Bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng có 3 nhóm người không phù hợp ăn loại quả này
Bưởi là loại trái cây rất quen thuộc, chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, thậm chí chữa được cả bệnh. Tuy nhiên, có 3 nhóm người nếu ăn loại quả này thì lại làm phản tác dụng, không tốt cho sức khỏe chút nào.
Bưởi là loại quả rất dễ ăn, mọng nước, vị ngọt thanh mát được nhiều người ưa thích. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magie và chất xơ. Ngoài vị ngon ngọt, bưởi cũng có những công dụng không thể ngờ đối với sức khỏe và cả giữ gìn sắc đẹp.
4 lợi ích đáng ngạc nhiên của quả bưởi
1. Làm đẹp da
Bạn nữ nào cũng quan tâm đến ngoại hình và làn da của mình, mong muốn có một làn da mịn màng, căng mọng. Bưởi cũng có thể giúp bạn bảo vệ, chăm sóc làn da. Loại quả này rất giàu vitamin C, vitamin B, giúp loại bỏ các gốc tự nhiên trong cơ thể, giúp da bạn chậm lão hóa hơn.
Bên cạnh đó, ăn bưởi giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các chất độc hại, bài tiết chúng ra khỏi cơ thể, có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp da, cải thiện làn da một cách tự nhiên.
2. Giải rượu
Uống rượu quá nhiều sẽ bị say, khiến người uống cảm thấy khó chịu mà lượng cồn lớn vào cơ thể chắc chắn sẽ gây kích thích liên tục cho các cơ quan trong cơ thể. Muốn không bị say thì khuyên bạn nên ăn vài múi bưởi trước khi uống rượu.
Vì trong bưởi có một số chất flavonoid, có tác dụng ngăn cản phản ứng oxy hóa của cồn, đồng thời giúp làm loãng rượu, có tác dụng giải rượu rất tốt.
3. Giảm chứng thiếu máu
Video đang HOT
Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu bình thường của cơ thể mà còn có thể gây ra gánh nặng nhất định, trường hợp nặng còn có người bị ngất xỉu, mệt mỏi, bơ phờ.
Mọi người có thể thường xuyên ăn bưởi vì hàm lượng vitamin trong bưởi tương đối đủ, không chỉ giúp nâng cao thể lực, tăng cường miễn dịch, mà còn thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và sắt. Nó có thể giúp giảm chứng thiếu máu ở một mức độ nhất định.
4. Ổn định đường huyết
Nếu bạn bị lượng đường trong máu cao, bạn có thể ăn bưởi vì lượng đường trong bưởi không cao. Ngoài ra, hàm lượng crom trong bưởi tương đối phong phú, có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin, đối với việc điều chỉnh lượng đường trong máu mang lại hiệu quả rất tốt.
3 nhóm người không thích hợp ăn loại quả này
Mặc dù ăn bưởi một cách phù hợp trong mùa thu đông rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng hợp loại quả này, có thể kể đến 3 nhóm người dưới đây.
1. Người tiêu hóa không tốt
Mặc dù bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với những người tiêu hóa kém. Ăn nhiều loại quả này có nguy cơ gây hại thêm cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhu động bình thường của đường tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
2. Người đang dùng thuốc hạ huyết áp
Đối với một số người cao huyết áp mãn tính, để hỗ trợ hạ huyết áp nên đã sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài. Nhóm người này không nên ăn bưởi thường xuyên. Vì một số thành phần của thuốc và một số chất khi gặp nhau sẽ gây ra phản ứng, ức chế sự bài tiết enzyme chuyển hóa trong cơ thể.
Ăn nhiều bưởi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường, đồng thời khiến thuốc không phát huy được tác dụng, gây hại cho sức khỏe cơ thể.
3. Nhóm người có nhiều hàn khí trong cơ thể
Những người bị lạnh, có nhiều hàn khí trong cơ thể không nên ăn bưởi vì bưởi là loại quả tính lạnh, càng ăn thì khí lạnh lại càng xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn. Nếu khí lạnh không kịp thời được chuyển hóa và thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể.
Những thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ rất độc hại
Bưởi là loại quả dễ ăn nhưng có những thứ lại rất kỵ với bưởi, bạn quyết không được ăn nếu không sẽ rất hại sức khỏe.
Dịp Tết Trung thư sắp tới, ngoài món bánh trung thu thì bưởi cũng là loại quả không thể thiếu và được nhiều người yêu thích. Bưởi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tuy nhiên bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện Trực thuộc Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc, chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bưởi có chứa furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại. (Ảnh minh họa)
Thông thường, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hoá thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hoá để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Việc chuyển hoá giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Tức là do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.
Tuy nhiên, trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của enzyme CYPs. Do đó, việc chuyển hoá giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khoẻ, tương tự như dùng quá liều thuốc. Chẳng hạn như nếu đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi, nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan
Hơn nữa, nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ như thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức.
Khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hu Songlin đã liệt kê những loại thuốc sau đây, nếu đang dùng, bạn nên tránh ăn bưởi càng nhiều càng tốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn:
1. Thuốc hạ lipid máu: Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin
2. Thuốc hạ huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do ăn bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tuỳ thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
3. Thuốc ngủ: Diazepam, Midazolam, Triazolam, Buspirone
4. Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone, Quinidine
5. Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, sirolimus, tacrolimus.
6. Thuốc chống động kinh: Carbamazepine
7. Thuốc kháng sinh: Bao gồm những tên thuốc như clarithromycin, erythromycin, troleandomycin.
Bác sĩ Hu Songlin cũng nhắc nhở rằng nước ép bưởi hay bưởi đều có thể tác động tới thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác vốn có thể tránh được bằng cách sử dụng 2 tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ. Đối với nước bưởi này thì khoảng cách thời gian từ khi uống nước bưởi cho đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tương tác với nước bưởi) phải trên 24 giờ.
Tóm lại là nước ép bưởi và bưởi có thành phần tương tự nhau, khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng.
15 loại trái cây giá rẻ tốt nhất cho sức khỏe Bưởi, dứa, ổi, chuối, đu đủ... là những trái sẵn có ở Việt Nam. Nó cũng là những trái cây đứng đầu bảng tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Ăn trái cây thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều được tạo ra như nhau. Một số trong...