Cả gia đình chồng ghét nàng dâu vì không chăm sóc con hàng ngày cho… chị chồng
Tôi về làm dâu được 8 tháng, suốt thời gian đó tôi được cả nhà chồng “rèn luyện” làm mẹ ngay từ những ngày đầu nhập gia: trông con cho chị chồng.
Chồng tôi có 1 chị gái. Anh rể làm việc tự do nên không gò bó thời gian. Chị chồng buôn bán ở chợ thường về muộn. Họ có con trai lớn học 5, con gái nhỏ 5 tuổi. Nhà họ ở cách nhà bố mẹ chồng 1 dãy nhà nên trước khi tôi về làm dâu bố mẹ chồng thay nhau đưa đón cháu đi học, rồi tắm rửa, cho cháu ăn uống, dạy thằng bé học… tới 21h thì đưa các cháu về nhà với bố mẹ chúng.
Từ ngày tôi về làm dâu tất cả những việc ấy dồn cho tôi, với lý do “tập chăm con dần cho quen”. Thế là tan làm tôi tất tả về đón cháu, rồi tay năm tay mười nấu cơm, tắm rửa cho bé gái (con bé được cả nhà chiều chuộng nên bón cơm rất mất thời gian, còn phải dỗ ngọt chứ quát là nó khóc váng lên ăn vạ). Rồi dọn dẹp, giặt quần áo cho cả nhà… tầm 21 giờ thì đưa cháu về cho bố mẹ nó rồi mới được nghỉ ngơi thì đã mệt mỏi rã rời.
Tôi là công nhân may mặc, nên phải ngồi nhiều rất đau lưng, mệt mỏi. Giờ thì bầu bí đã 5 tháng nên mỗi khi đi làm về chỉ muốn lăn ra ngủ vì rất mệt. Nhưng ông bà vẫn chỉ trông cháu lúc nàng dâu đi làm, thấy bóng dâu về là “giao trả” để tắm rửa, cho ăn uống, trông nom và chạy theo dỗ dành, chơi với cháu. Vì vậy cứ về nhà là tôi có cảm giác nặng nề, chẳng muốn trò chuyện gì nữa.
Tính ra từ khi về nhà chồng tôi không có ngày nào son rỗi, mà cứ đầu tắt mặt tối vì cháu chồng, vì nhà chồng. Trong khi nhiều hôm đưa cháu về nhà thấy bố mẹ chúng rất thảnh thơi ngồi xem tivi. Được ngày thứ bảy, chủ nhật ai cũng được nghỉ thì tôi cũng chẳng được đi chơi đâu, kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa rồi cũng chẳng về thăm nổi bố mẹ đẻ vì phải “trông cháu”.
Tôi ca cẩm với chồng, anh bảo:
- Giúp đỡ để chị đi chợ búa có tiền nuôi con, vì anh rể làm tự do, thu nhập thấp và bấp bênh.
Thi thoảng trông cháu giúp thì không sao, nhưng chăm sóc như con mình thì không ổn. Ảnh minh họa.
Tôi giải thích với anh rằng, khi còn rảnh rang son rỗi tội bận rộn cho mẹ chồng đỡ vất vả. Nhưng giờ tôi mang thai, vừa nai lưng làm việc cả ngày kiếm tiền, vừa mặc định phải chăm sóc hai cháu thì rất là mệt. Đã thế từ ngày bầu bí tôi còn hay bị tụt huyết áp, mệt mỏi cáu gắt làm bé gái lăn ra ăn vạ, ông bà con bênh cháu, giận dỗi kêu: “Không làm thì thôi, có ai bắt đâu mà hành con bé”.
