“Bùng nổ” tranh cãi về giáo dục khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ
Quan điểm “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ” gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh “thả cơn mưa” lời khen.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học- ĐH Sư phạm Hà Nội, vừa có bài chia sẻ quan điểm “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ” .
Nữ tiến sĩ giáo dục chia sẻ, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.
Quan điểm này gây tranh cãi trên mạng xã hội!
Trả lời PV Dân trí , một số chuyên gia cho rằng cần xem xét lại quan điểm này về mặt khoa học. Tuy nhiên, nhiều độc giả lại “thả cơn mưa lời khen” cho TS Vũ Thu Hương.
Chỉ khuyên nhủ thôi: Chưa đủ!
Trong thư gửi đến tòa soạn, độc giả T. Thanh ủng hộ quan điểm của trên đây của TS Vũ Thu Hương: “Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh, thuốc ngọt không làm được điều đó. Có những lỗi của trẻ cần phạt theo mức độ, kể cả dùng rồi vọt. Trẻ không bị đau sẽ không biết làm người khác đau sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mức phạt cần trong giới hạn, không quá lạm dụng và biến tướng nó là được”.
Đồng quan điểm trên đây, độc giả Dien Nguyen cho rằng, các cụ xưa đã có câu “ Thương cho roi cho vọt” nên lớp người cũ có quan điểm sống khác. Riêng lớp trẻ hiện nay, do ít nhiều không được rèn dũa đạo đức nghiêm khắc nên có tình trạng đạo đức xuống cấp.
Độc giả Nguyễn Duy Hy tuyệt đối đồng thuận với quan điểm của TS Thu Hương. “Thế hệ chúng tôi lớn lên và trưởng thành trong chiến đấu, trong học tập xây dựng đất nước, đều được giáo dục bằng phương pháp này. Mặc dù ở tuổi trên dưới 70 nhưng chúng tôi tự hào đã trưởng thành như bố mẹ mong đợi”, độc giả này nói.
Đồng tình với quan điểm này, bạn Nguyễn Chiến Thắng cũng đưa ra câu chuyện ngày xưa trẻ con nghịch ngợm, ông bà vẫn cho ăn roi ăn vọt là chuyện thường. Đa phần trẻ nhận được sự chỉ bảo ấy đều ngoan, không hẳn sang chấn tâm lý. Tất nhiên quan điểm của độc giả này, trách phạt phải có mức độ, không để đến mức bạo hành.
“Rất cảm ơn tiến sĩ bởi quan điểm và nhận xét rất đúng, chuẩn mực. Thực tế từ những năm 2000 tới nay, đạo đức giới trẻ còn học trên ghế nhà trường ngày càng đi xuống, chúng ta đừng đỗ lỗi cho ai mà hãy tự nhìn nhận thực tế”, độc giả Đinh Nhật viết.
Còn theo bạn T. Thái: “Cá nhân tôi cho rằng, suy nghĩ của Tiến sĩ Vũ Thu Hương là hợp lý. Các cụ ta đã nói “Dạy con từ thủa còn thơ” hay “Thương cho roi, cho vọt”; Từ suy nghĩ, hành động của các con, tôi thấy chúng không nghe, không sợ bố mẹ bằng thầy, cô giáo. Vậy mà nơi để uốn nắn chúng nên người lại chỉ “khen”, không có “phạt”, vô tình chúng ta đã dạy con cháu chúng ta thói nịnh bợ, hay đề cao cái” tôi” từ bé”.
“Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên. Tuy hôm nay chúng là trẻ con nhưng đó lại là tương lai sau này. Khi chuyển từ giáo dục cho roi cho vọt hẳn sang hình thức cưng chiều vô nguyên tắc, không áp dụng bất cứ hình thức phạt nào, sẽ chẳng bao giờ chúng ta có lớp công dân ý thức xã hội, có kỹ năng vượt khó trong đời và không biết tuân thủ pháp luật.
Video đang HOT
Khẳng định mình hoàn toàn đồng tình với TS Thu Hương về quan điểm giáo dục trên đây, độc giả Nguyễn Hiền cũng khẳng định, đã đến lúc không thể lấy “lời khuyên nhẹ nhàng” đối với những thói hư tật xấu của những học sinh cố tình vi phạm kỷ luật. Theo đó, phải có hình thức “phạt” hợp lý, đúng luật định, mới mong ngăn chặn tình trạng học sinh hư hỏng, coi thường thầy cô, nhà trường như hiện nay .
Quan điểm “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ” gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số chuyên gia cho rằng cách thức này chưa đúng nhưng phụ huynh “thả cơn mưa” lời khen (Ảnh: Minh họa).
Trừng phạt khiến trẻ lo âu, bẽ mặt
Trong số “cơn mưa lời khen”, một số độc giả và chuyên gia nêu quan điểm trái ngược. Bạn Thanh Tùng cho rằng, cần áp dụng cả hai biện pháp “khuyên nhủ” và “phạt” phù hợp, bởi mỗi cách thức đều có mặt tích cực, tiêu cực.
