Ca mắc tăng kỷ lục, Lâm Đồng hướng dẫn tiếp nhận, xử lý kết quả tự test nhanh
Ghi nhận số ca mắc tăng cao, Sở Y tế Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường truyền thông, hướng dẫn việc triển khai tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự test nhanh, giúp phát hiện và xử lý sớm ca bệnh.
Số ca mắc COVID-19 tăng cao
Sáng 15/12, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Nguyễn Đức Thuận cho biết trên địa bản tỉnh ghi nhận 284 ca COVID-19 mới, đây là số ca nhiễm trong 24 giờ cao nhất từ trước đến nay; trong đó, nhiều nhất Đà Lạt 49 ca, Di Linh 48 ca, Đức Trọng 41 ca, Đạ Huoai 38 ca, Đơn Dương 30 ca, Bảo Lâm 26 ca, Đạ Tẻh 16 ca, Bảo Lộc 15 ca, Lạc Dương 12 ca, Lâm Hà 8 ca, Cát Tiên 1 ca.
Hiện, toàn tỉnh đang cách ly 11.617 trường hợp phòng dịch COVID-19; trong đó, cách ly tại cơ sở y tế 2.864 người, cách ly tập trung 471 người và cách ly tại nhà 8.282 người.
Đến nay, Lâm Đồng có tổng số 5.983 ca COVID-19; trong đó, đang cách ly điều trị 2.864 ca, ra viện 3.095 ca, tử vong 16 ca, về địa phương khác 8 ca.
Hôm qua 14/12, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2, tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, Sở Y tế Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị rà soát, phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của đơn vị số điện thoại Đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn. Mục đích để kịp thời tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn của ngành y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người làm lây lan dịch bệnh.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân trên địa bàn huyện Đạ Huoai.
Phối hợp tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn chấp hành các quy định trong phòng chống dịch COVID-19. Đặc biệt, đối với việc triển khai tự xét nghiệm SARS-CoV-2, giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ, kịp thời cách ly, khoanh vùng và dập dịch, hạn chế việc lây nhiễm cho cộng đồng.
Tiếp tục chủ động tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh (gộp 3-5), xét nghiệm sàng lọc ngẫu nhiên tại các khu tập trung đông người như: chợ, bến xe, cơ sở khám chữa bệnh… Tổ chức xét nghiệm đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như: lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)… khi phát hiện các ca bệnh dương tính kịp thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn gửi các đơn vị đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định theo đúng quy định.
Điểm nóng Đạ Huoai
Trong 99 ca mắc COVID-19 trên địa bàn huyện Đạ Huoai được Sở Y tế Lâm Đồng công bố vào sáng 14/12, có đến 87 bệnh nhân được phát hiện trong cộng đồng. Với số ca nhiễm tăng đột biến, huyện Đạ Huoai từ vùng xanh đã nhanh chóng chuyển qua vùng cam (cấp độ 3, vùng nguy cơ cao).
Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Đạ Huoai đang chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho ngành y tế phối hợp cùng các cơ quan chức năng và các xã, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch. Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ các phương án, biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương thuộc vùng nguy cơ cao, đặc biệt là 2 xã Phước Lộc và Đạ PLoa.
Ông Lê Đức Thụ – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai cho biết, trong những ngày qua, ngành y tế đã huy động hàng chục cán bộ, y, bác sĩ phối hợp cùng các lực lượng công an, các ban ngành, đoàn thể và chính quyền 2 xã Phước Lộc, Đạ PLoa tập trung khoanh vùng truy vết; đồng thời, đẩy nhanh công tác xét nghiệm trong cộng đồng để bóc tách các trường hợp nghi nhiễm (F0) và F1 liên quan.
Đến hiện tại, tất cả các trường hợp F0 đã chuyển đến các khu thu dung, điều trị trên địa bàn huyện theo quy định; các trường hợp F1 được áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà để đảm bảo các quy định phòng chống dịch COVID-19. Cùng với đó, đơn vị cũng đang phối hợp với các địa phương tiến hành phun xịt khử khuẩn các khu vực có nguy cơ cao để hạn chế dịch bệnh xâm nhiễm, lây lan trong cộng đồng.
Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới người dân. Trong đó, chú trọng thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
Bộ Y tế: TP.HCM có thể rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống 7 ngày
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày với các F0 không triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm âm ngày thứ 7.
Ngày 14/12, Bộ Y tế có văn bản phản hồi Sở Y tế TP.HCM về việc thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trungxuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có kết quả âm tính ngày thứ 7. Đề nghị này của TP HCM được gửi lên Bộ Y tế hôm 18/11.
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp, để thích ứng tình hình mới, nguồn lực của địa phương, Bộ đề nghị Sở Y tế TP HCM thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung F0 như đề xuất.
Khi người bệnh hết thời gian cách ly tại cơ sở thu dung điều trị, đề nghị thực hiện theo dõi tại nhà theo quy định. Về xuất viện và dự phòng lây nhiễm thực hiện theo hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị COVID-19 ban hành theo Quyết định số 4689 ngày 6/10 của Bộ Y tế.
Trước đó, ngày 18/11, TP HCM có công văn gửi Bộ Y tế về việc thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có kết quả âm tính ngày thứ 7.
Theo Sở Y tế TP.HCM, từ khi áp dụng hướng dẫn chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4689, đặc biệt sử dụng thuốc Molnupiravir, đã có nhiều F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày). Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên tình trạng quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện là khó tránh khỏi.
Đề xuất nới bay quốc tế, xét nghiệm với khách bay nội địa Nhiều bộ ngành, các hãng hàng không đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ và nới lỏng quy định, bỏ cách ly tập trung. Song ở chiều ngược lại, một số chuyên gia đề xuất cần áp dụng xét nghiệm với khách bay nội địa. Bay về Campuchia rồi... đi đường bộ về Việt Nam Tại cuộc họp góp ý về...