Tối về bố mẹ chồng còn mách chồng tôi, bảo tôi tính nhỏ mọn, ích kỷ… Cảnh vác bụng bầu lại phải đèo bòng hai đứa trẻ thật cơ khổ, mà tôi không biết làm sao để trả lại trách nhiệm chăm sóc hai con cho bố mẹ nó. Tôi tự trách mình từ đầu dễ dãi để giờ người ta “ngồi lên đầu”, còn mang tiếng nhỏ mọn. ích kỷ, rồi bị những lời nói bóp méo sự thật, rất khó nghe của bố mẹ chồng khiến tôi ấm ức và phải cố gắng kiềm chế để không bùng nổ mà ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng, và vấy bẩn trong mọi khía cạnh.
May mắn tôi còn có chị em đồng nghiệp để tâm sự. Một chị lớn tuổi bảo ngày mới về làm dâu chị cũng phải trông hết cháu nọ tới cháu kia. Nhưng tới lúc “nằm ổ” thì chẳng có ai chăm sóc cả, suốt thời gian ở cữ hai mẹ con lủi thủi tự chăm nhau. Tới bữa thì mẹ chồng và em gái chồng ngồi hóng gió bón cơm, bón cháo cho cháu nhỏ… Lúc ấy tủi thân, nghĩ biết trước thế này thì 1 ngày chị ấy cũng không trông cháu hộ.
Video đang HOT
Đã thế chưa hết cữ em chồng lại ôm con sang gửi mẹ chồng, rồi mẹ chồng lại “có việc” đi vắng để giao cháu cho chị ấy. Lần đó chị ấy nhất định không “ôm rơm rặm bụng”, từ chối thẳng thừng làm mẹ chồng tức giận chửi um lên, nhưng chị ấy quyết “con ai nấy chăm”. Tối về mẹ chồng tru tréo mách chồng chị ấy, anh chồng cũng sừng sộ mắng vợ. Chị ôm con ra, nhẹ nhàng nói:
- Mẹ ạ. Trông cháu thì không phải việc nặng nề, nhưng cũng tốn thời gian, công sức và mệt mỏi. Thi thoảng trông cháu thì giúp thì không sao, nhưng ngày nào cũng chăm sóc như con mình thì không không làm xuể. Cháu là con của anh chị, mà giờ con cũng bận chăm lo cháu nội của bà, trong khi con còn chưa hết cữ. Suốt thời gian qua có ai chăm cháu nội của bà giúp con không. Vậy sao con phải trông hộ con của em chồng được nữa.
Bầu bí rất mệt mỏi mà hàng ngày tôi cứ phải trông cháu. Ảnh minh họa.
Cả nhà chồng đang bừng bừng nộ khí, nghe chị ấy nói vậy thì hạ hỏa. Chị ấy trách mình không giải quyết ngay từ đầu, để tới mức căng thẳng và phải nhận bao cảm xúc tiêu cực. Từ hôm đó mẹ chồng tự chăm cháu ngoại “không thèm nhờ mặt nàng dâu” thì chị ấy mới rảnh rang chăm con mình được.
Chị ấy khuyên tôi phải giải quyết việc gửi cháu sớm. Chị chồng đi kiếm tiền, mình cũng phải đi kiếm tiền, còn bầu bí… nên con ai người ấy chăm. Mẹ chồng thương thì cứ giúp con gái, cháu ngoại. Còn mình đi làm về mệt phải nghỉ cho khoẻ cho bớt đau lưng, đau bụng… và dồn việc để chồng làm cho biết. Tới kỳ đi khám thai thì đi cùng chồng để anh ấy nghe được lời bác sỹ dặn dò thai phụ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để anh chồng biết thương vợ, thương con mình mà không về hùa với bố mẹ chồng.
Nghe chuyện của chị đồng nghiệp, tôi quyết về thu xếp ngay chuyện gửi cháu của chị chồng. Tôi sẽ bảo ông bà đón cháu về thì tắm sớm, ăn sớm để 19 giờ đưa cháu về cho bố nó trông và dạy con học là ông bà được nghỉ. Chắc sẽ có sóng gió một chút, nhưng phải thương lấy thân mình kẻo sau này còn khó ăn, khó nói, khó giải quyết chuyện này hơn nữa.
