Cá lia thia xiêm lấy hơi khi giao chiến
Tạp chí Comparative Biology and Physiology vừa công bố nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Úc cho thấy cá lia thia xiêm có thể thở trên mặt nước bên cạnh cách thở truyền thống bằng mang và da như đồng loại.
Tiến sĩ Steven Portugal tại Học viện Thú y Hoàng gia Anh ở London cùng các cộng sự tại Đại học Queensland (Úc) đã dàn cảnh trận chiến giả, cho 2 con cá lia thia xiêm ( Betta splendens) ở 2 chiếc bình trong suốt cạnh nhau trong phòng thí nghiệm.
Qua đó, họ phân tích không khí trong bình trước và sau trận đấu để tìm hiểu cách huy động sức lực và cách thở của chúng khi giao chiến.
Để duy trì sức lực trong trận đấu, các nhà khoa học nhận thấy cá lia thia xiêm đực thường bơi lên hớp không khí trên mặt nước để lấy oxygen cho cơ thể.
Cá lia thia có thể lên mặt nước lấy hơi khi giao chiến – Ảnh BBC
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Steven Portugal, “dường như đôi mang nhỏ do sống trong nước có mức độ oxy hóa thấp, không đủ cho cá lia thia kham nổi trận đấu mãnh liệt nên chúng cần thêm khí thở”.
Một đặc điểm khác là hai con cá đang giao chiến thường lên mặt nước hớp không khí thật nhanh cùng lúc vì cả hai đều không muốn tạo cơ hội tốt cho đối thủ tấn công. Tuy nhiên, nguy cơ bị tấn công cũng có thể rơi đúng vào lúc đang bơi lên hoặc bơi xuống khỏi mặt nước để tiếp tục trận đấu.
Cá lia thia xiêm hoang thường sống trong ao, đầm và ruộng lúa nước tại nhiều vùng Đông Nam Á. Khả năng có thể thở bằng mang và da đồng thời lấy thêm không khí trên mặt nước là điểm đặc trưng của nhóm cá có tên khoa học là Anabantodei.
Theo người lao động
Trường ĐH Bách Khoa TPHCM: 55 năm năng động, sáng tạo
Đi từ giảng dạy và nghiên cứu lý thuyết trong phòng thí nghiệm đến nghiên cứu ứng dụng rồi triển khai đại trà là cả một quá trình cam go nhưng tập thể giảng viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM đã chủ động chọn lựa
Cuộc hành trình hơn nửa thế kỷ ấy đã làm nên một tên tuổi uy tín cao trong hệ thống ĐH Việt Nam. PGS-TS Vũ Đình Thành, hiệu trưởng nhà trường, đã bày tỏ sự xúc động, tự hào khi nói về ngôi trường 55 năm tuổi.
* Phóng viên: Trên cương vị hiệu trưởng, ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình nhân kỷ niệm 55 năm thành lập trường?
- PGS-TS Vũ Đình Thành: 55 năm quả là một quãng đường dài với sự phát triển của nhà trường, qua những giai đoạn thăng trầm không thể quên. Bắt đầu từ giai đoạn 1957 - 1975 hình thành và xác định lĩnh vực khoa học công nghệ, đến giai đoạn 1975 - 1990 nhiều gian khó và từ 1990 đến nay là quá trình phát triển mạnh. Dù ở giai đoạn nào, ngày kỷ niệm 27-10 luôn là ngày trọng đại của chúng tôi, những cán bộ, giảng viên, sinh viên (SV) nhà trường.* Trong giai đoạn phát triển mạnh, theo ông, điều gì của Trường Đại học Bách khoa khiến học sinh tốp đầu của các trường THPT phải cạnh tranh nhau để giành từng suất học ở trường?
- Có lẽ xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Với tiềm lực của mình, Bách khoa luôn xác định theo định hướng nghiên cứu, phát triển nằm trong tốp đầu các ĐH trong nước và khu vực. Chúng tôi không đặt vấn đề tuyển SV số lượng lớn để thu hút học phí, mà chỉ chọn lọc đầu vào có chất lượng để theo đuổi chương trình đào tạo 5 năm khắt khe.
Chương trình không chỉ đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật mà còn là những lãnh đạo tương lai với sự bổ sung vào các môn học về quản lý, nghiệp vụ và giao tiếp. Mục tiêu của trường là phát huy tiềm năng, sức sáng tạo còn tiềm tàng trong mỗi SV cung cấp các kiến thức không những trong phạm vi lớp học mà còn tạo điều kiện để SV tham gia các dự án, đề tài khoa học của trường, các hoạt động xã hội...
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa trong giờ thực hành. Ảnh: TƯỜNG BÁCH
* Ông và đồng nghiệp có những chiến lược gì trong giai đoạn các ĐH cạnh tranh gay gắt như hiện nay?
- Chúng tôi xác định trong 5 năm tới sẽ thực hiện một số nhiệm vụ. Đó là cải tổ mô hình đào tạo, đặt mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế. Tham gia đề án mô hình CDIO của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TPHCM, tham gia dự án HEEAP của Bộ GD-ĐT hợp tác với Intel Việt Nam và Arizona State University nhằm hỗ trợ cho ĐH Việt Nam trong việc huấn luyện giảng viên thay đổi phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá, xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra môn học...
Đẩy mạnh kiểm định chất lượng, hội nhập quốc tế trong một số chuẩn kiểm định về chương trình đào tạo. Hiện trường đã có nhiều chương trình được công nhận chất lượng của AUN (Asean University Network), châu Âu (chuẩn CTI Pháp và chuẩn EUR-ACE châu Âu), tiến tới kiểm định chuẩn ABET của Mỹ. Đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo sau ĐH theo phương thức nghiên cứu. Mở rộng quan hệ quốc tế ra nhiều trường ĐH khác và trong nhiều lĩnh vực khác, sử dụng quan hệ quốc tế để phát triển nhà trường. Và cuối cùng là cải tổ cơ chế quản lý để tăng hiệu quả công việc.
* Để thực hiện những nhiệm vụ trên, còn điều gì khiến ông trăn trở?
- Tôi có hai trăn trở. Thứ nhất là cơ chế tự chủ của trường ĐH đã được xác định trong luật nhưng khi triển khai còn nhiều vướng mắc, nhiều quy định chồng chéo đầu tư ngân sách cho ĐH còn rất hạn chế, rất khó phát triển với tầm nhìn xa. Thứ hai là các điều kiện làm việc cho cán bộ giảng viên như lương bổng, phòng ốc, trang thiết bị, phòng thí nghiệm còn hạn chế, nhất là để tham gia nghiên cứu khoa học tầm quốc tế. Nếu giải được hai điều này thì các trường ĐH có thể bật cao hơn nữa.
Theo người lao động
Khỉ cũng được... nghỉ hưu 18 chú khỉ, từng được sử dụng trong phòng thí nghiệm ở Hà Lan được đưa tới quần đảo Balearic (Tây Ban Nha) để dưỡng già. Bà Saskia Oskam, người phát ngôn của quỹ AAP cho biết: Những con khỉ khoảng 12 tuổi thuộc loài khỉ có thể sống đến 35 tuổi sẽ nghỉ ngơi trong ánh nắng ấm áp ở Tây Ban...