Độc giả Nguyễn Hà An cũng phản đối và cho rằng, khi một đứa trẻ đánh bạn mà “phạt” chép thêm một trang vở là không đúng.
“Có lẽ TS Thu Hương chưa đọc tài liệu về “giáo dục kỷ luật tích cực”. Vì vậy, hãy suy nghĩ thấu đáo khi nêu ra quan điểm giáo dục”, độc giả này nêu quan điểm.
“Nên đổi là “giáo phạt” chứ không phải là giáo dục. Hiện có nhiều nền giáo dục không phạt nhưng tại sao họ vẫn phát triển mà mình lại đi theo hướng ngược lại”?, độc giả Lương Lộc đặt câu hỏi.
Trao đổi với PV Dân trí , PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHGD- ĐHQG Hà Nội) cho rằng, việc kết luận mang tính thái cực, trắng- đen của chuyên gia Vũ Thu Hương trên đây rất khiên cưỡng.
“Không thể kết luận rằng, giáo dục bằng lời khuyên là phản tác dụng mà phải xem xét cách thức đưa ra lời khuyên có đúng không, người đưa ra lời khuyên có phải là tấm gương xứng đáng không, mối quan hệ giữa người đưa ra lời khuyên và người nhận lời khuyên có gần gũi, chân thành với nhau hay không.
Cha mẹ giáo dục con bằng lời khuyên, con không nghe, thậm chí làm trái thì không phải là lời khuyên vô dụng mà chính là vì bản chất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không lành mạnh.
Điều cần làm ở đây không phải là lên án giáo dục bằng lời khuyên mà cần sửa chữa lại mối quan hệ mẹ – con”, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.
Đặc biệt, chuyên gia này khẳng định, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc trừng phạt nghiêm khắc chưa chắc đã khiến trẻ tự giác thực hiện theo những gì người lớn muốn và tính kỷ luật. Trái lại, trừng phạt làm trẻ cảm thấy lẫn lộn, lo lắng, bẽ mặt, tức giận và muốn đáp trả lại.
Ông Ngô Minh Uy, Giám đốc Công ty Tâm lý chuyên nghiệp WE Link, Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục TPHCM cũng chia sẻ quan điểm về cách dạy trẻ trên đây của TS Vũ Thu Hương.
Chuyên gia này lý giải, cách thức trên đây chung quy là làm cho đứa trẻ sợ hãi mà thay đổi hành vi theo ý người lớn. Tuy nhiên, một con người phát triển khỏe mạnh và lộ ra hết được các tiềm năng của chính người đó, chứ không phải nghe lời theo chuẩn mực của người khác hay xã hội.
“Lâu nay nhiều người có thói quen la mắng và trừng phạt đứa nhỏ, với mục đích khuất phục đứa trẻ bằng nỗi sợ. Đến ngày điều này đã được nội tâm hóa khiến chúng ta vô cùng thụ động và không có được lòng tự tôn khỏe mạnh. Vậy nên, đừng mong chúng ta thành những “công dân toàn cầu” dám có ý kiến hay quan điểm của bản thân”, ông Ngô Minh Uy nói.
Chủ tịch Hội đồng giáo dục Nguyễn Tùng Lâm: Trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục trẻ, nhưng không phải cứ sai là phạt!
"Khuyên nhủ là dẫn dắt học trò, dẫn dắt bọn trẻ làm những điều đúng từ việc nhận thức được lỗi sai của chính mình và lựa chọn phương án thay đổi để trở nên tích cực. Đây là cả một quá trình, không phải chỉ dựa vào phạt!" - TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nói.
Mới đây, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục có bài chia sẻ về quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" đang gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Cũng trong bài chia sẻ này, nữ tiến sĩ giáo dục cho rằng, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.
Trao đổi với PV Dân trí rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra nên hiểu hình thức "phạt" như thế nào. Trong khi dùng từ "khuyên nhủ nhẹ nhàng", thoạt nghe rất "lọt tai" nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.
"Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho chúng", TS Hương nói.
Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cũng là người thầy nổi tiếng với cái tên "30 năm "cảm hóa" hàng nghìn học trò ngỗ ngược".
"Trẻ dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép là bởi nhiều nguyên nhân, không phải do bị phạt hay không!"
Trước khi làm rõ vấn đề, thầy giáo Tùng Lâm khẳng định.
Thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, thay vì chăm chăm tìm cách phạt trẻ, hãy khiến trẻ tự nhận thức được lỗi sai của mình.
Theo đó, để trả lời cho lời khẳng định trên của mình, thầy giáo Tùng Lâm cũng đưa ra ví dụ về việc nguyên nhân đó có thể tới từ những lý do, tác động ngoại cảnh, chẳng hạn việc trẻ có một nguyên nhân nào đó khiến nảy sinh tâm lý bất mãn với thầy cô. Thầy Tùng Lâm cũng cho rằng, việc thầy cô giáo tạo ra được cảm hứng, sức hút với học sinh là điều vô cùng cần thiết.
