Bùng nổ bán trú bên ngoài trường: Đủ nỗi lo khi gửi con
Các cơ sở bán trú vệ tinh là một mô hình hoạt động mới nên dù cấp phép theo dạng trung tâm văn hóa ngoài giờ nhưng cơ quan quản lý cũng không sâu sát được những yêu cầu đối với các cơ sở bán trú này về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm…
Chỉ một đoạn đường ngắn trước Trường tiểu học Lê Văn Thọ (Q.12, TP.HCM) có hàng loạt cơ sở bán trú vệ tinh – ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN
Điều này khiến lãnh đạo các địa phương dù cho phép hoạt động nhưng rất run vì không biết phải dựa trên cơ sở pháp lý nào để quản lý bán trú vệ tinh.
Từ chỗ học thiếu an toàn…
Chúng tôi đi vòng quanh các cơ sở được Trường tiểu học Dĩ An B (Bình Dương) thuê lại thì thấy đây là những nhà dân được cải tạo lại thành các lớp học bán trú. Tùy theo số lượng học sinh (HS), mỗi nhà như vậy sẽ làm thành các lớp học phù hợp. Các cô giáo chủ nhiệm cũng trực tiếp theo HS đến những địa điểm này để dạy vào các buổi không học trên trường. Khoảng 4 giờ chiều trên đường Thắng Lợi, con đường nhỏ đối diện trường, hàng chục phụ huynh đón con. Một phụ huynh tỏ vẻ không hài lòng: “Tình thế bắt buộc nên phải gửi con ở đây. So với trước kia học bán trú trong trường, bây giờ mỗi tháng tôi phải đóng thêm khoảng 200.000 đồng. Trong khi gửi ở đây cũng không thể yên tâm như ở trong trường được”.
Ngoài những cơ sở được đầu tư chuyên nghiệp, phòng ốc rộng rãi, đa số các cơ sở bán trú này chỉ thuê một phòng cho HS vừa học vừa ăn, ngủ. Những phòng học này chỉ rộng tối đa 30 m2, trong đó các dãy bàn học đã choán hết gần nửa diện tích. Chẳng hạn, chủ cơ sở bán trú Ngôi Sao (đường Nguyễn Thị Kiểu, Q.12, TP.HCM) chỉ thuê tầng trệt của ngôi nhà 3 tầng để làm bán trú. Vì thế, tầng này gánh vác tất cả chức năng cần thiết của một cơ sở bán trú.
Với những cơ sở có HS bán trú đông nhưng diện tích không rộng rãi như cơ sở Thần Đồng, Bình Minh (hẻm 51 đường Phạm Văn Chiêu, P.14, Q.Gò Vấp), Hồng Hà (Hương lộ 2, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM)… càng nóng nực hơn khi HS ken đặc, ra vào liên tục. Chưa kể những vấn đề khác về phòng cháy chữa cháy và các mối bận tâm khác khi giao trẻ đến những cơ sở bán trú tạm bợ.
Ngày 12.10 vừa qua, Công an H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết ngày 10.10, ông S., phụ huynh của một HS lớp 5, đến Công an xã Quảng Thành trình báo việc con mình bị ông Nguyễn Văn H. (55 tuổi, ngụ xã Quảng Thành) nhiều lần thực hiện hành vi quấy rối thân thể. Ông S. cho biết do gia đình khó khăn, nhà xa trường nên từ năm lớp 1 đã gửi con gái tại nhà cô D. (hiện đã nghỉ hưu, vợ ông H.) để cô này cho ăn trưa và ngủ. Cùng con ông có thêm 2 HS khác. Nhiều năm liền, con ông S. ở nhà cô D., cho đến năm lớp 4 thì bị ông H. thực hiện hành vi quấy rối mỗi khi cháu chuẩn bị ngủ trưa. Sáng 12.10, gia đình đưa 3 HS đi giám định để phục vụ công tác điều tra vụ án. Ông S. cũng đã thừa nhận hành vi của mình.
… Đến thực phẩm không đảm bảo
Trong vai người đi xin học cho con, chúng tôi hỏi về chuyện ăn uống cho trẻ ở cơ sở Thiên Phát (Q.Bình Tân), bà T.H, chủ cơ sở, cho biết cứ yên tâm vì bà nấu ăn đã nhiều năm cho các em. Bà quay về các HS trong phòng và hỏi: “Ăn ở đây có ngon không?”. HS đồng thanh dạ ran: “Dạ, ngon ạ”. Tuy nhiên, do không có sự quản lý nào của cơ quan chức năng vấn đề thực phẩm nên nhiều phụ huynh khi gửi con ở các cơ sở bán trú tự phát đều rất lo ngại về vấn đề này.
