Ca khúc khiến học sinh Hàn Quốc mất tập trung
Theo Ten Asia, ca khúc mới của aespa có giai điệu bắt tai, dễ gây ám ảnh theo lối earworm dẫn đến việc học sinh mất tập trung.
Theo Ten Asia , ca khúc Next Level của nhóm aespa có giai điệu bắt tai, với một cụm từ và đoạn nhạc lặp đi lặp lại, dễ gây ám ảnh cho người nghe. Đây là kiểu âm nhạc với phần điệp khúc earworm – cụm từ chỉ phần ca khúc luôn “dính chặt” trong tâm trí, lặp đi lặp lại trong đầu khán giả dù dã tắt nhạc.
Phóng viên của Ten Asia nhận định bài hát bắt tai và gây ám ảnh tâm trí người nghe ngay từ câu đầu tiên của trưởng nhóm Karina. Khán giả sẽ mất tập trung trong công việc vì luôn lẩm nhẩm hoặc nghĩ về giai điệu earworm của Next Level.
Do đó, trang trên cho rằng Next Level cần bị đưa vào danh sách những ca khúc không nên nghe trong thời gian diễn ra kỳ thi trung học phổ thông. Học sinh có thể bị mất tập trung khi học, thậm chí ngay trong giờ thi nếu trót nghe bài hát trên trước giờ tới trường.
Ca khúc Next Level của aespa có giai điệu dễ gây ám ảnh, mất tập trung cho học sinh.
12 năm trước, Ring Ding Dong của SHINee là bài hát đầu tiên xuất hiện trong danh sách trên vì có giai điệu và tiết tấu dễ gây nghiện. Một số ca khúc khác cũng được liệt kê trong danh sách không nên nghe vì có giai điệu earworm là Sorry Sorry, Gee…
Danh sách không chính thức này dài ra theo từng năm với nhiều ca khúc được đưa vào, tuy nhiên Ring Ding Dong vẫn là trường hợp nổi tiếng và được lan truyền rộng rãi nhất.
aespa là nhóm nhạc mới nhất đến từ SM Entertainment. Nhóm có 4 thành viên, được đánh giá là có ngoại hình và tài năng đồng đều. Thành tích nhạc số của aespa ổn định, có vị trí cao ngay từ ca khúc debut Black Mamba . Với Next Level, bốn cô gái trở thành nhóm tân binh hiếm hoi xuất hiện trong top 5 bảng xếp hạng nhạc số của MelOn.
Video đang HOT
Hàn Quốc đánh cược với kỳ thi đại học giữa Covid-19
Giữa sóng Covid-19 thứ ba, việc Hàn Quốc vẫn kiên quyết tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia được đánh giá là bước đi mạo hiểm.
Nửa triệu học sinh Hàn Quốc ngày 3/12 tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, kỳ thi nổi tiếng khắc nghiệt và góp phần không nhỏ định đoạt tương lai của các em.
Những bài thi có ý nghĩa quan trọng đến nỗi trong những năm bình thường, chính phủ Hàn Quốc phải áp dụng cả những biện pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ học sinh, như thay đổi giờ làm trong ngày thi để tránh tình trạng kẹt xe, các chuyến bay cũng được dời lịch nhằm ngăn tiếng động cơ làm xao lãng bài thi nghe tiếng Anh của học sinh.
Học sinh chờ bắt đầu kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia tại một trường thi ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/12. Ảnh: AP.
Năm nay, công tác lên kế hoạch còn được thực hiện gắt gao hơn nữa trong bối cảnh Hàn Quốc vừa phải nỗ lực tổ chức kỳ thi vừa phải đảm bảo an toàn cho học sinh giữa đại dịch Covid-19. Thí sinh được đo thân nhiệt trước khi vào trường thi và phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian thi.
Thậm chí, 3.775 học sinh đã được sắp xếp để làm bài thi trong điều kiện cách ly và 35 học sinh dương tính với Covid-19 sẽ tham gia thi trên giường bệnh.
Kỳ thi giúp quyết định học sinh có lọt được vào các trường đại học danh tiếng nhất hay không và con đường sự nghiệp tương lai của họ là gì.
"Tất cả người dân đều hiểu kỳ thi tuyển sinh đại học là một sự kiện trọng đại của quốc gia", Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae nói với CNN.
Hàn Quốc từng tương đối thành công trong nỗ lực kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, trong lúc học sinh chuẩn bị cho kỳ thi, sóng Covid-19 thứ ba đã tấn công đất nước, đặc biệt là tại khu đô thị Seoul, nơi 1/2 dân số cả nước sinh sống. Một tuần trước kỳ thi, Bộ trưởng Yoo yêu cầu các trường cấp ba trên toàn quốc đóng cửa, chuyển sang học trực tuyến.
Việc Hàn Quốc có thể tổ chức kỳ thi đại học giữa đại dịch là điều đáng chú ý và nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác lên kế hoạch của nhà chức trách.
