Bùng nổ căng thẳng: Ấn Độ và Trung Quốc bắn 100-200 ‘phát súng cảnh cáo’ tại Pangong
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng sau khi New Delhi cáo buộc Bắc Kinh đặt dây cáp và củng cố thêm các tuyên bố chủ quyền ở biên giới Himalaya đang tranh chấp và Ấn Độ, Trung Quốc bắn 100-200 ‘phát súng cảnh cáo’ tại Pangong vào đầu tháng 9, theo NDTV.
Các nguồn tin cho biết vụ nổ súng diễn ra ở bờ bắc của hồ Pangong vào đầu tháng 9.
Các nguồn tin cho hay, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã bắn 100-200 phát đạn “cảnh cáo” ở Bờ Bắc của Hồ Pangong vào đầu tháng 9. Các nguồn tin cho biết, vụ việc diễn ra khi binh sĩ Ấn Độ thực hiện các động thái quan trọng nhằm thiết lập một chốt chặn binh lính Trung Quốc.
Cuộc đối đầu cũng diễn ra vài ngày trước khi Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau tại Moscow vào ngày 10/9 và nhất trí xoa dịu căng thẳng tại Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Ladakh.
Cả hai bên đưa ra tuyên bố chung về kế hoạch 5 điểm nhằm “tiếp tục đối thoại, nhanh chóng rút lui, duy trì khoảng cách thích hợp, xoa dịu căng thẳng và hướng tới các biện pháp xây dựng lòng tin mới”.
Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc- Ấn Độ đã tiếp diễn kể từ tháng 5 năm nay sau các cuộc đụng độ quân sự từ cả hai bên ở biên giới phía Đông Bắc Sikkim.
Vào tháng 6, hai nước đã xảy ra cuộc xung đột đổ máu đầu tiên trong 45 năm sau khi quân đội gặp nhau ở Thung lũng Galwan, ở Ladakh.
Khoảng 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và ít nhất 35 người Trung Quốc, bao gồm cả một quan chức cấp cao, được xác nhận đã thiệt mạng, theo báo cáo địa phương của mỗi bên.
Video đang HOT
Giờ đây, hai quan chức Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc tạo ra một mạng lưới cáp quang tại một điểm nóng phía tây Himalaya.
Các quan chức tuyên bố Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho một bước đi dài bất chấp các cuộc đàm phán nhằm giải quyết bế tắc trong khu vực. Một người nói: “Lo lắng lớn nhất của chúng tôi là họ đã đặt cáp quang để liên lạc tốc độ cao. “Họ đã đặt cáp quang ở bờ nam với tốc độ chóng mặt.”
Quan chức thứ hai của Ấn Độ cho biết các nhà chức trách đã ghi nhận những đường cáp tương tự đến phía bắc của hồ Pangong Tso khoảng một tháng trước.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc về mạng cáp. Ông Wang Wenbin cho biết: “Theo như tôi biết, báo cáo liên quan là không đúng sự thật.”
Trong khi đó, một cựu quan chức tình báo quân đội Ấn Độ cho biết, các dây cáp này cung cấp liên lạc an toàn cũng như khả năng gửi dữ liệu như hình ảnh và tài liệu. Giao tiếp trên cáp quang được bảo mật.”
Cả hai bên liên tục cáo buộc nhau làm leo thang căng thẳng dọc biên giới.
Ngày 14.9, một quan chức thứ ba của Ấn Độ cho biết tình hình vẫn “căng thẳng như trước” mặc dù hai ngoại trưởng đã có cuộc họp tuần trước. Quan hệ giữa Trung Quốc- Ấn Độ ngày càng căng thẳng trong 3 thập kỷ qua.
Một số vòng đàm phán đã được tổ chức nhằm giải quyết tranh chấp đang diễn ra nhưng không thành công. Năm 2017, hai nước đã xung đột về nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng một con đường biên giới qua một cao nguyên đang tranh chấp.
Vì sao quân đội TQ "bằng mọi giá" chiếm lại bằng được các cao điểm Ấn Độ đang kiểm soát?