Video đang HOT
Chúng tôi bắt chuyện với anh K., một phụ huynh gửi con tại Thiên Phát. Anh cho biết quê ở Quảng Ngãi, mới vào TP.HCM để bán hủ tíu. Trước đó, anh gửi con tại một cơ sở bán trú cách đây khoảng 500 m. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, con anh bị bệnh cả tháng trời. Lo ngại về sức khỏe của con, anh phải đưa qua đây mặc dù chưa hoàn toàn yên tâm.
Phóng viên Thanh Niên cũng đến “mục sở thị” một nhà dân nhận giữ bán trú 3 lớp học khối lớp 1 của Trường tiểu học Dĩ An (đường Nguyễn An Ninh, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương). HS ngủ trưa trên các bàn học ghép lại. Có hai lớp nằm cạnh địa điểm trước đây là chuồng gà nay vẫn còn bốc mùi phân gà dù đã ngưng nuôi và dọn dẹp lại để trồng rau xanh.
Chưa có hành lang pháp lý
Thực tế này khiến không chỉ phụ huynh lo lắng mà các nhà quản lý cũng rất bối rối trước mô hình này.
Ông Đỗ Đình Thiện, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân (TP.HCM), cho biết hiện tại quận chỉ đáp ứng được gần 30% HS học bán trú trong nhà trường. Gửi HS bán trú là nhu cầu có thật của phụ huynh và nhu cầu này ngày càng cao nhưng hiện nay cơ sở pháp lý để quy định bán trú vệ tinh chưa có. Vừa rồi, UBND Q.Bình Tân đề nghị Sở GD-ĐT kiến nghị lên UBND TP.HCM tạo ra một hành lang pháp lý để quản lý, theo dõi, xử phạt nếu các cơ sở bán trú vệ tinh làm không đúng.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, việc quản lý các trung tâm, cơ sở trông giữ trẻ em ngoài giờ học đã được Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH tham mưu để UBND TP đã có Công văn số 6692/UBND-VX ngày 22.11.2016 và Công văn số 3221/UBND-VX ngày 20.7.2018.
Tuy nhiên, ông Thiện cho rằng: “Quản lý ra sao, theo dõi ra sao thì không có gì cụ thể. Chúng tôi cần những quy định cụ thể, chẳng hạn nếu các đơn vị này làm sai thì cơ sở nào để đóng cửa, đội ngũ giáo viên ra sao, chất lượng thế nào, ăn uống làm sao, quy mô diện tích bao nhiêu trên một HS… Chúng tôi cũng lúng túng nhưng chưa có gì cụ thể cả. Vừa qua, chúng tôi đã có văn bản gửi lên UBND TP.HCM để được hướng dẫn về vấn đề này nhưng chưa có trả lời”.
Theo ông Thiện, UBND Q.Bình Tân cũng giao cho UBND phường, phòng giáo dục đi kiểm tra các đơn vị. Nếu thấy có dấu hiệu phức tạp thì báo cáo UBND quận để báo cáo lên thành phố xử lý.
Chị Nguyễn Thanh Thơ, chủ cơ sở bán trú tiểu học Tân Định An (P.Tân Định, TX.Bến Cát, Bình Dương), cho biết dù muốn hoạt động thật sự chuyên nghiệp, chị cũng không có cách nào xin được giấy phép hoạt động bán trú vì không có quy định. Hiện tại, chị chỉ xin giấy phép thành lập doanh nghiệp và dạy thêm học thêm, tuy nhiên Phòng Giáo dục TX.Bến Cát có yêu cầu khắt khe hơn về điều kiện phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo viên…
Thực tế, các cơ sở bán trú vệ tinh hiện nay đều chỉ có giấy phép thành lập doanh nghiệp, dạy thêm học thêm như một trung tâm văn hóa ngoài giờ, trong khi các cơ sở này lại hoạt động như một trường học có bán trú vừa dạy văn hóa vừa lo ăn ngủ… Vì thế, hầu hết các cơ sở bán trú vệ tinh đều tự phát và không có quy định cụ thể đảm bảo về cơ sở vật chất, giáo viên, an toàn vệ sinh thực phẩm… (còn tiếp)
Trường tư nhận HS bán trú cho trường công
Tại TP.HCM đang thí điểm một hình thức bán trú vệ tinh có thể khiến phụ huynh yên tâm hơn so với các cơ sở tự phát. Hai năm nay, Trường tư thục Nguyễn Tri Phương nhận HS của hai trường tiểu học công lập gần đó về ở bán trú. Sau giờ học, xe đưa rước của trường này sẽ đưa HS về, ăn uống, nghỉ trưa, học buổi chiều chờ cha mẹ đến đón.
