Bước tiến vượt bậc ngành tim mạch
Ở thời điểm hiện tại, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Thế nhưng, đến nay Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch.
Kỹ thuật tiên tiến tại Viện Tim mạch Việt Nam.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt – Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, nếu như trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch ở nước ta phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao thì hiện nay, thầy thuốc tim mạch Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới.
Cuối tháng 10 vừa qua, các chuyên gia của Viện Tim mạch Việt Nam đã thực hiện thành công ca can thiệp triệt đốt rung nhĩ sử dụng công nghệ tiên tiến bóng áp lạnh để cô lập các tĩnh mạch phổi. Đây là trung tâm tim mạch đầu tiên tại Việt Nam làm chủ kĩ thuật mới điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp này. Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.
Video đang HOT
Được biết từ năm 2009, Viện Tim mạch Việt Nam đã triển khai thường quy kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio, tuy nhiên thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài 3-5 giờ. Kỹ thuật triệt đốt nhiệt lạnh giúp giảm thời gian thủ thuật xuống còn 1-2 giờ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu quả tương đương.
Việc Viện Tim mạch Việt Nam làm chủ được các kĩ thuật tiên tiến điều trị rung nhĩ đã mở thêm hy vọng và cơ hội cho các bệnh nhân. Người mắc rung nhĩ từ đây không cần phải ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí cao hơn nhiều lần.
“Với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia đầu ngành cũng như quy trình kĩ thuật đã được Bộ Y tế cho phép, Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian tới sẽ triển khai thường quy kỹ thuật mũi nhọn này và có kế hoạch đào tạo, chuyển giao tới các trung tâm tim mạch khác trên cả nước” – PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Lân Việt dẫn chứng thêm: “Trong lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh, các thầy thuốc của chúng ta được mời tới nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm. Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim mạch phải ra nước ngoài gần như không còn, rất ít. Đối với bệnh tim bẩm sinh, hiện nay ở nước ta, có tới 80% bệnh nhân không phải can thiệp mổ”.
Thực tế, tại nước ta hiện nay, nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả. Nhiều phương pháp tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện trung ương mà còn được phổ biến đến các bệnh viện tuyến dưới.
Gần đây nhất, ngày 3/11, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thông tin: Một trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh đã được các bác sĩ liên viện Phụ sản Hà Nội và Nhi trung ương đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh. Cụ thể, ngay từ khi ở tuần thứ 22, các bác sĩ đã phát hiện thai nhi tiên lượng nặng, chậm phát triển trong tử cung, tim to, tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có tình trạng block nhĩ thất cấp III – cấp rất nặng. Đến tuần thứ 35, thai nhi có diễn biến xấu, suy chức năng tim, tràn dịch màng tim… nên được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.
Sau khi mổ đẻ thành công, em bé nặng 2.150g đã được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật ngay tại phòng sinh. Sau khi được đặt máy tạo nhịp, nhịp thất lên 120 lần/phút. Em bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 14 ngày sau cuộc phẫu thuật, nhịp tim của bé đã ổn định nhờ sự hỗ trợ của máy tạo nhịp, được ghép mẹ. Sức khỏe của bé đã ổn định để có thể tiếp tục theo cuộc điều trị sau này.
Đánh giá về sự phát triển của ngành tim mạch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng: Chuyên ngành tim mạch Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm qua. Công tác khám, chữa các bệnh lý tim mạch có nhiều kết quả đáng tự hào. Các kỹ thuật cao luôn được triển khai, cập nhật rất nhanh ở Việt Nam như can thiệp bệnh lý động mạch vành phức tạp. Người bệnh tim mạch Việt Nam đã được hưởng lợi ích của các tiến bộ khoa học và không còn cần phải ra nước ngoài chữa bệnh. Bộ Y tế đánh giá cao sự phát triển của chuyên ngành tim mạch và coi đây là một trong những điểm sáng của y tế nước nhà.
Bệnh tim mạch gây tử vong cao
Theo thống kê, hằng năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gấp đôi bệnh ung thư.
Một trong những nguyên nhân khiến những căn bệnh liên quan tim mạch trở thành "gánh nặng y tế" là người dân chưa chủ động phòng chống.
Điển hình, nhiều người chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, không ý thức trong điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.
Khi số người cao tuổi tăng, các bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh lý xơ vữa cũng tăng theo, là thách thức cho ngành tim mạch.
Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ được hầu hết kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước. Trước đây, nhiều bệnh nhân phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ. Nhưng, việc mỗi người tự giác phòng chống các bệnh về tim mạch vẫn là cần thiết và quan trọng.
Căn bệnh khiến nhiều người Việt tử vong cao gần gấp đôi ung thư Mỗi năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gần gấp đôi bệnh ung thư. Trong khi đó, kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ. Số người Việt tử vong vì tim mạch cao hơn ung thư Theo báo cáo gánh nặng...