Cà chua nấu với thứ này cực thơm lại giảm rụng tóc, giảm nhăn mờ nám
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua nấu cùng với đậu nành sẽ giúp các chị em giảm rụng tóc, mờ về nhăn, mờ tan nhang, da dẻ tươi sáng và mịn màng hơn nhiều.
Khi được hỏi loại rau nào được ưa chuộng nhất trong mùa hè, nhiều người sẽ chọn cà chua, cà chua có thể ăn sống hoặc chế biến thành rất nhiều món dễ ăn. Có người còn xem cà chua như trái cây, ăn hàng ngày.
Hôm nay giới thiệu với mọi người món cà chua sốt đậu nành, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, đẹp da.
Bước đầu tiên là rửa sạch đậu nành và ngâm trước, tốt nhất nên ngâm nước trước một ngày để đậu nành mềm ngon hơn. Bỏ vỏ của cà chua tươi và cắt thành từng miếng như hạt lựu.
Bước tiếp theo, cho đậu nành đã ngâm vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đun ở lửa lớn rồi đến khi sôi rồi chuyển sang lửa nhỏ. Sôi được khoảng 5 – 10 phút, bạn cho cà chua đã cắt nhỏ vào, thêm chút đường, nước cốt chanh, muối, đợi đến khi cà chua nát hoàn toàn tạo thành sốt đặc thì bắc ra.
Đậu nành sốt cà chua làm tăng cảm giác ngon miệng, và tương tự, nó cũng gấp đôi dưỡng chất cho cơ thể.
Video đang HOT
Đậu nành có chứa isoflavone, là một loại phytoestrogen, phụ nữ ăn thường xuyên sẽ giúp bổ sung estrogen, điều hòa nội tiết, trì hoãn lão hóa, có tác dụng nhất định đối với sức khỏe phụ nữ.
Hơn nữa đậu nành rất giàu protein, có thể tăng cường miễn dịch cho con người sau khi ăn đồng thời nuôi dưỡng tóc, giảm các triệu chứng rụng tóc, tóc khô, tóc gãy.
Axit linoleic có trong đậu nành giúp ngăn chặn sự tổng hợp melanin trên da và lycopene chứa trong cà chua có khả năng chống oxy hóa tốt sẽ kết hợp, làm giảm tác hại của tia cực tím đối với da.
Ăn cà chua và đậu nành cùng nhau sẽ làm mờ các vết đốm, nám, giảm nếp nhăn và dưỡng ẩm cho da, giúp da bạn ngậm nước và tươi trẻ hơn.
Đặc biệt, lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học bang Illinois cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn mang lại hiệu quả ngừa ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Chú ý là nên dùng các sản phẩm tươi như cà chua nguyên quả và đậu nành chưa qua nhiều công đoạn chế biến.
Rụng tóc khi nào cần đi thăm khám bác sĩ, đây là 6 việc không nên làm để hạn chế tóc gãy rụng
Rụng tóc cũng là quá trình sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày thì được coi là bệnh lý.
Theo khoa học, tóc của mỗi người mỗi tháng mọc trung bình khoảng 1,2cm, mỗi năm tóc dài thêm khoảng 15cm. Tóc mọc nhanh hay chậm phụ thuộc vào: Tuổi tác, loại tóc, sức khỏe tổng quát và các vấn đề sức khỏe khác.
Một số yếu tố có thể làm chậm sự phát triển của tóc hoặc gây rụng tóc như: Di truyền hoặc tiền sử gia đình bị rụng tóc, thiếu dinh dưỡng, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc, chấn thương làm mất nang tóc,...
Ảnh minh họa
Trên da đầu lúc nào cũng có khoảng 90% tóc trong giai đoạn đang mọc và 10% tóc trong giai đoạn nghỉ. Bình thường mỗi ngày có khoảng 20 - 100 sợi tóc rụng đi. Khi già đi, một số nang tóc ngưng mọc tóc, dẫn tới tình trạng tóc mỏng hoặc hói đầu.
Như vậy rụng tóc cũng là một quá trình sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày thì được coi là bệnh lý. Một dấu hiệu khác dễ nhận ra của rụng tóc bệnh lý là tình trạng tóc bị rụng ngay cả chỉ vuốt nhẹ tóc. Nghĩa là tóc rụng ngay cả khi không dùng lược chải hoặc gội đầu.
Theo các chuyên gia, nếu đột ngột xuất hiện rụng tóc hoặc rụng tóc từng mảng hoặc khi gội đầu, chải tóc thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường, hãy đi thăm khám bác sĩ, bởi rụng tóc đột ngột có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nền nào đó.
Sự phát triển của tóc dày hay mỏng liên quan đến di truyền. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng liên quan nhiều đến độ bền và đẹp của tóc.
6 việc không nên làm để hạn chế tóc gãy rụng
Ảnh minh họa
Tránh ăn kiêng
Ăn kiêng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của tóc. Vì sự phát triển của tóc ít được ưu tiên so với những chức năng khác của cơ thể nên nếu cơ thể bị căng thẳng, thiếu chất do ăn kiêng thì tóc sẽ mọc chậm lại. Bên cạnh đó, ngay cả sau khi quay lại chế độ ăn uống lành mạnh thì tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tiếp diễn trong vài tháng tiếp theo.
Nên ăn đủ protein
Nếu chế độ ăn uống bị giới hạn về lượng protein thì tóc sẽ phát triển chậm, thậm chí có thể bị rụng. Vì vậy, để kích thích mọc tóc, mỗi người nên ăn một chế độ cân bằng với lượng protein đầy đủ. Nên ăn tối thiểu 50g protein mỗi ngày từ rau, sữa chua, các loại hạt,... Chú ý, quá nhiều protein có thể ảnh hưởng tới thận hoặc khiến tóc trở nên dễ gãy rụng.
Tăng cường dưỡng chất
Các loại vitamin, axit béo và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các dưỡng chất đó gồm biotin, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, sắt, Omega-3 và Omega-6.
Sử dụng tinh dầu
Thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bôi tinh dầu lên tóc hoặc pha loãng tinh dầu dừa, dầu bưởi, dầu bạc hà, dầu hương thảo,... với dầu gội để chăm sóc tóc. Chúng giúp kích thích tóc phát triển và giảm rụng tóc hiệu quả;
Massage da đầu
Massage da dầu giúp thúc đẩy da đầu thư giãn, giảm căng thẳng và giúp tóc khỏe hơn. Massage da đầu giúp làm giãn nở các mạch máu dưới da, từ đó giúp tóc dày hơn, chắc khỏe hơn, ít bị gãy rụng hoặc hư tổn.
Hạn chế dùng hóa chất
Nhiệt từ máy uốn tóc, máy ép tóc, máy sấy tóc,... có thể làm hỏng tóc và gây gãy rụng. Để tóc ít bị rụng, người dùng nên giảm tần suất sử dụng các công cụ này.
Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất nhuộm tóc cũng có thể khiến tóc dễ bị gãy rụng. Vì vậy, hạn chế nhuộm tóc sẽ giúp tóc ít gãy rụng hơn và mọc nhanh hơn.
Hàng xóm mâu thuẫn vì tranh giành thảo dược trị rụng tóc Chứng rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn tác động không hề nhẹ đến tâm lí người mắc bệnh. Tập 20 Chương trình Sống khỏe đời vui là cuộc bàn luận xoay quanh chủ đề Thảo dược mọc tóc cho người rụng tóc nhiều, hói đầu sớm với sự tư vấn của chuyên gia - bác sĩ, dược...