Cả đêm không ngủ vì tin “điện thoại phát nổ, học sinh lớp 5 tử vong”
Tối 14/10, khi đọc thông tin học sinh lớp 5 ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An tử vong vì điện thoại phát nổ khi học trực tuyến, suốt đêm chị Nguyễn Thu Phương không ngủ nổi…
Chị Nguyễn Thu Phương ở quận Tân Bình, TPHCM có hai con nhỏ đang tham gia học trực tuyến và đều sử dụng thiết bị là điện thoại thông minh để học.
Khi đọc tin học sinh lớp 5 tử vong vì điện thoại phát nổ khi đang học trực tuyến, chị bủn rủn, rụng rời… Quá xót thương cho đứa trẻ xấu số, chị lại càng lắng cho con của mình và nhiều đứa trẻ khác đang học trực tuyến bằng điện thoại.
Một thiếu niên ở Bình Phước bị nổ nát bàn tay khi vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại (Ảnh: TTXVN).
Chị với một số bà mẹ cùng công ty trao đổi với nhau cả đêm, không khỏi bất an. Hầu hết, các con đều học bằng điện thoại, rất hiếm trường hợp có điều kiện dùng máy tính.
Sự việc trên cũng làm nhiều người đến trường hợp thương tâm khác xảy ra cách đây chưa lâu. Cũng là một học trò lớp 5 tử vong khi em dùng que ngoáy tai bằng sắt, chọc một đầu vào dây nguồn laptop rồi cầm chọc vào ổ điện dẫn đến tử vong.
Thời điểm đó lẽ ra là giờ em học trực tuyến. Mẹ đi làm, còn bố chạy ra ngoài có việc để hai anh em ở nhà, không có người giám sát dẫn đến sự việc đau lòng.
Lo hiệu quả, quên an toàn?
Khi mọi lĩnh vực và đặc biệt là giáo dục buộc phải dịch chuyển sang môi trường học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, điều hầu hết mọi người quan tâm lúc này là hiệu quả của học, làm việc trực tuyến. Trước hiệu quả, điều quan trọng cho tất cả mọi hoạt động phải là sự an toàn, nhất là liên quan đến trẻ nhỏ.
Chúng ta nghe bàn bạc, tranh cãi nhiều thiết kế bài giảng thế nào, làm sao để hấp dẫn, giữ chân được học sinh trước màn hình. Nhưng không nhiều người nhắc đến việc làm sao để trẻ được an toàn với thiết bị công nghệ trong tay.
Trẻ nhỏ tại TPHCM đang đứng trước nguy cơ học online không có người hỗ trợ, giám sát khi bố mẹ đi làm trở lại (Ảnh; H.N).
Video đang HOT
Tất cả cũng quay vòng làm sao để trẻ có thiết bị học trực tuyến, thế rồi các thiết bị cũ, bất kể dòng nào, miễn vào được mạng được huy động để trao tặng cho trẻ. Nhưng ít người đặt ra, thiết bị đó ngoài sử dụng được có đủ đảm bảo an toàn cho trẻ hay không? Nhất là trong các điều kiện trẻ rất táy máy, nhiều gia đình không có người lớn hỗ trợ, giám sát trẻ…
Một số cách tránh trẻ bị điện giật khi học online:
-Thiết kế bàn học cách xa ổ điện;
-Phụ huynh giám sát, kiểm tra liên tục khi con học online;
-Kiểm tra các thiết bị điện trong nhà và hướng dẫn trẻ phải luôn cẩn trọng với các thiết bị điện;
-Sạc đầy pin trước giờ học, tránh việc trẻ tiếp xúc với nguồn điện.
-Chọn thiết bị học tập an toàn.
Một kỹ sư công nghệ tại TPHCM
Trẻ được hướng dẫn làm quen với lớp học trực tuyến, cách ra vào lớp, thao tác… Còn an toàn trong không gian và thiết bị học trực tuyến rất ít được nhắc đến.
Sau sự việc học sinh ở Hà Nội bị điện giật tử vong vào tháng 9, Bộ GD-ĐT thông tin, các đơn vị chức năng đang khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn học tập trực tuyến an toàn tại nhà. Nhưng đến nay, văn bản đó vẫn chưa thấy, chưa nói đến quá trình triển khai từ trên giấy ra thực tế. Trong khi, hàng triệu học trò hàng ngày vẫn đang học trực tuyến…
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM nhắc đến bối cảnh mới trong dạy học trực tuyến: Trẻ học trực tuyến không có người hỗ trợ, giám sát khi bố mẹ bắt đầu đi làm trở lại.
