Bước ra thế giới để làm chủ công nghệ
Đều còn rất trẻ và là những ‘bàn tay vàng’ trong các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, sau khi tiếp tục giành huy chương ở các kỳ thi quốc tế, họ trở về và tiếp tục huấn luyện tay nghề cho các thế hệ đàn em.
Trương Thế Diệu (phải) mang về chiếc huy chương bạc cho VN tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2019 – NVCC
SÁNH NGANG CÁC QUỐC GIA CÓ KỸ NĂNG VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN
Trương Thế Diệu, cựu sinh viên Trường CĐ Bách khoa Hà Nội, là người đạt thành tích cao nhất trong các kỳ thi kỹ năng nghề thế giới từ trước đến nay của Việt Nam. Để giành được chiếc huy chương bạc quý giá cho Việt Nam tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới được tổ chức tại Kazan, CHLB Nga năm 2019 ở nghề phay CNC, Diệu đã phải thi đấu trong căng thẳng nhiều giờ liền với đại diện của 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đạt kết quả 726 điểm, Diệu chỉ cách huy chương vàng 4 điểm, và ngang tài ngang sức với đại diện đến từ Hàn Quốc, Nhật – 2 quốc gia rất mạnh về kỹ năng nghề và có nền công nghệ vô cùng phát triển so với Việt Nam.
Trong khi đó, Nguyễn Duy Thanh, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chính là người đầu tiên giành được huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới vào năm 2015 ở nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin. Nguyễn Trần Bá Phước, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đạt huy chương đồng nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2017.
Nguyễn Thái Phương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới – NVCC
Còn Nguyễn Thái Phương, cựu sinh viên Trường CĐ Kỹ nghệ 2, năm 2019 là thí sinh nghề công nghệ nước duy nhất của Việt Nam tham dự kỳ thi tay nghề thế giới và đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc.
Video đang HOT
Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Quân, cùng là sinh viên Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cũng đạt chứng chỉ này ở nghề cơ điện tử trong cuộc thi cùng năm với Phương. Đỗ Công Nguyên, sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội, đạt huy chương vàng ASEAN nghề nấu ăn.Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Thiết, sinh viên Trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội, cùng đạt huy chương vàng ASEAN nghề tự động hoá công nghiệp…
Tiến sĩ Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH), là chuyên gia đưa các đoàn thí sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới từ những lần đầu tiên, cho biết: “Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN năm 2000 và luôn xếp ở nhóm 4 quốc gia có thành tích cao nhất. Kể từ năm 2010 đến nay, chúng ta thuộc tốp 3 quốc gia luôn đứng đầu khu vực. Ở kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới, Việt Nam bắt đầu tham dự từ năm 2007 và đã giành được nhiều chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, 2 huy chương đồng, 1 huy chương bạc.
Như vậy, xét về thành tích dự thi kỹ năng nghề, trình độ thí sinh Việt Nam đứng đầu khu vực và không hề thua kém các nước tiên tiến trên thế giới. Điều này khẳng định, thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ giỏi và xuất sắc về lý thuyết thể hiện ở các cuộc thi Olympic quốc tế về toán, lý, hóa mà còn giỏi về khả năng sáng tạo, linh hoạt và vận dụng một cách chuyên nghiệp các kiến thức ở trình độ cao vào thực tiễn sản xuất với công nghệ tiên tiến bậc nhất khu vực và thế giới”.
THAM GIA VÀO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Theo ông Trường, hiện các thí sinh từng đạt huy chương tại các kỳ thi khu vực và thế giới trở về đều có một nền tảng rất tốt, chuyên nghiệp, chuyên môn cao, linh hoạt và sáng tạo trong công việc, phát huy tốt nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, nhiều “bàn tay vàng” đã trở thành giáo viên nòng cốt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và ĐH, được ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam mời tham gia biên soạn, làm giám khảo tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, làm chuyên gia huấn luyện của Việt Nam tại các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.
Chia sẻ về những lợi thế của mình nhờ có kinh nghiệm từng tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới với với những thành tích cao, Trương Thế Diệu bày tỏ: “Tấm huy chương bạc chính là động lực để em tiếp tục học hỏi, tìm tòi trong lĩnh vực phay CNC để làm chủ được công việc và có thêm kiến thức đào tạo cho các thí sinh tương lai, với mục tiêu giúp các em có thể giành thành tích cao hơn thành tích bản thân em năm 2019 vừa rồi”.
Còn Nguyễn Duy Thanh luôn tự nhủ: “Máy móc, công nghệ luôn phát triển và thay đổi không ngừng, những gì của hôm nay, ngay ngày mai đã có thể lỗi thời, nên em luôn nghĩ mình phải thường xuyên học hỏi, nắm bắt cái mới, không tự mãn với những thành công đã đạt được. Càng trẻ thì chúng ta càng phải có ý thức hoà vào dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nỗ lực làm chủ các kỹ năng nghề, nếu không sẽ bị tụt hậu và đào thải”.
