Bước tiến về ứng dụng CNTT trong dạy và học
Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, một trong những giải pháp mà ngành Giáo dục Quảng Ninh ưu tiên hàng đầu chính là ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học.
Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, hoạt động này đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
Học sinh Trường THPT Hoàng Quốc Việt (TX Đông Triều), sử dụng máy tính bảng trong học tập.
Thí điểm mô hình đào tạo khởi nghiệp
Đầu tháng 6 vừa qua, Sở GD&ĐT và Trung tâm Tuổi trẻ Thành Đạt (Hà Nội) đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai thí điểm mô hình đào tạo khởi nghiệp “Không gian trải nghiệm CNTT” (viết tắt là Tech Hub) tại Quảng Ninh.
Theo bản ký kết này, Trung tâm Tuổi trẻ Thành Đạt sẽ chuyển giao, lắp đặt trang thiết bị, bản quyền chương trình và tài liệu gốc để triển khai mô hình đào tạo khởi nghiệp Tech Hub tại Trường THPT Hoàng Quốc Việt (TX Đông Triều) và Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), trong giai đoạn 2020-2021.
Cô giáo Vũ Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt, cho biết: Nhà trường có nền tảng ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học khá tốt, với 9 phòng học thông minh. Trường cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức kiểm tra, thi trực tuyến trên phần mềm Vittes, cho kết quả kiểm tra ngay trên máy tính sau khi học sinh thực hiện lệnh nộp bài. Trường rất mong mô hình Tech Hub nhanh chóng được triển khai.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai thí điểm mô hình đào tạo khởi nghiệp “Không gian trải nghiệm công nghệ thông tin” (Tech Hub) tại Quảng Ninh. Ảnh: Dương Hương
Video đang HOT
Bà Đoàn Bích Ngọc, Giám đốc điều hành Trung tâm Tuổi trẻ Thành Đạt, chia sẻ: Trong tháng 7/2020, chúng tôi sẽ triển khai việc thí điểm mô hình này tới 2 trường. Tại mỗi trường, chúng tôi sẽ cung cấp từ 10-15 máy tính, cũng như toàn bộ chương trình, tài liệu thực hiện. Chúng tôi tin là không gian trải nghiệm CNTT sẽ tạo ra môi trường học tập hiện đại, giúp giáo viên và học sinh có thể thực hành những chương trình đào tạo công nghệ tiên tiến trên thế giới, từ đó, góp phần nâng cao năng lực, tư duy sáng tạo và hình thành văn hóa khởi nghiệp cho học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Theo Sở GD&ĐT, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên được Bộ GD&ĐT chọn để phối hợp với Trung tâm Tuổi trẻ Thành Đạt đưa mô hình đào tạo Tech Hub vào nhà trường. Hiện 2 đơn vị đang tích cực phối hợp tốt để triển khai thành công việc thí điểm mô hình.
Đột phá ứng dụng CNTT trong dạy học
Qua tìm hiểu, được biết việc ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học đã và đang được ngành Giáo dục Quảng Ninh triển khai rất linh hoạt, hiệu quả ở các cấp học. Đến thời điểm này, toàn bộ dữ liệu học sinh, giáo viên (trừ các nhóm trẻ tư thục độc lập, các cơ sở đào tạo GDTX tại các trường cao đẳng, đại học) đã được thu thập và cập nhật vào cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT còn thực hiện việc gửi và nhận văn bản điện tử có ký số thông qua phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-office) với Bộ GD&ĐT. Đồng thời, Sở, các phòng GD&ĐT, các trường học trực thuộc Sở đã thực hiện chuyển nhận văn bản điện tử có ký số qua phần mềm quản lý văn bản.
Hiện tại, hệ thống hội nghị trực tuyến (công nghệ video conferencing) đã được triển khai từ Sở đến tất cả các phòng GD&ĐT. Hàng tháng, Sở GD&ĐT đều tổ chức giao ban trực tuyến tới toàn bộ các phòng GD&ĐT và các trường THPT trên toàn tỉnh.
Một tiết học có sử dụng máy tính bảng của học sinh Trường THPT Hoàng Quốc Việt (TX Đông Triều).
Bên cạnh việc thực hiện các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong công tác ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, ngành GD&ĐT Quảng Ninh còn mạnh dạn thực hiện nhiều nội dung đột phá. Toàn ngành đã đầu tư xây dựng 1.432 phòng học tương tác, phòng học thông minh tại 89 trường học.
Cùng với đó là đầu tư xây dựng hệ thống quản lý bài giảng elearning tại địa chỉ http://lv.quangninh.edu.vn với mục tiêu xây dựng một hệ thống soạn, giảng, quản lý bài giảng trực tuyến.
Để phục vụ hệ thống quản lý bài giảng trên, Sở GD&ĐT cũng đã đầu tư hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, phần mềm hệ thống, phần mềm giám sát đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh.