Nàng dâu nên thương hay vui khi 'giặc bên Ngô' bị trả về nơi sản xuất?
Mối quan hệ giữa chị chồng - em dâu làm chị khốn khổ cả chục năm chỉ vì luôn bị bắt nạt, bị so bì, tị nạnh đủ điều. Khi 'giặc bên Ngô' bị nhà chồng đối xử tệ nàng dâu đã rất hả hê, cho là 'gieo nhân xấu, gặp quả xấu'...
Câu chuyện về người mẹ chồng 'trong mơ' gây bão MXH: Biết con dâu không có gia đình từ nhỏ, người phụ nữ yêu thương theo cách thức khiến ai nấy bất ngờ! Giỗ bố, các chị chồng giao 'dâu trưởng lo', đến lúc về ăn nhìn mâm cỗ tất cả đều 'đứng hình', tuyên bố chắc nịch của cô sau đó mới đáng nói Mệt mỏi vì không biết có nên cưới lại chồng cũ, hay tiếp tục làm mẹ đơn thân để tránh 'vết xe đổ'?
'Chị chồng mình hôm nay vừa bị nhà chồng trả về nhà bố mẹ đẻ các chị ạ' - chị Nguyễn Thị An (Bắc Giang) chia sẻ với nhóm bạn bè của mình với vẻ hỉ hả. Nhìn chị chồng khóc sưng cả mắt cũng thấy tội, nhưng những gì 'giặc bên Ngô' làm chị điêu đứng hơn chục năm đầy nước mắt lại thấy hả hê.
Hồi chị mới về nhà chồng đã có bầu, lương thấp, gia cảnh nghèo, lại xa... nếu không vì bà nội chồng cao tuổi đang ốm nặng thì chưa chắc đã được cưới. Ngày đầu tiên chị chồng 'chào em dâu' bằng cách chen lên cầu thang huých chị An dạt vào tường.
Chị chồng giỏi nữ công gia chánh, ăn nói dịu dàng, khéo léo... nên không chấp nhận việc em dâu nấu ăn kém, không thạo đường kim, mũi chỉ... và lên kế hoạch dạy em dâu ngay. 5 giờ sáng chị chồng vào tận phòng ngủ gọi em dâu dậy đi chợ, dạy chọn đồ ngon, đồ tươi và phải... học thuộc vì hôm sau sẽ 'kiểm tra'.
Nghĩ chị chồng muốn tốt cho mình nên chị cố gắng học nấu ăn. Ảnh minh họa.
Nghĩ chị chồng muốn tốt cho mình nên chị An gắng học, nhưng nhiều khi nhà có khách chị chồng cứ loa lên: 'Sao em mua con cá vảy không bóng chắc, mang không tươi đỏ như chị dạy? Em phải cho muối vào trước thì rau nó mới xanh mướt được chứ; Bỏ ngay cái vung ra không lại vàng hết rau bây giờ...' - khiến chị An nhiều phen ê ẩm mặt.
Giặt giũ chị An cũng phải học lại từ chuyện quần áo màu phải dùng xà phòng nào, tẩy sáng quần áo như nào, loại vải tơ lụa phải cho riêng túi to, áo lót cho vào túi giặt nhỏ, quần áo lụa bị nhăn thì phải là ra sao... Việc đi đứng, nói cười cũng bị chị chồng chỉnh ghê hơn cả mẹ chồng.
Được ít lâu chị chồng chán, không động vào việc nhà nữa. Bầu bí vượt mặt nhưng chị An phải quen cảnh thức khuya, dậy sớm, chuẩn bị cơm nước cho cả nhà. Khổ là bà chị chồng ngày càng lộ rõ sự tai quái, trí trá làm chị ấm ức, nhiều lần đẩy vợ chồng chị vào cuộc cãi vã.