“Đa số các cơ sở bán trú này chỉ thuê một phòng cho học sinh vừa học vừa ăn, ngủ. Những phòng học này chỉ rộng tối đa 30 m2, trong đó các dãy bàn học đã choán hết gần nửa diện tích”
Theo thanhnien
Từ "lớp học lộng gió" đến hành trình "cùng xây tương lai"
Trường mầm non thôn Ba Ngày có thể xem là ngôi trường xa nhất trong một địa bàn khó khăn cũng bậc nhất của tỉnh Quảng Trị. Gọi là điểm "trường mầm non", nhưng thực chất nơi đây chỉ có một căn phòng học nhỏ tạm bợ, chắp nối bằng cọc tre và thân cây để hơn 24 em nhỏ có cơ hội thực hiện ước mơ đơn sơ: được đến trường như bao đứa trẻ vùng xuôi.
Những lớp học "bốn bề lộng gió"
Thế nhưng, ước mơ tưởng chừng giản đơn ấy không chỉ thật lớn lao với các bé, mà còn là thách thức không nhỏ với địa phương, các thầy cô giáo và cả phụ huynh.
Nằm tiếp giáp với biên giới Việt - Lào, thôn Ba Ngày là một trong những điểm thôn đặc biệt khó khăn của xã Tà Long, huyện Dakrong. Với địa thế hiểm trở cùng điều kiện kinh tế kém phát triển, từ lâu các em nhỏ ở Ba Ngày phải học tập trong tình trạng không chỉ thiếu thốn cơ sở vật chất mà còn thiếu an toàn nghiêm trọng. Đặc biệt, trường mầm non thôn Ba Ngày luôn là điểm "đáng báo động" nhất.
Cách đây vài năm, trường được dựng nên từ những vật liệu thô sơ do nhân dân tự đóng góp. Nền lớp học cũng như sân chơi vẫn là lớp đất mặt chưa được bê tông hóa, vách tường chỉ là những cọc tre, gỗ nhỏ quây lại, mái tôn tạm bợ... thiếu chắc chắn. Cùng với tình trạng thiếu thốn về vật chất, trường mầm non Ba Ngày còn nằm lọt thỏm giữa hai ngọn núi và những ngôi nhà dọc theo con suối cùng tên, địa hình hết sức hiểm trở. Vào mùa mưa, nước mưa có thể chảy xối xả làm sách vở, giáo cụ đều ướt sũng không thể sử dụng được. Nhưng điều đó vẫn chưa thấm vào đâu so với những cơn gió Lào thổi mạnh khiến "ngôi trường" phải oằn mình chống chọi. Cái học của thầy và trò luôn đi kèm với nỗi lo và cả những mong ước về một mái trường luôn bình yên, vững vàng trước mưa gió.
Nơi đây, các em nhỏ không chỉ phải học tập và sinh hoạt trong môi trường thiếu an toàn, mà con đường đi học của các em cũng gian nan và tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đặc biệt khi bước vào mùa mưa, nước suối dâng cao, đường đi trơn trượt, các em phải đối mặt với rất nhiều trở ngại và nguy hiểm.
Điểm trường mầm non Ba Ngày trong mùa mưa.
Câu chuyện của trường mầm non thôn Ba Ngày chỉ là một trong số ít những trường hợp khó khăn trên cả nước. Hiểm nguy rình rập, nơm nớp lo sợ - đó cũng là tình cảnh chung của nhiều thầy trò ở các địa bàn khó khăn khi theo đuổi con chữ từng ngày. Đi từ sự thấu hiểu và lắng nghe những gian nan đó, không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn đang dành nhiều tâm huyết và nguồn lực của mình để giúp hành trình chinh phục học vấn của các em vùng cao, vùng xa bớt chông gai hơn.