Có nên thưởng tiền cho giảng viên nghiên cứu khoa học?
Việc các trường đại học thưởng tiền cho giảng viên nghiên cứu khoa học là không sai, vì tùy thuộc vào kinh phí của mỗi trường.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học ở trường cần được đưa vào quy chế, thay vì khuyến khích như hiện nay.
Đua nhau treo thưởng
Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (UEH) công bố thưởng tiền cho các sinh viên, giảng viên có nghiên cứu được công bố quốc tế. Cụ thể, mức thưởng cho một bài báo công bố quốc tế đạt ISI/Scopus Q1 có IF> 2 là 200 triệu đồng; ISI/Scopus Q1 có IF> 1 là 150 triệu đồng; ISI/Scopus Q1 có IF
Đây là một trong những giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế của trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Chính sách mới này được đưa ra sau thời gian vừa qua chỉ có 15% giảng viên của trường tham gia hoạt động tham gia nghiên cứu hàn lâm và công bố quốc tế.
Bên cạnh việc treo thưởng, để thúc đẩy giảng viên nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, trường ĐH Kinh tế TP. HCM sẽ thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh theo chuyên ngành hoặc liên ngành, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phòng làm việc đồng thời giới thiệu nhóm nghiên cứu với các tổ chức trong nước và quốc tế.
Trường hỗ trợ kinh phí hoạt động khoảng 35 triệu/năm cho nhóm nghiên cứu có kế hoạch hoạt động, chương trình làm việc cụ thể và được Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu.
Đối với các nghiên cứu sinh của trường khi công bố quốc tế được hưởng chính sách khen thưởng viên chức; khuyến khích nghiên cứu sinh mời các thầy/cô có kinh nghiệm công bố quốc tế cùng đứng tên bài báo. Viên chức của trường đang làm việc/học tập tại nước ngoài có bài báo công bố quốc tế được thưởng theo xếp hạng của tạp chí công bố.
Việc nghiên cứu khoa học ở trường cần được đưa vào quy chế, thay vì khuyến khích như hiện nay.
Tương tự, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng đã áp dụng chính sách thưởng cho giảng viên có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI/Scopus với mức 30 triệu đồng/bài (trước đó, mức thưởng là 8 triệu đồng/bài). Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thường được hỗ trợ khoảng 60 triệu đồng.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cũng tăng mức đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Trường cũng đưa ra chính sách mới khuyến khích nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên. Theo đó, giảng viên có bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín của quốc tế danh mục ISI sẽ được thưởng 50 triệu đồng, đăng trên tạp chí khoa học của trường cũng được hỗ trợ 3 triệu đồng. Sinh viên có công trình nghiên cứu tốt sẽ được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/đề tài.
Có nên thưởng?
Theo lãnh đạo trường ĐH Kinh tế TP. HCM, chính sách khuyến khích cũng phần nào giúp gia tăng bài báo quốc tế của trường bên cạnh các quy định về nghiên cứu khoa học bắt buộc đối với giảng viên, số tiến sĩ tăng, thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh.
Còn PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng trường ĐH Mở TP. HCM cho biết, trường bắt đầu chính sách thưởng công bố quốc tế từ năm 2017 và có điều chỉnh mức thưởng theo hướng tăng lên. Mức thưởng dao động từ 40 - 100 triệu đồng/bài tùy loại tạp chí.
Theo ông Hà, số bài báo quốc tế tăng lên có tác động rất lớn từ chính sách khuyến khích của trường. Việc thưởng tuy chưa nhiều nhưng đã tạo động lực cho giảng viên, nghiên cứu sinh chú ý hơn đến việc công bố. Giảng viên cũng chú ý kết nối với các giáo sư ở các trường nước ngoài.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM cho biết, chính sách khuyến khích này đã có tác động tích cực khi số lượng công bố quốc tế của trường tăng theo từng năm. Năm 2018 trường chỉ có 50 bài, năm 2019 tăng lên 92 bài.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giảng viên cao cấp thì giảng viên phải chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học.
Chủ trì hoặc tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của khoa và chuyên ngành; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng.
Các chuyên gia cho rằng, việc các trường đại học thưởng tiền cho giảng viên nghiên cứu khoa học là không sai, vì tùy thuộc vào kinh phí của mỗi trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học ở trường cần được đưa vào quy chế, thay vì khuyến khích như hiện nay.
Chất lượng đào tạo: Ngành mới và nỗi lo cũ Thời điểm này, học sinh lớp 12 trên cả nước đang rục rịch chuẩn bị cho ôn thi tốt nghiệp THPT và đăng ký tuyển sinh. Ghi nhận trong mùa tuyển sinh 2021 cho thấy, nhiều trường ĐH sẽ mở thêm những ngành học mới, đặc biệt là nhóm ngành đào tạo y dược. Sinh viên y khoa đi thực tập. Mở ngành...