Có hôm Chủ nhật chồng đưa mẹ đi đến nhà bà con ăn giỗ nên chị An tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Chị chồng bảo ra ngoài một lát rồi về giúp, nhưng tới chiều muộn mới về. Khi mẹ chồng về khen nhà cửa sạch sẽ, chị chồng nói luôn: 'Con phải làm cả ngày đó, mệt đứt hơi đây này'. Mẹ chồng suýt xoa thương con gái, chồng thì mắng chị 'làm dâu mà lười', trong khi còn chị An còn đang mắt chữ O, mồm chữ A vì chị chồng trí trá đến vậy.
Chị chồng tinh quái soi em dâu đủ điều. Ảnh minh họa.
Hồi mới về làm dâu chị chồng hay rủ đi mua sắm, đi ăn còn tranh trả tiền cho em dâu, hoặc gửi lại số tiền phải trả cho món đồ đã mua. Dần dà đồ chị An phải trả hết vì chị chồng quên ví, hoặc bảo em dâu thanh toán rồi về chia sau... nhưng chẳng bao giờ trả. Khi chị An nhận ra mình bị biến thành 'máy rút tiền' thì đã mất một khoản kha khá.
Không moi được tiền của em dâu, chị chồng lại tự ý ra vào phòng ngủ để lấy váy áo, mỹ phẩm, giày dép... của em dâu dùng như đồ của mình. Có món lấy đi không trở lại, có món trở về thì vứt vào giường, không giặt giũ gì cả. Chị than với chồng, rồi bố mẹ chồng, nhưng ai cũng bênh và bảo: 'Chị em đừng suy nghĩ, lọt sàng xuống nia'. Thế là chị An phải nhịn 'giặc bên Ngô' như nhịn cơm sống.
Khi chị An bầu lớn hơn, bị dọa sẩy thì chị chồng về lại dè bỉu là 'làm dâu chỉ biết ăn mà không biết đẻ', rồi bị trả về nơi sản xuất sớm... Suốt 2 tuần nằm viện dưỡng thai, chị chồng và cả bố mẹ chồng chả vào thăm hay gọi điện hỏi han gì, mặc hai vợ chồng chăm nhau (mẹ đẻ chị cách xa hơn trăm cây số, bố chị cũng đang ốm nặng nên không đến chăm con gái được). May mắn là chị vẫn giữ được thai và sinh được cô con gái khỏe mạnh trong sự dè bỉu 'không sinh nổi con trai', và chịu sự săm soi đủ điều từ chị chồng.
Nhịn chị chồng như nhịn cơm sống. Ảnh minh họa.
Rồi chị chồng lấy được một anh chàng giàu có ở phố thị. Bố mẹ chồng thích lắm, hay đem chị ra so sánh kiểu 'thiên nga với vịt', sau này nhờ con gái chứ chả thèm nhờ con dâu quê mùa. Mỗi khi chị chồng giàu có về nhà là tỏ rõ uy quyền, can thiệp vào cuộc sống riêng của vợ chồng chị, kể từ bữa sáng, gì, uống gì. Hoặc chị chồng thích ăn gì lại gọi điện gợi ý để bố mẹ chồng sai con dâu làm rồi chị chồng chảnh chọe về ăn, vừa ăn vừa chê bai, châm chích chị An 'ăn nhờ ở đậu'...
Rất nhiều chuyện bực mình, mâu thuẫn sau khi xảy ra mới biết bắt nguồn từ 'giặc bên Ngô' âm thầm đặt điều, giật dây để bố mẹ chồng ác cảm với con dâu. May là chồng chị An có hiểu biết nên an ủi vợ, khuyên vợ 'yêu chồng, yêu cả nhà chồng' mà gắn kết chị em, gia đình rồi gom góp dần dần để ra ở riêng.