Trở lại với thôn Ba Ngày, những ngày cuối tháng 4/2018, dự án "Cùng xây tương lai" của Prudential đã đặt chân đến nơi này mang theo cho thôn một điểm trường mầm non đúng nghĩa. Mái trường nhỏ với một phòng học đã được xây mới hoàn toàn trên nền đất chắc chắn nằm sát bên cạnh điểm trường cũ do một hộ dân hiến tặng. Công trình được thiết kế và xây dựng theo mô hình trường học phòng chống thiên tai, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi mầm non và hệ thống công trình phụ trợ hoàn chỉnh. Đây là món quà thực sự ý nghĩa dành tặng cho các em nhỏ tại đây giúp các em được tận hưởng không gian học tập và vui chơi tiện nghi, an toàn.
Sau đó không lâu, tháng 5/2018 những lớp học mới của trường mầm non Nà Dé (Hà Giang) cũng đã khánh thành. Điểm trường mới với mô hình Trường học An toàn sẽ là nơi gắn bó của biết bao em nhỏ và gia đình khi mưa bão ập đến nơi vùng núi Tây Bắc vốn phải chịu nhiều cơn lũ dữ quét qua.
5 năm một hành trình "Cùng xây tương lai"
Với chi phí tài trợ từ quỹ "The Chairman's Challenge" - một chương trình đăng ký tình nguyện hàng năm do Tập đoàn Prudential phát động dành cho toàn thể nhân viên Prudential toàn cầu, "Cùng xây tương lai" có thể xem là dự án điển hình đã tiếp thêm niềm vui đến trường cho nhiều trẻ em ở các vùng sâu, rẻo cao trên cả nước. Sau 5 năm triển khai, tổng nguồn vốn tài trợ tại Việt Nam đạt 33,6 tỷ đồng, nâng cấp và xây mới 26 ngôi trường nhằm mang đến một cơ sở học tập tốt hơn cho khoảng 2.000 học sinh tại các tỉnh thành trên cả nước. Không chỉ đảm bảo về cơ sở vật chất an toàn, tiện ích cho các em học sinh, dự án còn giúp nâng cao kỹ năng của giáo viên để sử dụng các tài liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn nhu cầu giáo dục cụ thể của trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
26 trường học trong khuôn khổ dự án "Cùng xây tương lai" được xây dựng chắc chắn và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, cùng hệ thống công trình phụ trợ đạt chuẩn, các em học sinh đã, đang và sẽ được học tập trong môi trường an toàn, tiện nghi, sạch sẽ.
Trường Mầm non Cán Chu Phìn (Hà Giang) khang trang sạch đẹp trong ngày chào đón các tình nguyện viên Prudential trở lại thăm trường trong "Hành trình gắn kết yêu thương".
Bên cạnh hoạt động xây trường, Prudential còn triển khai "Hành trình Gắn Kết Yêu Thương" với chuyến xe chở hơn 400 tình nguyện viên thăm lại 24 ngôi trường do Prudential xây dựng để tìm hiểu, động viên thầy và trò sau khi có cơ sở học tập mới. Tại mỗi chặng dừng chân, đoàn tình nguyện của Prudential Việt Nam đã tham gia những hoạt động ý nghĩa như trồng cây xanh tạo bóng mát sân trường, tặng sách, trang hoàng phòng học, tổ chức các hoạt động mang tính gắn kết như vui lễ Trung thu, chơi trò chơi cùng với các em học sinh...
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ vì một xã hội phát triển bền vững, tháng 11/2014, Prudential Việt Nam vinh dự là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ duy nhất tại Việt Nam và khu vực châu Á nhận Giải thưởng Công ty Bảo hiểm có trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng tốt nhất châu Á từ Tạp chí Bảo hiểm châu Á - AIR.
Theo Dân trí
Chuyện bao gạo và cái chữ vùng cao Nhắc đến Lạng Sơn ngày nay, người ta thường nhắc đến những con đường cao tốc láng mượt, những cửa khẩu tấp nập hay những địa điểm du lịch hấp dẫn. Ít ai biết rằng, ở đâu đó trên vùng đất ấy, một vài bao gạo lại chính là bậc thang "nâng bước" cho những đứa trẻ đến gần hơn với "cái chữ"....