Đây không chỉ là lo lắng về chất lượng học trực tuyến mà phải xem là lời cảnh báo về những nguy hiểm, nguy cơ có thể xảy ra với trẻ nhỏ khi tự xoay xở với thiết bị mạng và thế giới mạng.
Việc dạy học online cần quan tâm đến yếu tố an toàn cho trẻ nhỏ (Ảnh: H.N).
Ngay từ đầu năm học, TS Dương Minh Thành, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm TPHCM đã lưu ý, cần lưu tâm đến tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại thông minh để học online, nhất là với trẻ nhỏ. Ông lên tiếng cảnh báo nhiều trường hợp học trò không có điện thoại thông minh đủ tiêu chuẩn để học, nhất là ở các địa phương vùng xa, nhiều loại cùi có thể có nguy cơ chai pin, phát nổ…
TS Dương Minh Thành lưu ý, từ thực tế về hạn chế thiết bị, khi tính toán phương án dạy học online cần phải dựa trên dựa trên phương án học sinh sẽ sử dụng điện thoại là chính. Phải xem xét đến yếu tố tác động sức khỏe của trẻ để xây dựng phương án dạy học online giảm bớt áp lực về thiết bị và tăng cường tự học trên sách, vở, giấy bút nhiều hơn.
Học trực tuyến tại bản Rào Con: Học sinh băng rừng "đón sóng"
Khi bản Rào Con còn tắm mình trong sương sớm, các em nhỏ đã rời làng đi "săn sóng" học trực tuyến. Không kể nắng gắt hay những ngày đường trơn trượt vì mưa, các em vẫn nỗ lực để "không bị bỏ lại phía sau".
Học sinh ở bản Rào Con băng rừng lên tận đỉnh núi, đón sóng học trực tuyến. Ảnh: TG
Lên núi học trực tuyến
Chúng tôi có dịp đến với bản Rào Con (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vào một ngày cuối tháng 9. Sau trận mưa hôm trước, con đường dẫn vào bản làng vốn đã xa xôi lại càng dài hơn vì bùn đất lầy lội. Đánh vật với đoạn đường trên chiếc xe máy, gần 1 tiếng sau, chúng tôi mới vào trong bản.
Bản Rào Con nằm lọt giữa chốn núi rừng đại ngàn Phong Nha, nép cạnh con suối cùng tên. Bởi địa hình hiểm trở nên bản Rào Con hiện vẫn chưa có điện chiếu sáng.
Chị Hồ Thị Phể, phụ huynh học sinh tại bản, cho biết: "Điện cũng chưa có nói gì đến mạng viễn thông. Các cháu lên đỉnh núi từ đầu giờ chiều để kịp giờ nghe cô giáo giảng bài rồi. Các chú có đi thì tôi dẫn đi, từ đây lên đó chỉ bằng một con sào thôi".
Vậy là chị Phể trở thành hoa tiêu dẫn đường cho chúng tôi đến khu vực "săn" sóng của học sinh trong bản. Một con sào theo cách tính của chị Phể cũng khiến chúng tôi phải vượt qua 3 quả đồi với nhiều dốc cao. Hành trình từ trục đường chính dẫn vào bản khó khăn, gập ghềnh bao nhiêu thì còn đường lên đỉnh núi nơi các em đón sóng và học trực tuyến lại khúc khuỷu, vất vả bấy nhiêu. Chặng đường đó, chúng tôi phải dừng lại nghỉ nhiều lần để lấy sức vượt dốc. Sau hơn 1 giờ, chúng tôi cũng kết thúc "1 con sào" lên đến đỉnh đồi - khu vực học trực tuyến của học sinh.
Ở đây, có 5 học sinh Vân Kiều của bản Rào Con đang "bắt sóng" học trực tuyến. Chỉ có một chiếc bàn đặt trong chiếc lán tạm, còn lại các em đều phải lấy đầu gối làm bàn, phiến đá làm ghế. Chiếc lán được bố mẹ các em bỏ ra 1 ngày đi rừng để làm từ những tấm bạt, buộc vào cọc gỗ ngay trên đỉnh đồi cao chót vót. Dù thiếu thốn, nhưng các em đều say sưa với những tiết học của mình.
Nhường bàn ghế cho các em, Trí lấy đầu gối làm bàn, phiến đá làm ghế, say sưa với những buổi học. Ảnh: TG
Không để dịch bệnh làm chậm việc học
Tranh thủ giờ nghỉ giải lao, chúng tôi có dịp nghe các em kể câu chuyện "đến lớp" mùa dịch. Việc lên xuống đỉnh đồi nhiều khi khiến các em mệt rã người, nhưng vì muốn được nghe giảng nên cứ cố gắng, đi dần rồi đôi chân các em cũng quen đường, đỡ mệt hơn.
