Buồn chán vì con học lớp 1 không đạt… giỏi toàn diện

Theo dõi VGT trên

Trường học thi xong học kỳ 2, có điểm, chuẩn bị tổng kết năm… cũng là lúc nhiều phụ huynh vui buồn theo điểm của con, có người khóc ròng khi con không giỏi toàn diện như mong muốn của mình.

Vừa có điểm cuối năm của cậu con trai học lớp 1, một người mẹ đã “cầu cứu” trên các diễn đàn liên quan đến dạy con, giáo dục. Chị tâm sự, điểm thi cuối năm của con mình Toán 9, Tiếng Việt 9 và Tiếng Anh 10, cô giáo nhận xét cháu học tốt, tiếp thu bài nhanh.

Tuy nhiên, cháu lại hiếu động, nghịch ngợm, các môn được xem là phụ chỉ được đánh giá là “hoàn thành”, thế nên cháu không được đánh giá là hoàn thành tốt (theo phụ huynh hiểu là xếp loại giỏi).

Buồn chán vì con học lớp 1 không đạt... giỏi toàn diện - Hình 1

Buồn chán vì con học lớp 1 không đạt... giỏi toàn diện - Hình 2

Phụ huynh lại rào rào vào mùa… bận lòng về điểm thi của con.

Nhiều ngày qua, chồng chị và ông bà nội không hài lòng với kết quả này của con cháu mình. Họ suy nghĩ và phàn nàn liên tục, còn người mẹ cũng rất bối rối và lo lắng về kết quả của con.

Cuối năm học, bên cạnh những phụ huynh tưng bừng khoe điểm của con thì nhiều người cũng chạnh lòng vì kết quả chưa như ý. Dù điểm thi, tổng kết của nhiều em ở mức cao, thậm chí 9, 10 nhưng cũng như trường hợp trên, bố mẹ vẫn chưa hài lòng.

Có phụ huynh kể nỗi khổ tâm về con học lớp 3, tất cả các môn cháu đều đạt được 10, mỗi môn Toán cháu đạt 9 nên cũng không được đánh giá xuất sắc. Từ hôm có điểm, cháu buồn thiu, còn anh chị cũng.. tiếc hùi hụi và lên kế hoạch hè sẽ gửi con đi học kèm.

Trước những tâm tư “con chưa đạt toàn diện”, nhiều người vào trách phụ huynh mắc bệnh thành tích quá nặng. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng bố mẹ cần chú ý kèm cặp con kỹ hơn để con đạt kết quả tốt hơn.

Buồn chán vì con học lớp 1 không đạt... giỏi toàn diện - Hình 3

Bản quy chế thưởng tiền theo điểm của phụ huynh gây “choáng” trên mạng xã hội

Một hiệu trưởng bậc tiểu học ở TPHCM kể, sự “cuồng” điểm 10 của phụ huynh dẫn đến việc họ không bao giờ hài lòng về con. Có trường hợp bố mẹ lên trường đề nghị xem lại vì sao con chỉ đạt điểm 8, điểm 9, nọ nói đó là “nỗi nhục của gia đình”.

Theo bà, chính áp lực này từ phía phụ huynh đẩy con trẻ vào nỗi sợ hãi tột cùng vào những đợt kiểm tra, đợt thi lẽ ra rất nhẹ nhàng. Họ không chấp nhận khi con mình chưa đạt điểm tuyệt đối ở tất cả môn hoặc kém điểm người khác. Nhiều trẻ bị rơi vào thế cố gắng thế nào cũng không làm hài lòng được bố mẹ.

Về nỗi ám ảnh điểm 10 của phụ huynh, TS Nguyễn Đông Hải, giảng viên khoa Vật lý, Đại học Creighton (Mỹ) nhiều lần chia sẻ giáo dục của chúng ta quá tập trung vào kiến thức, điểm số, làm quên đi những giá trị, triết lý về cuộc sống trong mỗi bài học.

Chúng ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất cao nhất người khác đưa ra, cụ thể là điểm 10 mà không dựa vào hiệu suất của chính đứa trẻ. Trong khi, mỗi đứa trẻ sinh ra có một hiệu suất nhất định với các khả năng, lĩnh vực khác nhau xuất phát từ di truyền, môi trường, điều kiện, năng lực…

Giáo dục là để giúp đứa trẻ tiến tới gần nhất hiệu suất của bản thân, phát triển năng lực cao nhất của mình chứ không phải để chỉ đạt điểm 10.

