Cả gia đình mắc ung thư gan vì một chai dầu ăn: Cảnh báo loại dầu chứa chất nguy hiểm mà chính bạn cũng có thể đang dùng
Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp các gia đình, vì vậy nếu sử dụng sản phẩm dầu ăn kém chất lượng có thể khiến gia đình rước họa.
Thời gian gần đây, trang tin tức Sohu của Trung Quốc đã đăng tải về một gia đình 3 người tại nước này cùng lúc phát hiện mắc bệnh ung thư gan, đây giống như lời cảnh báo mọi người hãy cẩn trọng trước lối sống sai lầm kẻo có ngày sinh bệnh.
Theo thông tin từ Sohu, người vợ trong gia đình trên tên là Xiaomei, sống tại một vùng nông thôn tại Trung Quốc.
Hàng ngày, Xiaomei ở nhà chăm sóc nhà cửa và nấu ăn cho chồng con. Cuộc sống gia đình đang vô cùng êm ấm, hạnh phúc thì cách đây không lâu, người chồng bỗng bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, dùng thuốc cũng không thuyên giảm. Khi đến viện kiểm tra, kết quả xét nghiệm alpha-fetoprotein của người chồng rất cao, lên tới 560. Bác sĩ thực hiện nhiều xét nghiệm khác và kết luận anh đã mắc ung thư gan.
Điều này khiến Xiaomei vô cùng sốc. Tuy nhiên khi nói chuyện với bác sĩ, bác sĩ còn đề nghị cô và con trai cũng nên đi kiểm tra sức khỏe, kết quả bất ngờ hơn khi bản thân cô và con trai đều đã mắc ung thư gan ở các giai đoạn khác nhau. Nhận kết quả, cả 3 người trong gia đình đều ôm nhau khóc.
Vì sao 3 người trong gia đình Xiaomei đều mắc ung thư gan?
Sau khi tìm hiểu, nguyên nhân chính gây bệnh cho gia đình nhỏ này xuất phát từ loại dầu ăn họ đang sử dụng. Để tiết kiệm tiền, Xiaomei đã sử dụng lạc hỏng để tự ép dầu ăn, mặc dù mỗi lần ép không được nhiều dầu nhưng nếu chắt bóp thì vẫn đủ để sử dụng.
Xiaomei chia sẻ: “Những loại lạc chất lượng cao tôi thường đem bán với giá cao. Còn loại lạc hỏng, kém chất lượng, không bán được thì tôi dùng để chiết xuất dầu ăn”.
Thực tế, thói quen sử dụng lạc mốc để tự ép dầu rất nguy hiểm bởi những loại ngũ cốc như lạc, ngô, khoai… khi bị mốc rất dễ chứa độc tố aflatoxin. Ngay từ năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cưu quôc tê vê bênh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao.
Video đang HOT
Loại độc tố này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan chịu tổn thương nhiều nhất. Ngoài ra, aflatoxin cũng khiến bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính tăng nguy cơ ung thư đáng kể.
Cảnh báo dùng dầu tự ép có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe gia đình
Trường hợp của gia đình Xiaomei là một lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dầu tự ép. Ai cũng cho rằng loại dầu này được làm bằng tay nên rất an toàn. Nhưng thực tế là các loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường tiềm ẩn nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm. Vì rất nhiều lý do:
- Dầu tự ép không thể kiểm soát nguyên liệu. Để giảm bớt chi phí, không ít cơ sở sản xuất đã mua lạc, hướng dương… bị mốc. Nếu dùng những nguyên liệu bị mốc này để chiết dầu thì chắc chắn sẽ làm cho độc tố aflatoxin trong dầu ăn vượt quá tiêu chuẩn.
- Dầu tự ép không thể kiểm soát được quy trình sản xuất.
- Dầu tự ép không thể bảo quản được lâu, nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng có thể xuất hiện.
Các chuyên gia cho rằng, loại dầu ăn tốt nhất nên sử dụng là các loại dầu có thương hiệu nổi tiếng, có bao bì rõ ràng và đã được kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, không nên tái sử dụng dầu ăn nhiều lần bởi khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, không chỉ dinh dưỡng đã mất mà còn xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, dầu ăn lúc này đã chứa những cặn thực phẩm còn sót lại sau quá trình đun nấu mà mắt thường không nhìn thấy. Thường xuyên tái sử dụng dầu ăn, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2 vợ chồng cùng lúc mắc ung thư gan không rõ lý do, bác sĩ nói "thủ phạm" là loại trái cây độc gấp 10 lần xyanua mà họ ăn hàng ngày
Theo thông tin đăng tải, 2 vợ chồng này tên là Xiaofang và Xiaotao, họ đã kết hôn được 10 năm và đã có một người con 6 tuổi. Cuộc sống của gia đình này tương đối tiết kiệm.
Hôm nay (6/11), tờ Sina của Trung Quốc đưa tin về trường hợp một cặp vợ chồng trẻ ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang cùng lúc bị phát hiện ung thư gan.