Nhiều nước khác đã phải hủy hoặc hoãn những kỳ thi tương tự vì Covid-19, ví dụ Hội đồng Đại học Mỹ hồi tháng 5 hủy kỳ thi SAT nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Anh cũng phải hủy kỳ thi A-level, vốn được dùng làm tiêu chí xét duyệt đầu vào đại học. Thay vào đó, học sinh nhận được điểm số mà giáo viên dự đoán cho họ.
Mọi năm, các bậc phụ huynh Hàn Quốc thường tập trung bên ngoài địa điểm thi từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc để chờ con cái mình. Năm nay, chính quyền Seoul yêu cầu phụ huynh không cổ vũ hay chờ đợi bên ngoài cổng trường vào ngày kỳ thi diễn ra. Bất kỳ thí sinh nào nghi nhiễm đều được yêu cầu làm bài thi tại một phòng riêng biệt, nơi các giám thị và những người hỗ trợ khác mặc đồ bảo hộ đầy đủ.
Trong phòng thi, chỗ ngồi của học sinh chia thành từng ô bởi những dải ngăn cách và chính phủ đã thiết lập các hướng dẫn thông gió cụ thể cho địa điểm thi. Học sinh không được sử dụng quán cà phê hay sảnh chờ nhằm giảm thiểu tiếp xúc.
Một thí sinh chắp tay cầu nguyện trước giờ thi đại học ở Seoul ngày 3/12. Ảnh: Kim Hong-ji.
Các phòng khám sức khỏe công cộng thực hiện xét nghiệm Covid-19 tới 22h đêm trước khi kỳ thi diễn ra. Một giáo viên cấp ba ở Daejeon, thành phố phía nam thủ đô Seoul, đã nhận kết quả dương tính Covid-19 vào khoảng 21h30 ngày 2/12. Sau khi một trong những người có tiếp xúc gần với ông cũng dương tính, hàng chục giám thị, nhân viên tuyển sinh lập tức được thay thế.
Với học sinh tham dự kỳ thi, những biện pháp này khiến các bài thi vốn đã khó khăn nay càng trở nên áp lực hơn. Học sinh Hwang Yoon-jae ở Seoul cho biết em đã học 15 tiếng mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần, suốt nhiều tháng qua.
"Em lo lắng về kỳ thi năm nay hơn bởi chúng em phải làm bài thi trong điều kiện tồi tệ hơn nhiều", Hwang nói. "Chúng em phải đeo khẩu trang và ngồi tại bàn có dải ngăn cách bằng nhựa".
Khác với hai đợt bùng dịch trước đây, sóng Covid-19 thứ ba đang lây lan chủ yếu trong nhóm người trẻ tuổi, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). Và sau bài thi toàn quốc ngày 3/12, một số học sinh sẽ di chuyển tới khắp nơi trên đất nước để dự phần thi bổ sung do các trường đại học tự tổ chức.
Những tuần gần đây, khoảng 6.000 người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi hoãn kỳ thi hai tuần. Theo bản kiến nghị, tổ chức thi đại học vào lúc này giống như "ném học sinh vào lò lửa".
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kiên quyết rằng kỳ thi phải được tiến hành.
"Nếu chúng ta tổ chức kỳ thi an toàn ở vào thời điểm khó khăn như vậy mà không cần loại trừ những người bị nhiễm bệnh hay phải cách ly, tính ưu việt trong phương pháp cách ly của Hàn Quốc sẽ tỏa sáng hơn bao giờ hết", Tổng thống Moon tuần qua tweet.
Địa điểm thi tại trường phổ thông Dosun ở Seoul ngày 3/12. Ảnh: CNN.
Bộ trưởng Yoo cũng chỉ ra rằng kỳ thi đại học năm nay vốn đã bị trì hoãn hai tuần. Bà dẫn chứng việc Hàn Quốc đã tổ chức thành công cuộc bầu cử hồi tháng 4 giữa Covid-19 và thu hút lượng cử tri đi bầu cao nhất trong vòng 30 năm.
Na Yeong-seo, học sinh cấp ba tại một thành phố vệ tinh bên ngoài Seoul, cho biết em sợ Covid-19 nhưng muốn "kết thúc kỳ thi càng sớm càng tốt".
"Tất nhiên, điều đó rất nguy hiểm, nhưng việc cứ trì hoãn kỳ thi mãi và phải học liên tục thực sự rất khó khăn đối với em. Em muốn kết thúc sớm", Na chia sẻ.
Hwang, học sinh ở Seoul, lại khẳng định mình không sợ bị nhiễm bệnh. "Em nghĩ mọi học sinh đều lo về việc đạt kết quả không tốt trong kỳ thi hơn là nhiễm Covid-19", Hwang nói.
Hàn Quốc: Cứ ba học sinh sẽ có một em suy nghĩ muốn tự tử Một trong số ba học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Hàn Quốc đã suy nghĩ về việc tự tử trong năm qua do gánh nặng học tập, theo một cuộc khảo sát của Yonhap. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của 5.669 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Viện Chính...