Video đang HOT

Con gái TS Hải học tiểu học ở Mỹ, nơi không có điểm số để so sánh trẻ này với trẻ khác. Nếu các em hoàn thành các công việc ở lớp thì cô sẽ tặng ngôi sao, còn chưa hoàn thành thì không có ngôi sao. Con đi học về, bố mẹ hỏi hôm nay ở trường làm gì, cháu luôn trả lời: Play ( chơi).

Các bé được tiếp cận với tất cả mọi thứ như âm nhạc, vẽ, múa, thể thao… để tìm ra thiên hướng phù hợp với đam mê và khả năng của mình.

Buồn chán vì con học lớp 1 không đạt... giỏi toàn diện - Hình 4

Con trẻ cần được khám phá nhiều điều trong cuộc sống hơn là là chạy theo điểm số (Ảnh minh họa)

Một năm học chuẩn bị khép lại cũng là lúc nhiều đứa trẻ lại phải đối diện với những nỗi sợ điểm số xuất phát từ sự ích kỷ của chính bố mẹ. Không chỉ những phụ huynh phàn nàn về điểm con mà kể cả những phụ huynh khoe điểm con thái quá cũng đang trút một gánh nặng vô hình cho con – gánh nặng khi bố mẹ quá xem trọng điểm số.

Phía sau sự phấn khởi, khoe điểm con lên mạng như một kỳ tích hay là sự thất vọng, chưa hài lòng của bố mẹ… đều là áp lực đè lên vai con trẻ.

Thay vì tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống, khám phá bản thân, biết mình muốn gì, thích gì… thì đầu óc, tình cảm của con trẻ lại phải quá nặng lòng việc đạt bao nhiêu điểm, đã đủ làm hài lòng bố mẹ chưa. Việc đến trường với trẻ sẽ không bao giờ là niềm vui một khi chính bố mẹ chưa “tiết chế” được ham muốn về điểm số, thành tích.

Hoài Nam

Theo Dân trí

Mẹ Đỗ Nhật Nam "bắt bệnh" trường học: Nỗi ám ảnh mang tên "bài tập về nhà"

Ở tiểu học, với những lớp đầu cấp có thể chưa cần bài tập nhưng lên đến lớp 4, 5 cũng nên có những bài tập để các con ôn lại kiến thức vừa có thói quen học tập. Thế nhưng, rất nhiều nơi, bài tập về nhà đang gây ra nỗi sợ cho cả con và bố mẹ.

Giờ học ở nhà thành tra tấn

Tôi thấy hiện có nhiều cô giáo cho quá nhiều bài tập về nhà. Một buổi tối đến hai phiếu, một phiếu Toán, một phiếu tiếng Việt, tổng cũng lên đến 7-8 bài.

Về nhà, con khóc, mẹ mếu. Trẻ không làm xong, cô giáo phạt mà làm cho hết, có khi đến hơn 11h đêm bởi không phải bạn trẻ nào cũng làm nhanh: Có bạn thường viết chậm, có bạn thường hay tẩy xóa, có bạn hay lơ đễnh... Mỗi giờ học biến thành giờ tra tấn trong sự hối thúc, giục giã của bố mẹ đôi khi cả tiếng gầm gừ, đe đọa. Việc học không còn vui nữa!

Đặc biệt, có những trẻ vừa đi học lớp 1, cô giáo cho viết cả trang vì nghĩ viết nhiều sẽ đẹp. Thực tế, cần phải luyện viết nhưng theo tôi chỉ ở mức độ nào đó vì tay bé còn non nớt, khả năng tập trung của bé còn chưa cao, bé nhanh chán nhưng viết lại cả trang giấy chỉ đúng một chữ, không thể vui nổi.

Hiện có những lớp, cô cho bài tập về nhà rất khó. Nhiều khi mọi người còn nói đùa với nhau: "Nếu cô không nhìn vào đáp án chưa chắc đã giải được".

Về nhà, bố con mẹ con xoay ra giải. Bố vận dụng tất cả các kiến thức toán học cao cấp của mình để giúp con giải. Giải xong hỏi lại con có hiểu không, mặt con ngơ ngác.

Bố mẹ lên cơn nóng giận, thốt lên những câu đáng ra không bao giờ nên nói, kiểu như: "Sao con dốt thế/ Sao con chậm thế", mà không nhớ chỉ cách đấy vài phút bố cũng còn toát cả mồ hôi.

Trong khi đó, cô giáo cho bài và khó nhưng khi đến lớp, do không có đủ thời gian nên cô chỉ kiểm tra xem trẻ đã hoàn thành số lượng chứ không kiểm tra chất lượng. Trẻ nhanh chóng nhận ra "kẽ hở" này và chỉ làm miễn là có cái để "trình" cô. Thế là việc học trở thành đối phó.