"Những ngày mưa to, gió lớn em phải nghỉ ở nhà. Còn những hôm trời mưa nhỏ, dù đường dốc, trơn trượt, em vẫn gắng lên đây để theo cho kịp với các bạn cùng lớp. Mong dịch bệnh sớm qua đi để em có thể trở lại trường học tập," em Hồ Thị Nguyệt, học sinh lớp 10A20, Trường THPT Ngô Thời Nhậm (Quận 9, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Nguyệt là học sinh thuộc diện được Quỹ học bổng Vừ A Dính tài trợ. Em về quê nghỉ hè nhưng do dịch bệnh nên không thể vào TP Hồ Chí Minh học tập. Thời gian này, Nguyệt theo các bạn trong bản lên đỉnh đồi để học trực tuyến.
Hồ Văn Trí, học sinh lớp 12B, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình, đều đặn mỗi ngày 2 buổi cùng các bạn lên đây học bài. Nhờ thầy cô giảng bài tận tình và dễ hiểu, các em dễ dàng tiếp thu được kiến thức mới.
Phóng viên Báo GD&TĐ (ngoài cùng bên trái) trao tặng 2 điện thoại cho em Hồ Thị Nguyệt và Hồ Văn Thông từ ủng hộ của các nhà hảo tâm. Ảnh: TG
"Năm nay, em thi tốt nghiệp rồi nên phải cố gắng thôi. Tranh thủ lên đỉnh đồi để bắt sóng học trực tuyến, em cũng tải thêm các tài liệu bổ trợ, nâng cao để ôn luyện thêm. May ở khu vực này sóng ổn định nên việc học của chúng em không bị gián đoạn. Bạn em ở bản Đoòng (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch), điện thoại không thể bắt được sóng để học. Bạn ấy đang có ý định ra nhà em ở để lên đây cùng học", Trí kể.
Để việc học không bị gián đoạn, mỗi ngày, Trưởng bản Hồ Kiên tìm mua xăng đổ vào chiếc máy nổ tạo nguồn điện sạc pin điện thoại của các em sau mỗi buổi học.
Thầy giáo Phạm Hồng Việt - Hiệu trưởng Trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú Quảng Bình - cho biết: "Trường đã xây dựng 12 phòng học trực tuyến, giao cho giáo viên thông báo thời khóa biểu, hướng dẫn các thao tác truy cập, đặc biệt là các em ở vùng cao.
Vừa qua, nhà trường đã khảo sát và trao tặng 60 điện thoại từ nguồn hỗ trợ của Hội Khuyến học tỉnh cho 60 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Lúc đầu, trường chỉ có 65% học sinh tham gia học trực tuyến, đến nay theo thống kê có trên 75% các em tham gia học. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thống kê sĩ số học sinh ở các buổi học, nắm bắt để giảng dạy và bổ sung kiến thức cho các em khi trở lại trường".
Bản Rào Con có 86 học sinh, trong đó khối mầm non, tiểu học và THCS có 78 em; khối THPT có 8 em. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, học sinh tại bản Rào Con vẫn không ngừng nỗ lực "đón sóng" để dịch bệnh không "làm chậm" việc học của mình.
Nhân chuyến thăm bản Rào Con, Báo GD&TĐ đã trao tặng 2 chiếc điện thoại trị giá gần 4,8 triệu đến em Hồ Thị Nguyệt và Hồ Văn Thông. Đây là món quà do các nhà hảo tâm hỗ trợ thông qua Chương trình "Sóng và máy tính cho em". Nhận được món quà ý nghĩa, em Hồ Văn Thông, học sinh lớp 12D, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình, xúc động cho biết: "Trước nay, em không có điện thoại để học trực tuyến, nhưng từ khi bắt đầu học đến giờ em đều lên đây xin học ké cùng các bạn, nay được ủng hộ điện thoại em rất vui, sẽ cố gắng để học tập thật tốt".
Học sinh bản nghèo thoát cảnh dựng lều "đón 3G" học online Từ tối 30/9, khu vực bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã được phủ sóng 4G, đây là niềm vui lớn của các em học khi thoát cảnh đi bộ gần 5 km dựng lều "đón" mạng để học trực tuyến. Sáng 1/10, trao đổi với Dân trí , ông Phạm Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh Viettel...