi lần chợp mắt của chúng kéo dài từ 6 đến 25 phút. Hãy tưởng tượng bạn là một thợ lặn đang bơi nhàn nhã trong đại dương. Đột nhiên, một bức tranh kỳ lạ xuất hiện...