Có thể thấy, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của ngành Giáo dục. Những kết quả trên sẽ giúp ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục nâng cao về chất trong ứng dụng CNTT, góp phần phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn.
3 bà cháu bị ngộ độc sau khi ăn cam và dưa hấu, bác sĩ lên tiếng cảnh báo đề phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Thời tiết mùa hè nhiệt độ nắng nóng khiến cho thực phẩm dễ ôi thiu dẫn đến nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc sau ăn cam, dưa hấu
Theo thông tin, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc thức ăn. Được biết trước đó tại gia đình 3 bà cháu đã ăn cam và dưa hấu. Sau ăn, cả 3 bà cháu đều có biểu hiện đau bụng nhiều, nôn, sốt.
Sau khi được cấp cứu ở cơ sở y tế tuyến dưới, bà của 2 bệnh nhi đã được xuất viện, còn 2 bệnh nhi có biểu hiện nặng hơn đã được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Hai bệnh nhi cùng trú tại Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, 1 bệnh nhi 9 tuổi, 1 bệnh nhi 6 tuổi. Hai trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, li bì, nôn nhiều đại tiện phân lỏng không kiểm soát, sốt liên tục 39 - 40 độ C. Riêng bé 9 tuổi trong tình trạng rất nặng, rối loạn điện giải nghiêm trọng.
Hiện sau 2 ngày điều trị tích cực điều chỉnh dịch, cân bằng điện giải, sử dụng kháng sinh đường ruột, hạ sốt... trẻ ổn định hơn, tỉnh táo, không sốt, tình trạng nôn khan, đau bụng giảm và đại tiện phân lỏng đã được kiểm soát.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lợi, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhi cho biết: Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu điều chỉnh dịch, cân bằng điện giải, sử dụng kháng sinh đường ruột, hạ sốt. Đặc biệt, điện giải đã ổn định. Hiện 2 bệnh nhi đang được tiếp tục điều trị tại Đơn vị Hồi sức tích cực nhi - Khoa Nhi.
Mùa hè nắng nóng như hiện nay dễ dẫn đến ngộ độc
Ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng điển hình như: Sau ăn uống, xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu điển hình thì sẽ có từ hai người trở lên cùng bị bệnh tương tự như nhau sau khi cùng ăn, uống một loại thực phẩm nghi ngờ, người không ăn thì không bị bệnh.
Một bệnh nhân nhi điều trị tại bệnh viện
Bác sĩ Nguyễn Thị Lợi Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển người dân cần hết sức thận trọng trong việc chọn mua thực phẩm cần có nguồn gốc rõ ràng cũng như thận trọng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng như hiện nay dễ khiến thức ăn bị ôi thiu, biến chất dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc, người dân cần ăn chín, uống sôi; chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cố gắng tính toán nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn (vì khi ăn có lẫn thêm các vi khuẩn từ ngoài vào, việc này người dân ta không ai biết), để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.
Những người có sức đề kháng yếu (giảm miễn dịch) như đái tháo đường, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch (thuốc corticoid, thuốc chữa ung thư, các bệnh tự miễn dịch), người bị bệnh gan, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, người già, trẻ nhỏ... thì không nên ăn sống, đặc biệt thịt, cá sống, gỏi, hải sản sống, tiết canh. Vì nếu ăn vào thì dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn thường nặng hơn và dễ tử vong hơn so với người khác.
Khi phát hiện ra các trường hợp nặng, phức tạp do ngộ độc như: biểu tiêu hóa hoặc nhiễm trùng nhưng ở mức độ nặng (chỉ cần nôn liên tục nhiều lần, tiêu chảy liên tục nhiều lần, đau bụng dữ dội liên tục, sốt cao 39 độ C...).
Có thêm các dấu hiệu ở các cơ quan không phải tiêu hóa như thần kinh (ví dụ thấy rối loạn cảm giác, tê bì, yếu liệt, co giật, lơ mơ, bất tỉnh...) hoặc tim mạch (mạch nhanh quá, chậm quá, mạch không đều, huyết áp tụt) hoặc hô hấp (ví dụ khó thở),.... Khi có các dấu hiệu nặng như vậy thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Còn nếu chỉ có các triệu chứng tiêu hóa và bệnh nhân có thể uống được nước thì nên cho bệnh nhân uống dung dịch ORESOL (uống thay nước, cho hết khát và uống tiếp chừng nào còn tiêu chảy) hoặc nước khoáng, nước rau luộc pha muối...
Nữ sinh bị bạn lột đồ, quay clip: 'Gào khóc cũng...không tha' Mặc dù nữ sinh phản kháng yếu ớt, gào khóc nhưng các bạn không buông tha, thậm chí, có nam sinh còn dí hẳn điện thoại vào chỗ nhạy cảm để quay. Liên quan đến thông tin nữ sinh bị bạn lột đồ, quay clip ngay tại lớp học, ngày 17/6, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo Trung tâm Giáo dục...