Mẹ Đỗ Nhật Nam bắt bệnh trường học: Nỗi ám ảnh mang tên bài tập về nhà - Hình 1

Cô giáo cho bài tập khó để cả phụ huynh và học sinh lo sợ và nhận thấy tầm quan trọng của cô, của việc học. (Ảnh minh họa)

Học để đối phó với các kì thi

Tôi nhận thấy, nhiều bài về nhà là do: Cô giáo lo sợ học sinh không hiểu bài trên lớp và phải học để còn chuẩn bị "đối phó" với các kì thi. Vì thế, thông thường, cô giáo càng thiếu tự tin vào chuyên môn, càng hay cho nhiều bài về nhà.

Cô giáo lo sợ học sinh sẽ mải chơi, lơ là. Ý định của cô thì tốt nhưng thực sự học 2 buổi trên lớp là các con cũng rất mệt, về nhà lại thêm 2, 3 tiếng học nữa rất oải.

Cô giáo cho bài tập khó để cả phụ huynh và học sinh lo sợ và nhận thấy tầm quan trọng của cô, của việc học.

Cô giáo "quên" là ngoài môn của mình, học sinh còn học nhiều môn khác và môn nào cũng có bài về nhà.

Chính bố mẹ đề nghị cô cho bài về nhà, thậm chí "cô cứ cho nhiều vào nếu không cháu nó chỉ chơi, không chịu học hành gì cả".

Đừng để mỗi tối trở thành nỗi sợ hãi

Với lớp 1, 2, 3, theo mình bài về nhà không quá 20 phút. Với lớp 4,5 khoảng 30 đến 40 phút.

Các bài về nhà sẽ tập trung những vấn đề sau:

Giao nhiệm vụ đọc sách, có thể đọc sách theo yêu cầu hoặc đọc sách cùng bố mẹ. Sau đó bố mẹ kí xác nhận là con đã hoàn thành.

Giao những nhiệm vụ liên quan đến kiến thức trên lớp nhưng dưới dạng thực hành, ví dụ: Học về hình chữ nhật thì giao đếm số gạch trên nền nhà hoặc đo diện tích nhà; Học tiếng Việt chủ đề cây cối thì sưu tầm các loại lá...

Mẹ Đỗ Nhật Nam bắt bệnh trường học: Nỗi ám ảnh mang tên bài tập về nhà - Hình 2

Đừng để mỗi buổi tối trở thành nỗi sợ hãi của trẻ. (Ảnh minh họa)

Giao nhiệm vụ theo mức tối thiểu đến tối đa. Ví dụ, bài tập toán từ 1-3 bài, học sinh có thể chọn làm trong khoảng đó.

Giao những nhiệm vụ theo dự án, có thể làm theo nhóm và thời gian có thể kéo dài 2, 3 ngày.

Giao những nhiệm vụ có thể làm với bố mẹ, ví dụ làm thiệp, cùng nấu ăn và ghi lại công thức nấu ăn, phỏng vấn mọi người trong gia đình...

Giao những nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động thể chất hoặc thí nghiệm.

Giao những nhiệm vụ đòi hỏi sự phản biện, tưởng tượng: Liệu... Nếu... Giả sử...

Giao những nhiệm vụ liên quan đến vẽ sơ đồ, bảng biểu, tóm tắt, ghi lời nhận xét.

Trong khi đó nên tránh:

Tránh những nhiệm vụ chỉ đòi hỏi học thuộc lòng.

Tránh những nhiệm vụ lặp đi lặp lại trong thời gian dài (kiểu tô chữ, viết chữ...).

Tránh những nhiệm vụ quá dài, quá khó.

Bố mẹ cũng nên bình tĩnh.

Đừng cố gắng "bắt tay" với cô để tạo nên một "máy học".

Đừng để mỗi buổi tối trở thành nỗi sợ hãi của trẻ.

Đừng làm xấu đi hình ảnh của bố mẹ, của thầy cô, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ bố mẹ và con cái chỉ vì bài về nhà.

Bình tĩnh, kiên nhẫn, động viên và đặt ra mục tiêu cho con từ thấp đến cao.

Cả nhà vui vẻ chính là năng lượng tích cực giúp trẻ hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Phan Hồ Điệp

(Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà

Netizen

18:30:43 18/11/2024
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không ít phụ huynh lăn tăn chuyện quà cáp cho giáo viên. Với nhiều cha mẹ, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con,

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.