ByteDance không bán thuật toán TikTok cho Mỹ
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, sẽ không chuyển giao thuật toán của ứng dụng này trong bất kỳ thỏa thuận bán hoặc thoái vốn nào tại Mỹ.
“Có thể bán chiếc xe, nhưng không thể bán động cơ. ByteDance sẽ không giao thuật toán cho bất kỳ người mua nào ở Mỹ, nhưng nhóm công nghệ của TikTok ở Mỹ có thể phát triển một thuật toán mới”, nguồn tin giấu tên tham dự cuộc họp của ByteDance hôm nay cho hay.
Theo nguồn tin, ByteDance đã thông báo cho giới chức Mỹ và các nhà thầu tiềm năng về quyết định này. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối điều kiện trên, TikTok sẽ dừng hoạt động ở Mỹ sau hạn chót 15/9.
Chính quyền Trump đã đặt hạn chót để ByteDance bán các hoạt động của TikTok tại Mỹ hoặc dừng hoạt động. Nguồn tin cho hay việc “không chuyển giao thuật toán” hiện là điều kiện mấu chốt cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc bán hoặc tái cấu trúc TikTok sau khi chính phủ Trung Quốc sửa đổi điều khoản Kiểm soát xuất khẩu, nguồn tin cho hay.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng tại thành phố Culver, bang California, Mỹ hôm 27/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc hôm 28/8 áp dụng các điều luật sửa đổi trong danh sách sản phẩm công nghệ được xuất khẩu để ngăn TikTok bị bán lại. Theo đó, các công nghệ như thuật toán của TikTok phải được Trung Quốc cấp phép chính thức trước khi được bán hoặc chuyển giao cho nước ngoài. ByteDance cho biết họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định này.
Một nguồn tin chính phủ Trung Quốc đầu tháng này nói rằng ByteDance có thể bán toàn bộ TikTok, trừ các thuật toán. Việc loại trừ thuật toán cũng sẽ buộc những người mua tiềm năng, gồm Microsoft, phải xem xét lại kế hoạch mua và định giá ứng dụng.
Nguồn tin am hiểu công nghệ cho biết ByteDance sử dụng một mã nguồn cho TikTok ở tất cả các quốc gia, nhưng có điều chỉnh cho các thị trường khác nhau. “Về lý thuyết, nhóm nghiên cứu của Mỹ có thể sao chép thuật toán, nhưng người dùng phải mất thời gian để làm quen với thuật toán được sao chép. Với sự cạnh tranh giữa các ứng dụng tương tự đang tăng lên, sẽ rất khó để bắt kịp nếu bạn cần thêm thời gian để thuật toán hoạt động tốt”, nguồn tin cho hay.
ByteDance và TikTok hiện chưa bình luận về thông tin trên.
TikTok được hơn một tỷ người trên toàn thế giới, trong đó gồm khoảng 175 triệu người Mỹ, sử dụng để tạo video ngắn trên điện thoại di động. Tuy nhiên, chính quyền Trump cho rằng TikTok có thể được Trung Quốc sử dụng để theo dõi vị trí của nhân viên liên bang, lập hồ sơ cá nhân để tống tiền hay thực hiện hoạt động gián điệp doanh nghiệp. TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Ứng dụng mạng xã hội này đã trở thành tâm điểm của “cơn bão ngoại giao” giữa Washington và Bắc Kinh. Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Tổng thống Mỹ hôm 10/9 tuyên bố sẽ không gia hạn cho TikTok và ứng dụng này sẽ bị bán hoặc bị đóng cửa vào ngày 15/9.
Các công ty Mỹ gồm Walmart, Microsoft đã đàm phán để mua lại ứng dụng Trung Quốc. Oracle cũng bày tỏ quan tâm tới mạng xã hội này, nhưng những quy định hạn chế xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc có thể khiến các thương vụ đổ vỡ.
Trump tuyên bố không gia hạn cho TikTok
Trump tuyên bố hạn chót đặt ra cho công ty Trung Quốc ByteDance để bán hoạt động của mạng xã hội TikTok tại Mỹ sẽ không được kéo dài.
"TikTok sẽ bị đóng cửa hoặc họ sẽ bán nó. Sẽ không có việc kéo dài hạn chót cho TikTok", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với phóng viên hôm 10/9 tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland.
Trump trả lời phóng viên tại căn cứ không quân Andrews hôm 10/9. Ảnh: AFP.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley, đồng minh thân cận của Trump, trước đó cũng nói rằng ông không ủng hộ kéo dài hạn chót hay một thỏa thuận không bao gồm bán toàn bộ hoạt động của TikTok iwr Mỹ.
"Tôi chắc chắn có một số lượng cửa hậu (cổng bí mật được hacker và gián điệp dùng để truy cập bất hợp pháp vào hệ thống) đã được tích hợp trong mã và tất nhiên ByteDance biết chính xác chúng là gì, vì vậy cần phải có một sự tách biệt hoàn toàn và rõ ràng", Hawley nói.
TikTok chưa bình luận về tuyên bố của Tổng thống Mỹ.
TikTok được hơn một tỷ người trên toàn thế giới, trong đó gồm khoảng 175 triệu người Mỹ, sử dụng để tạo video ngắn trên điện thoại di động. Tuy nhiên, chính quyền Trump cho rằng TikTok có thể được Trung Quốc sử dụng để theo dõi vị trí của nhân viên liên bang, lập hồ sơ cá nhân để tống tiền hay thực hiện hoạt động gián điệp doanh nghiệp. TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Ứng dụng mạng xã hội này đã trở thành tâm điểm của "cơn bão ngoại giao" giữa Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Trump nói TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ nhằm tìm giải pháp khả thi cho TikTok ngày càng trở nên cấp thiết khi thời hạn mà chính quyền Trump đặt ra đang cận kề. Ít nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp đại diện của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
Công ty Mỹ gồm Walmart, Microsoft đã đàm phán để mua lại ứng dụng Trung Quốc. Oracle cũng bày tỏ quan tâm tới mạng xã hội này.
ByteDance đàm phán với Mỹ để tránh bán TikTok Công ty sở hữu TikTok, ByteDance, đang đàm phán với Mỹ nhằm không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump. Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ nhằm tìm giải pháp khả thi cho TikTok đã diễn ra trong nhiều tháng và ngày càng trở nên cấp thiết khi thời hạn mà chính quyền Trump đặt ra...