Burkina Faso lại thay đổi người điều hành đất nước
Một ngày sau khi đảo chính lật đổ Tổng thống Blaise Compaore, lực lượng quân đội Burkina Faso đã quyết định ủng hộ Phó chỉ huy lực lượng vận vệ của tổng thống lên nắm quyền điều hành đất nước, thay vì là Tham mưu trưởng quân đội Navere Honore Traore như thông tin trước đó.
Trung tá Zida (trái), gương mặt lãnh đạo mới của Burkina Faso.
Trong tuyên bố chính thức ngày 1/11, các tướng lĩnh quân đội cấp cao của Burkina Faso cho biết họ ủng hộ Trung tá Issac Yacouba Zida lên lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp.
“Trung tá Issac Yacouba Zida đã được nhất trí lựa chọn lên nắm quyền lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sau sự ra đi của Tổng thống Blaise Compaore”, tuyên bố nêu rõ.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp của giới tướng lĩnh cấp cao và có chữ ký của Tham mưutrưởng quân đội Navere Honore Traore, người trước đó cũng tuyên bố sẽ lên thâu tóm quyền lực.
Trong tuyên bố trước đó, đích thân ông Zida cũng khẳng định ông mới là người lãnh đạo đất nước lâm thời.
“Tôi sẽ đảm nhiệm các trách nhiệm của người đứng đầu quá trình chuyển tiếp nhằm đảm bảo quá trình này diễn ra êm thấm và duy trì sự vận hành của đất nước”, Trung tá Zida nói.
Ông cũng cam kết sẽ thành lập một “cơ quan chuyển tiếp” để nhanh khôi phục trật tự hiến pháp, đồng thời cho biết “Tổng thống bị phế truất Blaise Compaore đang ở một nơi an toàn và được đảm bảo về tính mạng cũng như sức khỏe.
Video đang HOT
Trung tá Zida là Phó chỉ huy lực lýợng cận vệ của Tổng thống Blaise Compaore, người được cho là đang có mặt tại quốc gia láng giềng Bờ Biển Ngà sau khi chạy khỏi thủ đô Ouagadougou. Theo một số thông tin, người dân Bờ Biển Ngà đã nhìn thấy đoàn xe gồm 30 chiếc, được cho là chở ông Compaore, đã tiến thẳng đến một khách sạn sang trọng ở thủ đô từ chiều 31/10.
Burkina Faso đã bất ngờ rơi vào chính biến từ ngày 30/10 sau khi hàng chục nghìn người dân nước này đổ ra đường biểu tình và phóng hỏa tòa nhà Quốc hội để phản đối kế hoạch của Tổng thống Blaise Compaore kéo dài thêm 5 năm cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp.
Bạo loạn buộc Quốc hội nước này phải hủy bỏ tiến trình sửa đổi Hiến pháp. Trong khi đó, quân đội ban bố lệnh giới nghiêm từ 7 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, đồng thời phế truất Tổng thống Compaore, ngýời đã có 27 năm cầm quyền ở quốc gia Tây Phi này kể từ sau cuộc đảo chính quân sự do chính ông tiến hành năm 1983.
Vũ Anh
Theo AFP
Hồng Kông: Bắc Kinh chỉ định ứng viên lãnh đạo, quận trung tâm bị dọa chiếm
Trung Quốc hôm nay 31/8 khẳng định quyền chỉ định ứng viên cho vị trí lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông, khiến những người phản đối cho biết sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của đặc khu này.
Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.
Ban thường vụ quốc hội Trung Quốc sau một tuần nhóm họp đã quyết định trưởng đặc khu tiếp theo của Hồng Kông sẽ được bầu bằng phiếu phổ thông vào năm 2017, tuy nhiên, các ứng viên phải giành được sự ủng hộ quá bán của một "ủy ban đại diện đề cử".
Những người phản đối tại Hồng Kông cho rằng điều này có nghĩa là Bắc Kinh vẫn sẽ có thể đảm bảo được ảnh hưởng của mình và loại bỏ được các nhân vật đối lập.
Nhóm "Chiếm trung tâm" tuyên bố sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của Hồng Kông để phản đối. Tuy nhiên, ngày tiến hành chưa được đưa ra.
"Đây là ngày đen tối và đau lòng nhất cho nền dân chủ Hồng Kông", Ronny Tong, thuộc Đảng dân sự sụt sùi trên kênh truyền hình cáp địa phương.
Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã dẫn quyết định của giới chức Trung Quốc, lý giải: "Phải giữ vững nguyên tắc, trưởng đặc khu phải là người yêu đất nước và yêu Hồng Kông".
Những người muốn có quyền tự do hơn trong lựa chọn trưởng đặc khu tiến hành nhiều cuộc biểu tình trong thời gian qua.
Tân Hoa xã cũng cho biết quyết định Ủy ban đề cử sẽ chọn 2 đến 3 ứng viên đã được nhất loạt thông qua tại Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Li Fei, thành viên quốc hội Trung Quốc, phủ nhận yêu cầu của những người phản đối, cho biết "xã hội Hồng Kông đã mất quá nhiều thời gian bàn luận về điều không có thực". Ông cho rằng trưởng đặc khu Hồng Kông phải trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như đất nước và thành phố Hồng K ông.
Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào ngày1/7/1997 theo thỏa thuận "một đất nước, hai chế độ", cho phép người dân có các quyền tự do dân sự, trong đó có tự do ngôn luận và quyền biểu tình.
Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.
Kể từ đó, trưởng đặc khu được một ủy ban 1.200 thành viên ủng hộ Bắc Kinh lựa chọn. Trung Quốc đã cam kết tiến hành bỏ phiếu phổ thông bầu trưởng đặc khu vào năm 2017, nhưng lại kiểm soát chặt việc lựa chọn các ứng viên.
Những người phản đối đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn hồi tháng 7, đòi có tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn lãnh đạo của họ. Tháng sau, hàng chục ngàn người đã biểu tình phản đối chiến dịch "Chiếm trung tâm". Sự kiện do Liên minh hòa bình và dân chủ (APD) ủng hộ chính phủ Trung Quốc tiến hành.
Tân Hoa xã vào sớm ngày thứ sáu vừa qua đã đăng tải bài báo với lời lẽ mạnh mẽ, cho rằng chính phủ trung ương có "quyền toàn diện" với Hồng Kông và "sẽ luôn tham gia" vào công việc của đặc khu này.
"Trung Quốc sẽ không đè bẹp sự tự trị của Hồng Kông, nhưng các nhóm chống chính phủ trung ương nên từ bỏ ảo tưởng Hồng Kông được tự trị hoàn toàn", bài báo cho biết.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ tăng quân sang Iraq, Nga giao chiến đấu cơ Mỹ vừa tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này ở Iraq bằng cách điều thêm 300 binh sĩ nữa tới đất nước Vùng Vịnh. Thông tin trên vừa được Lầu Năm Góc xác nhận. Quân nổi dậy ISIS "tiếp tục đặt ra một mối đe dọa pháp lý đối với Baghdad và các vùng lân cận", hãng tin CNN dẫn...