Chị chồng sinh được mụn con, hết cữ đem lên gửi mẹ chồng chị An. Bố mẹ chồng quý cháu ngoại lắm, hứa hẹn cho cháu bú, cháu ăn, uống đúng giờ... nhưng thực tế đùn cả cho con dâu. Một tay chị An phải chăm sóc 3 đứa trẻ, ấm ức nói thẳng với nhà chồng 'con ai nấy chăm', và bị nhà chồng mắng cho, bảo chị quê mùa, nghèo, thiếu giáo dục, không biết nghĩ... Ấm ức tích tụ ngày càng lớn, như quả bom hẹn giờ có thể nổ tung và phá nát mọi thứ, bởi mọi cố gắng của nàng dâu không được nhà chồng ghi nhận.
Giờ thì chị đã hạnh phúc, chị chồng thì bị nhà chồng trả về... Ảnh minh họa.
2 năm trước bố mẹ đẻ chị An bán đất, hỗ trợ hai vợ chồng mua ngôi nhà ở riêng. Bố mẹ chồng cũng cho vay 100 triệu đồng, và một cuộc cãi nhau ỏm tỏi giữa hai chị em chồng chỉ vì chị ấy bắt em trai 'mua chung cư', và mua nhà là quan trọng nhất cuộc đời nên phải để chị ấy quyết hộ. Lúc này chị An không thể nhịn được nữa, nói thẳng: 'Đây là cuộc sống riêng, nhà riêng của vợ chồng em, chúng em mua ở đâu là quyền của chúng em'. Thế là chị chồng lồng lộn lên chửi mắng chị An cãi láo.
Ở riêng được hơn 2 năm thì nghe tin chị chồng hao tán tài sản nhà chồng vào bất động sản vì thua lỗ, còn vay nợ mấy tỉ... để bao trai trẻ. Bố mẹ chồng bên ấy họp lại và tuyên bố 'trả về nơi sản xuất', còn bị tước luôn quyền nuôi con. Từ khi chị chồng bị trả về, chị An thấy cũng tội nghiệp, biết chị chồng 'gieo nhân nào gặp quả nấy', nhưng 'quả báo' đến nhanh quá, và những gì chê bai, rỉa róc chị An trước kia giờ vận cả vào chị chồng. May mắn chị An đã có nhà riêng, không bây giờ lại khổ vì giặc bên Ngô cho 'ăn hành'.
Trường hợp này chị An không nên thể hiện sự hả hê hay trả thù người chị chồng. Bởi chị đã may mắn là có người chồng hiểu và yêu thương vợ, có nhà riêng, gia đình êm ấm.
Cả câu chuyện cho thấy đó là một người chị chồng kỹ tính, nhưng biết lo trước mọi việc (như dạy em dâu nữ công gia chánh chẳng hạn). Việc mua nhà cũng thể hiện tình yêu thương, lo toan cho vợ chồng em trai. Nhưng sự quan tâm yêu thương của chị chồng không đúng cách, chứ không phải chị ấy làm điều ác, hay xử tệ với em dâu.
Bây giờ cuộc hôn nhân của chị ấy tan vỡ, công việc, sự nghiệp thất bại đã rất đau buồn, khổ sở... và chỉ có nhà bố mẹ đẻ để nương tựa. Người chị chồng đã có bài học lớn rồi.
Lúc này chị An hãy cởi mở yêu thương, động viên thật lòng thì quan hệ chị chồng - em dâu sẽ có những tiến triển tốt hơn, khoảng cách giữa hai người gần lại, qua đó khoảng cách với những người trong gia đình chồng sẽ rút ngắn hơn nữa. Bầu không khí thuận hòa, yêu thương trong gia đình sẽ giúp cả đại gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
Giỗ bố, các chị chồng giao "dâu trưởng lo", đến lúc về ăn nhìn mâm cỗ tất cả đều "đứng hình", tuyên bố chắc nịch của cô sau đó mới đáng nói "Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về...", nàng dâu kể. "Dâu trưởng", chỉ nghe 2 từ này thôi phụ nữ đã thấy áp lực với đủ những trọng trách trên vai. Đặc biệt khi nhà có công việc hay giỗ lễ, dâu trưởng chắc...