Hôm 8.9, nguồn tin của India Today cho biết, quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ tầm xa J-20 cùng một số khí tài hạng nặng khác đến một căn cứ quân sự phía Đông Ladakh. Tình hình tại biên giới Trung - Ấn đang tiếp tục căng thẳng sau vụ binh sĩ hai bên nổ súng về phía nhau.
Quân đội Trung Quốc diễn tập ở biên giới (ảnh: India Today)
Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh thông báo, một cuộc họp giữa các tướng lĩnh cấp cao dự kiến sẽ được tổ chức sau vụ việc binh sĩ nổ súng hôm 7.9.
"Chính quân đội Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận đạt được thông qua những kênh liên lạc ngoại giao và quân sự. Trong vụ việc xảy ra hôm 7.9, các binh sĩ Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập một trong những tiền đồn quan trọng của chúng tôi ở LAC", phát ngôn viên bộ Quốc phòng Ấn Độ nói.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, sau vụ đụng độ nhỏ xảy ra ngày 29.8, quân đội nước này đã chiếm được một số vị trí quan trọng ở Ladakh.
Đặc biệt, các tiền đồn do quân đội Ấn Độ chiếm lĩnh nằm ở độ cao thuận lợi, có khả năng quan sát, nhìn ra những căn cứ chiến lược của lực lượng Trung Quốc ở Ladakh. Vì vậy quân đội Trung Quốc "bằng mọi giá" muốn chiếm ngược lại những tiền đồn này. Quân đội Trung Quốc đã triển khai thêm nhiều binh sĩ, xe tăng, tên lửa dẫn đường lên LAC.
Tuy nhiên, lực lượng Ấn Độ đã có sự chuẩn bị tốt và đánh bật nhiều vụ áp sát, khiêu khích từ quân đội Trung Quốc. Ấn Độ coi việc chiếm lĩnh những cao điểm then chốt là điều kiện mang lại lợi thế trên bàn đàm phán biên giới, theo India Today.
Vụ nổ súng xảy ra ở Ladakh đêm ngày 7.9 xảy ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng và các vòng đàm phán cấp cao giữa các bên không mang lại kết quả.
Theo nguồn tin của India Today, vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 6 - 7 giờ tối theo giờ địa phương. Một đội tuần tra của binh sĩ Trung Quốc đã tiến đến rất gần với mục đích xâm nhập tiền đồn Ấn Độ cạnh hồ Pangong.
Tuy nhiên, Zhang Shuili - phát ngôn viên Chiến khu phía Tây Trung Quốc - cho rằng, quân đội Ấn Độ mới là bên vi phạm trước, khi vượt sang phần kiểm soát của các lực lượng Trung Quốc tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).
"Chúng tôi buộc phải có phản ứng khẩn cấp để ổn định tình hình lúc đó. Chúng tôi yêu cầu Ấn Độ dừng ngay các hành động nguy hiểm và rút quân", ông Zhang nói.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, vụ việc hôm 7.9 là những phát súng đầu tiên được bắn ra kể từ vụ đụng độ năm 1975, khiến 4 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Quân đội Ấn Độ trao trả lại bò, bê đi lạc cho Trung Quốc (ảnh: Hoàn cầu)
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, tình hình ở LAC hiện tại là "rất nghiêm trọng" và kêu gọi hai nước tổ chức đối thoại ở cấp cao hơn.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, cùng hôm diễn ra vụ nổ súng, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò Tây Tạng và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc.
"Trong một hành động thể hiện sự hữu nghị, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc. Các quan chức có mặt tại buổi giao nhận đã hết lời cảm hơn quân đội Ấn Độ", bài viết được đăng trên trang mạng xã hội chính thức của quân đội Ấn Độ cho hay.
Ở một diễn biến khác, cảnh sát bang Arunachal Pradesh cho biết, 5 công dân Ấn Độ nghi bị quân đội Trung Quốc "bắt cóc" vẫn còn mất tích.
Ấn Độ xác minh việc Trung Quốc rút quân ở biên giới Quân đội Ấn Độ cho biết việc nước này và Trung Quốc cùng rút quân khỏi biên giới là quá trình phức tạp và cần được xác minh liên tục. "Các chỉ huy cấp cao đã xem xét tiến trình thực hiện việc rút quân giai đoạn một và thảo luận các bước tiếp theo để đảm bảo việc rút quân hoàn tất",...