Buộc doanh nghiệp nới room, có khả thi?
Để gỡ tắc cho việc áp dụng quy định nới room tại Nghị định 60/2015, có ý kiến cho rằng, thay vì trao cho DN quyền quyết định có nới room hay không, nhà quản lý nên tính tới đưa ra quy định buộc DN phải thực hiện nới room bằng cách áp đặt một liều lượng hợp lý.
Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhìn nhận, để hiện thực hóa ý tưởng trên không đơn giản và nếu không cẩn trọng sẽ can thiệp vào quyền tự chủ, tự quyết của DN. Thông lệ quốc tế cho thấy, không quốc gia nào ép DN phải mở room cho NĐT nước ngoài, mà quyết định này thuộc về những ông chủ góp vốn vào DN. Đây là luật chơi sòng phẳng của thị trường, do đó Nhà nước không nên can thiệp.
Sở dĩ, việc trao quyền cho DN nới room ở các nước thực hiện suôn sẻ, không bị vướng mắc nhiều là bởi điều kiện kinh doanh, hệ thống ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở các quốc gia khác không quá phức tạp như tại Việt Nam. Do đó, các DN dễ dàng nới room, mà không phải tốn thời gian rà soát các điều kiện kinh doanh như các DN Việt Nam đang phải tiến hành.
Để thúc đẩy DN nới room, giải pháp có tính khả thi và phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hiện tại là rà soát để tiết giảm tối đa ngành nghề kinh doanh có điều kiện, qua đó mở rộng không gian nới room cho DN. Chẳng hạn, nếu hiện có 100 ngành nghề đang hạn chế nới room đối với NĐT nước ngoài, thì nên rà soát để giảm xuống còn 70 ngành, 50 ngành, hay 30 ngành…
Giới chuyên gia nhìn nhận, thông lệ quốc tế tại nhiều nước cho thấy, họ có rất ít ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đồng nghĩa với việc các ngành nghề không thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện, NĐT nước ngoài được sở hữu tối đa vốn của DN nước sở tại. Thậm chí, để tạo sự thông thoáng cho nới room, tại những DN hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan quản lý vẫn ấn định tỷ lệ room nước ngoài có thể cao hơn mức trung bình của ngành này… Đây là kinh nghiệm Việt Nam nên học hỏi.
Giới đầu tư và chuyên gia đang kỳ vọng, việc Chính phủ đang quyết liệt rà soát để cắt giảm mạnh điều kiện kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho DN, cũng như quyết tâm hoàn thiện việc ban hành chi tiết các điều kiện kinh doanh được quy định khung tại Luật Đầu tư trước ngày 1/7/2016, sẽ góp phần gỡ tắc cho nới room trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nới room chỉ là một trong những giải pháp để thu hút vốn ngoại. Nghĩa là ngay cả khi giải pháp kỹ thuật cho câu chuyện này có lời giải tối ưu, rất có thể dòng vốn ngoại vẫn chưa chảy mạnh vào TTCK Việt Nam, nếu nhiều hạn chế hiện tại theo phản ánh của NĐT ngoại chậm được khắc phục như: kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, vững chắc; hệ thống pháp lý bảo vệ NĐT chưa cao; tính minh bạch của thị trường chậm được cải thiện, nhất là các DN niêm yết; hệ thống kế toán chưa tương thích với chuẩn quốc tế…
Video đang HOT
Theo NTD
Đẩy VN-Index vượt 600 điểm, P-Notes đang mua cổ phiếu nào?
Để lên trên 610 điểm, chỉ số VN-Index đã nhờ đến một số cổ phiếu ngân hàng. Nhưng trước đó, VN-Index đã vượt qua mốc 600 điểm nhờ sự giúp sức của dòng tiền P-notes.
Theo một báo cáo công bố đầu tháng 5, CTCK BIDV (BSC) lý giải rằng việc nước ngoài mua ròng trong tháng 4 được cho là do dòng tiền P-notes được quản lý bởi các ngân hàng đầu tư nước ngoài đang hoạt đông tại Việt Nam trong bối cảnh dòng vốn ngoại từ ETF và các quỹ hiện hữu khá im ắng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Khối ngoại tập trung mua vào các cổ phiếu Bluechip nên tạo hiệu ứng tăng điểm cho các chỉ số.
Chứng chỉ tham gia đầu tư P-notes, hay participatory notes, là môt dạng công cụ tài chính phai sinh được phat hành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài bởi các tổ chức đầu tư hoạt đông ở các thị trường chứng khoán mới nổi.
Dựa trên môt danh mục cổ phiếu (thường là những cổ phiếu lớn, có thanh khoản tốt, mang tính đại diện thị trường) đang nắm giữ, tổ chức tài chính hoạt đông tại thị trường đó sẽ phát hành P-notes cho nhà đầu tư nước ngoài không muốn hoạt đông hoặc không có điều kiện đầu tư trực tiếp vào thị trường đó. Phí quản lý P-notes thường dưới 1%, tùy theo mức đô rủi ro của các thị trường. Các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường tính phí từ 1,5-2,5%.
