Bướm sải cánh có kích thước bằng con chim xuất hiện ở Chernobyl
Mới đây, một con bướm với sải cánh có kích thước bằng một con chim nhỏ đã được phát hiện trong khu vực loại trừ Chernobyl bởi các nhân viên của Khu dự trữ sinh quyển bức xạ và sinh thái của khu vực.
Vùng loại trừ được thành lập vào năm 1986 xung quanh nơi xảy ra vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người.
Đã có ít hơn 100 người chết do vụ nổ lò phản ứng, nhưng trong những năm sau đó, hàng nghìn người đã chết do phơi nhiễm phóng xạ thoát ra ngoài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi thực hiện các nghiên cứu cần thiết, các nhà khoa học tại khu bảo tồn khẳng định loài bướm này không phải là do đột biến mà là một loài rất hiếm và khá đẹp có tên Catocala fraxini.
“Loài bướm này đã được phân loại là loài dễ bị tổn thương ở Ukraine. Catocala fraxini là một trong những đại diện lớn nhất của các loài bướm sống ở Ukraine và châu Âu nói chung. Chiều dài của cánh trước của nó có thể lên tới 45 mm, sải cánh khi bay có thể lên tới 110mm. Loài này chủ yếu hoạt động vào ban đêm và bị thu hút bởi ánh sáng”, các nhà nghiên cứu thông tin.
Khu dự trữ sinh quyển bức xạ và sinh thái Chernobyl được thành lập trong khu vực loại trừ Chernobyl vào năm 2016 để bảo tồn hệ động thực vật độc đáo trong khu vực. Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu sinh thái và khắc phục vùng đất bị ô nhiễm phóng xạ.
Mức bức xạ đáng lo ngại trên Mặt trăng
Mức bức xạ trên Mặt trăng rất cao, cao hơn 200 lần so với trên Trái đất. Điều gì gây ra hiện tượng này?
Các nhà khoa học cuối cùng cũng đo mức bức xạ trên Mặt trăng và họ khẳng định "nó cao một cách đáng lo ngại". Những nghiên cứu mới cho thấy, các phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis của NASA nhằm đưa người quay trở lại Mặt trăng sẽ phải chịu mức bức xạ cao gấp 200 lần so với trên Trái đất.
Các phép đo được tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc thực hiện vào tháng 1/2019. Các kết quả được công bố trên tạp chí Science Advances (Mỹ).
Các phi hành gia lên Mặt trăng trong tương lai sẽ phải chịu lượng bức xạ trung bình là 1369 microsievert (mSv) mỗi ngày. Đó là lượng bức xạ bằng khoảng 2,6 lần lượng bức xạ phơi nhiễm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Bức xạ trên Mặt trăng vẫn tạm thời được xem là lượng bức xạ an toàn, nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn. Lượng bức xạ này lớn hơn 5 - 10 lần so với lượng bức xạ mà chúng ta có thể bị phơi nhiễm trong các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.
"Do các phi hành gia bị phơi nhiễm với mức bức xạ này lâu hơn các hành khách hay phi công trong các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương, nên đây là vấn đề nghiêm trọng", nhà vật lý Robert Wimmer - Schweingruber ở ĐH Christian-Albrechts (Đức), cho biết.
Nguồn bức xạ trên Mặt trăng là bức xạ vũ trụ, có khả năng gây hại lâu dài cho sức khỏe (các bệnh như: Đục thủy tinh thể, ung bướu, thoái hóa hệ thần kinh hoặc các cơ quan khác...). Các nhà khoa học cũng lưu ý đến việc phi hành gia có thể phải chịu ảnh hưởng của cơn bão proton Mặt trời (SPE).
Trong khuôn khổ sứ mệnh Artemis, các phi hành gia sẽ ở trên Mặt trăng 2 tuần và thực hiện 2 cuộc "đi dạo vũ trụ". Do vậy, rất cần có các biện pháp bảo đảm an toàn bổ sung dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong các sứ mệnh Mặt trăng.
Tiểu hành tinh Ryugu là sản phẩm của va chạm vũ trụ Những nghiên cứu mới mở ra cái nhìn khác về nguồn gốc tiểu hành tinh Ryugu. Tiểu hành tinh Ryugu. Những quan sát do tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản thực hiện cho thấy Ryugu có cấu tạo từ vật chất của ít nhất là hai vật thể nhỏ hơn. Điều đó có nghĩa là tiểu hành tinh Ryugu có...