Theo thông tin đăng tải, 2 vợ chồng này tên là Xiaofang và Xiaotao, họ đã kết hôn được 10 năm và đã có một người con 6 tuổi. Cuộc sống của gia đình này tương đối tiết kiệm. Thời gian gần đây, Xiaofang thường xuyên bị sốt và đau bụng bên phải nên đã đến bệnh viện ở Cáp Nhĩ Tân để thăm khám. Bác sĩ nghi ngờ Xiaofang có vấn đề về gan vì vậy đã cho cô thực hiện xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP). Kết quả cho thấy nồng độ AFP của Xiaofang là 485ug/L. Cô được chẩn đoán mắc ung thư gan và phải nhập viện điều trị lập tức.
4 tháng sau, chồng Xiaofang cũng thường xuyên cảm thấy đau bụng bên phải, anh được người nhà đưa vào viện kiểm tra lập tức, kết quả cho thấy nồng độ AFP của anh là 460ug/L. Bác sĩ kết luận anh cũng mắc bệnh ung thư gan giống vợ mình. Biết tin cả 2 vợ chồng trẻ cùng mắc bệnh ung thư, không ít người cảm thấy thương xót.
(Hình minh họa)
Vì sao 2 vợ chồng trẻ này lại cùng mắc bệnh ung thư gan?
Nhận thấy 2 vợ chồng trẻ này cùng mắc một loại bệnh ung thư, bác sĩ ở Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân cho rằng họ có chung thói quen sống kém khoa học nên đã tìm hiểu thêm.
Trong một lần nói chuyện, Xiaofang kể vợ chồng họ có lối sống tiết kiệm để dành tiền cho con đi học và trả tiền nhà. Họ rất thích ăn hoa quả nhưng để tiết kiệm, họ thường xuyên mua hoa quả khuyến mại về ăn, mỗi lần có đợt họ thường tích trữ nhiều hoa quả giá rẻ trong nhà, đây đều là trái cây xuống cấp, nếu không ăn hết trong 2 ngày có thể bị mốc. Vì vậy, Xiaofang phải cắt bỏ phần bị mốc đi hoặc ép thành nước trái cây để bảo quản.
Vợ chồng Xiaofang thường xuyên mua hoa quả tiết kiệm về ăn.
Nghe người vợ kể chuyện, các bác sĩ liền hiểu ra căn nguyên, họ cho biết trái cây bị hư hỏng, đặc biệt đã xuất hiện nấm mốc rất nguy hiểm.
Trái cây mốc sẽ mất đi hương vị tự nhiên. Trong một số trường hợp, ăn trái cây có nấm mốc sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói, chướng bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, nấm mốc xuất hiện trên trái cây có thể là Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Chúng sản sinh ra độc tố aflatoxin. Đáng nói, aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.
Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.
Theo nghiên cứu, aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư, và 20mg có thể gây tử vong. Aflatoxin thường xuất hiện trên ngũ cốc mốc, thớt, đũa mốc và hoa quả mốc cũng không ngoại lệ.
Bác sĩ khẳng định thói quen ăn trái cây mốc là nguyên nhân khiến vợ chồng chị Xiaofang cùng mắc chung một loại ung thư và khuyến cáo mọi người nên vứt bỏ khi thấy trái cây có dấu hiệu hư hỏng.
Bệnh ung thư gan không đến âm thầm, nếu thấy 3 dấu hiệu này bạn nên cẩn trọng
Bác sĩ Cheng Zhexin từ Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, dựa trên nhiều năm kinh nghiệm làm việc đã cho biết: Hầu hết bệnh nhân ung thư gan đều phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, phần lớn là do họ bỏ qua các dấu hiệu bất thường mà cơ thể phát ra.
1. Sốt thường xuyên
Trường hợp bình thường, sốt sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày và sẽ thuyên giảm nếu được uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt vẫn tiếp tục sau khi uống thuốc thì bạn nên kiểm tra gan. Lý do là bởi khi tế bào ung thư tăng trưởng, chúng sẽ ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.
2. Đau vùng bụng bên phải
Vùng bụng bên phải liên quan đến vùng gan. Nếu gan bị ung thư, bên trong gan sẽ xuất hiện một khối u, kích thước của khối u sẽ phát triển theo thời gian và dần trở nên lớn hơn và gây đau.
3. Mệt mỏi
Gan có thể tổng hợp glycogen, một chất cần thiết kết hợp giữa cơ và thần kinh, nếu gan bị tổn thương sẽ dẫn đến giảm chức năng gan, lúc này quá trình tổng hợp glycogen sẽ bị chặn lại, khiến cơ bắp và thần kinh không thể hoạt động bình thường, từ đó gây mệt mỏi, cơ thể yếu ớt.
Cách nhận biết ung thư gan ở trẻ Bệnh u gan ở trẻ em hiếm gặp. Các trẻ em trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn các trẻ em gái. Các khối u gan có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính). Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng cực kỳ quan trọng. Một trong những chức năng đó là sản xuất ra...