Về ưu điểm của P-notes, đây là môt dạng công cụ phai sinh nhưng lại hầu như không có những tính chất của các loại công cụ phai sinh khac như Hợp đồng hoan đổi, Hợp đồng quyền chọn hay Hợp đồng tương lai phổ thông nên nguy cơ tạo ra những biến đông bất lợi khó dự báo từ công cụ này không lớn lắm. Ngoài ra, do P-notes dễ mua dễ bán, nên việc huy đông vốn qua P-Notes trở nên dễ dàng hơn. Dòng vốn từ P-notes thường chỉ mang tính chất ngắn hạn, khó nắm bắt, nhưng có thể góp phần tạo thanh khoản cho thị trường, vì P-notes chỉ mua bán các cổ phiếu blue-chip.
Về nhược điểm, giao dịch của khối ngoại qua P-notes có quy mô quá lớn quá sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho thị trường, có thể tạo ra những cú sốc lớn.
BSC cho biết P-notes đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian dài, nhưng thu hút sự chú ý của thị trường vào nửa cuối 2009 và 2010, đóng góp cho mức mua ròng kỷ lục hơn 15.250 tỷ đồng của khối ngoại trong năm 2010.
P-notes đang mua cổ phiếu nào?
Dòng tiền P-notes đã có dấu hiệu đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 4/2016. Nhưng câu hỏi nhiều nhà đầu tư băn khoăn là P-notes đang mua những cổ phiếu nào.
Theo ông Bùi Huy Hoàng, một nhà quản lý quỹ cấp cao cho một quỹ đầu tư của Nhật Bản, cho biết dòng tiền P-notes đã bắt đầu giải ngân trở lại từ cuối năm 2014 khi mức độ lạm phát và việc phá giá đồng VND không còn gay gắt nữa. Hoạt động mua của P-notes rõ nét nhất là từ đầu năm 2016, với khối lượng mua tương đối lớn.
Dòng tiền đầu cơ của khối tổ chức nước ngoài này xoáy vào các cổ phiếu có trọng số vốn hóa lớn, gồm 5 cổ phiếu trong rổ MSCI của Việt Nam.
"GAS, BVH, VCB, VIC và MSN là những cổ phiếu họ (P-notes) đang mua suốt từ tháng 4, lên họ cũng mua, xuống họ cũng mua, gần như không bán. Quy mô có thể lên đến 2.000 tỷ đồng," ông Hoàng chia sẻ.
Nhà quản lý quỹ này lưu ý thêm rằng nhiều công ty quản lý quỹ đều có hệ thống đo dòng tiền của các quỹ nước ngoài. P-notes là dòng tiền được các nhà đầu tư nước ngoài ủy thác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua các ngân hàng nước ngoài đã hoạt động lâu dài tại Việt Nam. P-notes chỉ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, để vào được và ra được nhanh chóng.
Ông Hoàng cho biết không mua thỏa thuận, mà giải ngân trực tiếp trên sàn, đặc biệt là BVH và VIC. Kể cả khối ngoại có bán VIC, chủ yếu bán thỏa thuận, nhưng trong phiên P-notes vẫn mua trực tiếp trên sàn.
Việc P-notes mua 5 cổ phiếu lớn, theo nhà quản lý quỹ này, là vì thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng từ thị trường cận biên lên thành thị trường mới nổi. Khi chứng khoán phái sinh được triển khai vào tháng 7 tới, nó sẽ giúp dòng tiền khối ngoại theo trường phái đầu tư tăng trưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất mạnh.
"P-notes đi tắt đón đầu. Họ biết khi thị trường phái sinh triển khai vào tháng 7 tới, sẽ có 1 lượng vốn ngoại thực sự, vốn ngoại lâu dài đến Việt Nam. Nên P-notes mua trước."
Tuy nhiên, dòng tiền P-notes "không đánh vào các cổ phiếu đầu cơ" hay những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như CTG, BID, HSG, HPG hay MBB.
P-notes đẩy VN-Index lên trên 600 điểm, nhưng...
Mặc dù góp phần đẩy chỉ số VN-Index lên trên 600 điểm, nhưng việc chỉ số này tiếp tục tăng lên các mốc cao hơn được cho là có sự góp sức của cổ phiếu ngành ngân hàng.
"P-notes có vai trò kéo thị trường bứt qua ngưỡng 600 điểm, còn từ 600 điểm đến giờ lại có sự ủng hộ của cổ phiếu ngành ngân hàng," ông Hoàng đánh giá.
Chỉ số VN-Index ngày 11/5 đã tăng vọt hơn 9 điểm lên 614,06 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 5/11/2015.
Ông Hoàng cho rằng dòng tiền vào cổ phiếu vào các ngân hàng như VCB, CTG và BID là do khối ngoại tìm cách nắm bắt cơ hội khi sắp tới các ngân hàng thuộc khối quốc doanh sẽ hạ tỷ lệ sở hữu nhà nước và bán cổ phiếu cho nước ngoài. Đó mới thực sự là quỹ ngoại đầu tư lâu bền, lâu dài ở Việt Nam.
Nhà quản lý quỹ này cho rằng "P-notes đến tầm này đã xong vai trò rồi. Các cổ phiếu P-notes mua đã tăng gần 20% về giá rồi, lúc này mức độ hấp dẫn không còn mấy".
Theo_NDH
Doanh nghiệp bất động sản đang chịu thành kiến về thuế Không phải là ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng lâu nay, kinh doanh bất động sản vẫn gánh chịu nhiều thành kiến mà câu chuyện cấn trừ lãi - lỗ của khối doanh nghiệp này là ví dụ "kinh điển". Nhiều chủ đầu tư dự án sẽ gặp khó khăn khi bị cấm bù trừ lỗ, bởi 70% trong số khoảng 1.700...