Bước tiến hay gài bẫy?
Nga vừa bất ngờ đưa ra đề nghị giải pháp mới cho vấn đề Syria ngay trước khi hội nghị quốc tế về Syria được tiếp tục ở thủ đô Vienna của Áo.
Lực lượng nổi dậy ở thành phố Daraa (Syria) dùng bao cát làm chướng ngại vật đối phó các tay súng bắn tỉa của lực lượng chính phủ Syria – Ảnh: AFP
Động thái này khiến hội nghị có được có điểm xuất phát mới và sẽ thay đổi nội dung chương trình nghị sự. Như thế đồng nghĩa với kiến nghị định hướng mới cho giải pháp và Nga đã giành thế chủ động trong tiến trình tìm kiếm giải pháp ấy.
Nhìn từ phương diện ngoại giao thì mọi ý tưởng và đề nghị hướng tới giải pháp chính trị cho vấn đề Syria đều là những bước tiến đáng khích lệ. Đề nghị của Nga dựa trên thỏa thuận đã đạt được giữa một số bên liên quan từ năm 2012. Nội dung chủ yếu cũng định hướng trước hết vào một thời kỳ quá độ trước khi tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống, đi từ hiến pháp lâm thời đến hiến pháp chính thức ở Syria. Những nội dung như vậy được Nga tiếp nhận và thể hiện trong đề nghị mới để phương Tây và đồng minh không thể bác bỏ được.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phương Tây vẫn lo ngại về việc trong đề nghị mới, Nga không những để ngỏ phán quyết cuối cùng về số phận chính trị của Tổng thống Syria Bashir al-Assad mà còn muốn phân loại phe chống đối ở Syria thành “nhóm khủng bố” và “nhóm có thể cho tham gia vào giải pháp chính trị”. Mỹ, EU và đồng minh vẫn duy trì yêu cầu ông Assad phải ra đi, không dành cho ông vai trò gì trong tương lai chính trị của Syria đồng thời hậu thuẫn tất cả những ai chống đối vị tổng thống này. Vì thế, họ nghi ngại mắc bẫy Nga và nghi ngại này vẫn lấn át tính tích cực của mọi bước tiến.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Phe nổi dậy Syria khước từ giải pháp hòa bình mới
Phe nổi dậy Syria quyết không chấp nhận bất cứ giải pháp hòa bình nào tiếp tục tạo điều kiện cho ông Assad nắm giữ quyền lực.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Reuters
Ngày 11/11, phe nổi dậy Syria đã bác bỏ một đề xuất được cho là của Nga nhằm giải quyết cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm ở nước này, đồng thời cáo buộc rằng mục tiêu của Moscow chỉ là giữ quyền lực cho Tổng thống Bashar al-Assad, Reuters đưa tin.
Một tài liệu do Reuters công bố hôm thứ ba cho thấy Moscow muốn chính phủ Syria và phe đối lập nhất trí một quá trình cải cách hiến pháp kéo dài 18 tháng sau khi tổ chức bầu cử tổng thống sớm.
Trong tài liệu 8 điểm được cho là do Nga chuẩn bị sẵn này, ông Assad không bị loại trừ khỏi cuộc bầu cử tổng thống sớm. Phe đối lập Syria luôn tuyên bố rằng việc ông Assad từ chức là điều kiện tiên quyết cho bất cứ thỏa hiệp nào.
"Người dân Syria không bao giờ chấp nhận ông Assad tiếp tục nắm giữ quyền lực, và họ không chấp nhận khả năng đó theo bất cứ cách nào khác", Monzer Akbik, thành viên Liên minh Quốc gia Syria do phương Tây hậu thuẫn, tuyên bố.
"Người Nga đang tìm cách chơi trò mà họ từng bày ra ở Geneva", ông này nói, ám chỉ tới sự đổ vỡ của cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức năm 2014.
Hadi al-Bahra, một thành viên trong ủy ban chính trị của liên minh này, thì cho rằng vướng mắc chính hiện nay vẫn là ông Assad và bất cứ quá trình chính trị nào cũng cần phải đảm bảo tháo gỡ được vướng mắc này.
Một thành viên khác của liên minh là Michel Kilo khẳng định mục đích thực sự của Nga là giữ quyền lực cho ông Assad bằng "một quy trình bầu cử không công bằng", đồng thời tuyên bố sẽ không chấp nhận nếu ông này tiếp tục làm tổng thống sau bầu cử.
Ông Kilo nói rằng nếu Nga thành công trong việc thuyết phục các nước khác về ý tưởng này trong vòng đàm phán tiếp theo ở Vienna, đó sẽ là "một thảm họa", và nhấn mạnh rằng tương lai của Syria phải do người dân Syria quyết định.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố rằng họ không chuẩn bị bất cứ tài liệu nào trước khi các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế diễn ra ở Vienna vào tuần này. Các quốc gia khác tham gia đàm phán như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi đều tuyên bố rằng ông Assad phải ra đi để mở đường cho giải pháp hòa bình tại Syria.
Trí Dũng
Theo VNE
Nga phủ nhận việc đưa ra đề xuất cải cách tại Syria Nga đã đưa ra đề xuất để chính phủ Syria và phe nổi dậy tiến hành quá trình cải cách trong vòng 18 tháng, bắt đầu bằng một cuộc bầu cử, theo Reuters. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Nga phủ nhận thông tin này. Nga được cho là đã soạn ra bản đề xuất cải cách trong vòng 18 tháng tại Syria -...