Bước chuyển trong lựa chọn ngành
Ngày 17/4 là thời hạn kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2014 tại trường THPT. Theo ghi nhận từ các phòng GD&ĐT trên địa bàn Hà Nội và một số trường THPT, trong đợt thu nhận hồ sơ này, khối ngành kinh tế vẫn được nhiều thí sinh (TS) lựa chọn, tuy nhiên không còn ồ ạt như các năm trước; hồ sơ khối A, D vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo.
Khối ngành kinh tế đã giảm nhiệt
Tại điểm thu nhận hồ sơ của Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn, cán bộ thu nhận hồ sơ cho hay, lượng TS đến nộp hồ sơ dồn vào 2 ngày cuối (16 – 17/4), đến 3 giờ chiều 17/4, đã nhận được 246 hồ sơ. Theo thống kê sơ bộ, trong số 246 hồ sơ đã nộp tại đây, có 35 hồ sơ dự thi vào ngành Sư phạm, 25 hồ sơ dự thi ngành Kinh tế, còn lại phần lớn TS đăng ký vào các trường top giữa, điểm đầu vào vừa phải như: ĐH Tài nguyên môi trường, ĐH Công đoàn, ĐH Thương mại, ĐH Kinh doanh và Công nghệ… Nhận định về xu hướng lựa chọn trường, chuyên viên của Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, số lượng TS đăng ký vào những trường top đầu rất ít. Năm nay, TS đã biết lượng sức, lựa chọn trường phù hợp với năng lực. Đó có thể do sự quan tâm từ gia đình, định hướng, hướng nghiệp từ phía nhà trường tốt hơn.
Thí sinh nộp hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ năm 2014. Ảnh: Phương Vy
Nếu trong khu vực thành thị, dù đã giảm nhiệt nhưng lượng hồ sơ nộp vào khối ngành Kinh tế vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi ở khu vực ngoại thành, sức hấp dẫn của ngành này không còn như trước. Đây có lẽ là một thay đổi đáng kể trong mùa tuyển sinh năm nay. Ông Giang Quang Tú – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng cho biết, nếu như mọi năm, các em dự thi khối Kinh tế chiếm khoảng 50% thì năm nay ước chừng chỉ khoảng 20%. “Trong số hơn 600 hồ sơ ĐKDT của TS tự do, chủ yếu là thi vào ĐH Công nghiệp, Sư phạm và một số trường top giữa. Theo tôi, năm nay khối Kinh tế giảm so với mọi năm, do các em được định hướng thực tế, đã lựa chọn khối ngành thi phù hợp năng lực” – ông Tú cho hay.
Khối C vẫn… “đìu hiu”
Video đang HOT
Theo thống kê từ các điểm thu nhận hồ sơ, khối C năm nay vẫn không cải thiện được tình hình so với những mùa tuyển sinh trước. Lựa chọn chủ yếu của TS vẫn là khối A, A1 và khối D. Cô Hà Thị Phương Lan – Phó Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, trường có hơn 670 học sinh, đã thu nhận hơn 2.000 hồ sơ. “So với kỳ tuyển sinh năm ngoái, lượng hồ sơ dự thi khối C năm nay không có biến động, rất ít. Đa số các em vẫn chọn thi khối A, A1 và D, bởi các trường đều có khối ngành học này. Khó tiên đoán được lượng hồ sơ chính thức, vì mỗi TS nộp ít nhất từ 3 – 4 hồ sơ nên sẽ có nhiều hồ sơ ảo” – cô Lan nhận định. Tại phòng GD&ĐT quận Đống Đa, bà Phạm Thị Hạnh – cán bộ phụ trách thu nhận hồ sơ cho hay, hồ sơ của TS năm nay không tập trung vào khối Kinh tế hay Sư phạm như năm trước mà rải ra nhiều khối ngành như Kỹ thuật, Y dược. Đáng chú ý là sự giảm mạnh lượng hồ sơ từ TS tự do. “Phần lớn các em đã trúng tuyển nguyện vọng 2, 3 đều đăng ký nhập học. Với lượng TS tuyển mạnh như năm trước thì năm nay rõ ràng còn rất ít TS tự do tiếp tục đăng ký dự thi ĐH, CĐ” – bà Hạnh nói.
Nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết vẫn còn tình trạng sai sót trong hồ sơ ĐKDT nhưng đã giảm so với năm ngoái. Những sai sót chủ yếu là ở mã ngành, trường không tổ chức thi, khu vực ưu tiên. Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 có những đổi mới đáng kể, đặc biệt, việc phân luồng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo đã góp phần tạo nên những chuyển biến đáng kể trong việc giảm bớt lượng hồ sơ ảo. Ngoài ra, tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng nhiều đã tạo nên những bước chuyển đáng kể trong việc lựa chọn ngành, chọn trường của TS năm nay.
Theo TNO
Thông tin mới nhất kỳ thi ĐH, CĐ 2014: Quy định xét tuyển trong tuyển sinh
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2014/BGDĐT ngày 11/3/2014 sửa đổi - bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các trường, Bộ GD&ĐT dự kiến ban hành quy định về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Sau khi ban hành Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được những đề xuất về phương án xét tuyển từ nhiều chuyên gia và nhà trường.
Bộ cũng đã tổ chức hai hội thảo (tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) để lấy ý kiến của cơ sở giáo dục đại học về những phương án này. Tham dự Hội thảo gồm các đại biểu từ hai Đại học Quốc gia, một số trường đại học trọng điểm, các Đại học vùng và hơn 60 trường đại học, cao đẳng khác, trong đó có 40 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến ban hành quy định về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy như sau:
Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của các trường
Các trường có Đề án tự chủ tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đáp ứng các yêu cầu theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy thì tổ chức xét tuyển theo các quy định tại Đề án.
Xét tuyển theo kỳ thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ kết quả thi của thí sinh trong cả nước đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét công bố một số mức (3 hoặc 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào đại học và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào cao đẳng.
Các trường đại học, cao đẳng
Trước ngày 20/5 hằng năm, nếu thấy cần thiết, các trường tự quyết định và công bố công khai một môn thi chính theo khối thi được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường;
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mức điểm xét tuyển cơ bản:
- Đối với các trường, ngành không qui định môn thi chính:Xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển cơ bản vào đại học (đối với các trường đại học) hoặc mức xét tuyển cơ bản vào cao đẳng (đối với các trường cao đẳng) mà Bộ đã công bố.
Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính : Xác định và công
bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính (tổng điểm 3 môn thi, trong đó có 1 môn thi chính nhân hệ số 2) vào trường hay vào từng ngành của trường.
Giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển này (điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính chia cho 4) không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào học đại học (mức điểm xét tuyển cơ bản vào đại học chia cho 3, đối với các trường đại học) hoặc giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào cao đẳng (mức điểm xét tuyển cơ bản vào cao đẳng chia cho 3, đối với các trường cao đẳng) đã được Bộ công bố.
Tổ chức xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đạt mức từ mức điểm chuẩn xét tuyển trở lên (điểm chuẩn xét tuyển cơ bản hoặc điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính) theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Theo VNE
ĐH Kinh tế, Y dược TP HCM công bố tuyển thẳng Cac ĐH lớn tại TP HCM như Khoa học tự nhiên, Sư phạm TP HCM... vưa công bố thông tin tuyển thẳng, trong đo nhiều trường không hạn chế số lượng. ĐH Kinh tế TP HCM sẽ ưu tiên xét tuyển các thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn Toán,...