"Nếu thầy cô không tạo ra được cảm hứng, sức hút với học sinh thì nhiều lần như thế có thể sẽ khiến học trò vô tình nảy sinh sự bất mãn và trở thành vô nghĩa với tất cả những hành động về sau mà thầy cô làm cho trẻ." - TS. Nguyễn Tùng Lâm lý giải.
Cũng theo thầy Tùng Lâm, chúng ta không nhất thiết phải chăm chăm tìm ra điểm sai trái của trẻ mà hãy làm những điều phù hợp với trẻ trước tiên. Nếu trẻ làm được và làm tốt, đừng ngại ngần khích lệ trẻ để trẻ tự nhìn nhận ra những điều thiếu sót của bản thân chứ không thể áp đặt suy nghĩ và quy định như người lớn, chẳng hạn như việc ra đường vượt đèn đỏ là bị phạt thì trẻ cũng phải như vậy.
Trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục trẻ, nhưng không phải cứ sai là phạt!
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, trong trường học phải có kỷ luật để giáo dục học sinh phát triển nhân cách bằng cách chỉ dạy, hướng dẫn cho trẻ biết, không phải thích làm gì thì làm. Bởi vì chỉ có thông qua kỷ luật, học sinh mới tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Song, cũng chính điều này lại gây ra nhiều hiểu lầm.
"Với trẻ em ở từng lứa tuổi, chúng ta cần có những hình thức kỷ luật riêng, phù hợp chứ không phải đưa ra một hình mẫu, quy tắc chung cho tất cả. Và việc này là theo yêu cầu của giáo dục chứ không phải để trừng phạt trẻ. Đây là điểm mà hiện nay nhiều người hiểu sai." - thầy Tùng Lâm nhấn mạnh.
Đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm gợi ý rằng, với mỗi trẻ, chúng ta cần phải tìm ra cách giáo dục thế nào cho phù hợp tùy theo nhận thức của trẻ, tìm ra được những cái chưa đúng của mình và tự nguyện chịu trách nhiệm với điều đó, rút kinh nghiệm để thay đổi. Tuy nhiên, quá trình thay đổi nhận thức theo từng giai đoạn, lứa tuổi của trẻ không phải lúc nào chúng ta cũng làm ngay được. Đó là điều quan trọng nhất và nó đòi hỏi người giáo dục phải nắm bắt được tâm lý của trẻ, tìm nhiều cách tác động khác nhau đến một đứa trẻ.
Như đã nói ở trên, có những lỗi bỏ qua được thì bỏ qua trước. Bố mẹ hãy cứ cho trẻ làm những gì tụi nó thích rồi mới nói với trẻ về những điều trẻ không làm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ và thường thì chúng ta sẽ đưa ra yêu cầu trước khi trẻ hành động. Điều này sẽ giúp trẻ học cách thảo luận và chấp nhận, ví dụ như: "Nếu con làm điều mà không được như ý thì nên làm gì để bù đắp lại..."
Hãy để cho trẻ tự nhìn nhận và suy nghĩ chứ không được áp đặt lên trẻ là con đã sai rồi đưa ra những hình phạt. Còn đã là "phạt" mà còn coi đó là nhẹ nhàng thì không đúng.
"Nếu cứ chăm chăm đi tìm hình phạt để trừng phạt trẻ thì bao giờ chúng ta mới có thể khiến trẻ nhận thức được lỗi sai của mình?"
Trong môi trường giáo dục nói chung và với bọn trẻ nói riêng, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng không nên sử dụng từ phạt vì từ này khiến người nghe cảm thấy nặng nề. Do đó, chúng ta nên dùng từ "kỷ luật tích cực" và thay vì chăm chăm tìm cách phạt trẻ, hãy khiến trẻ tự nhận thức được lỗi sai của mình.
"Cụm từ kỷ luật tích cực có vẻ hơi dài nhưng tôi nghĩ chúng ta nên dùng nó, vì nếu "phạt" thì có nghĩa là chúng ta đang dùng cách ngăn cản trước. Điều này không được khuyến khích trong giáo dục, bởi muốn trẻ thay đổi thì phải cho trẻ tự nhận thức được tính kỷ luật chứ không phải cứ không phạt thì trẻ sẽ nhờn! Đấy mới là bài toán khó." - TS. Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Bài diễn thuyết gây chấn động của vị Giáo sư ngành giáo dục: Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú Chuyên gia giáo dục hàng đầu Trung Quốc Tiền Văn Trung cho rằng, nền giáo dục hiện nay tại Trung Quốc đang thụt lùi vì sự nhượng bộ con trẻ của chính phụ huynh và nhà trường. Ngày hôm qua 28/9, trên chuyên trang Pháp luật và Bạn đọc (chuyên trang của Báo Điện tử Sức khỏe và Đời sống), Tiến sĩ Vũ...