Bún Thái kiểu Hồng Kông: Món mới làm mê đắm người Sài Gòn
Bún Thái kiểu Hồng Kông chỉ mới ra mắt đã được người sành ăn Sài Gòn săn lùng. Món bún có cái tên lạ lẫm này do đầu bếp của một nhà hàng Hồng Kông chỉ bí quyết.
Quán ăn nằm ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q.3, TP.HCM).
Đã từ lâu, món bún Thái đã trở thành một món ăn được người Sài Gòn rất chuộng, bởi vị chua chua, cay cay của nước dùng cực kỳ hấp dẫn và lạ miệng.
Gọi là bún Thái, vì ảnh hưởng từ món lẩu Thái, chứ nếu sang Thái Lan, đố bạn tìm ra được món bún này tương tự, bởi nó chỉ có ở Sài Gòn thôi nhé.
Nước dùng bún Thái làm chua bằng me và đường, sả, lá chanh, mùi thơm rất hấp dẫn. Bún Thái và lẩu Thái đều hấp dẫn người Sài Gòn. Thật lạ kỳ, món bún Thái phải có cọng rau muống hoặc rau nhút cho vào mới ngon.
Vậy bún Thái kiểu Hồng Kông thì “mặt mũi” ra sao? Chủ quán bún Thái kiểu Hồng Kông, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (32 tuổi) cho biết: “Cách nấu nước dùng của món này khác với bún Thái nơi khác. Nước dùng được hầm từ xương gà để có được vị ngọt mà không ngấy như heo. Chị chỉ sử dụng những gia vị đặc trưng của Thái Lan để nêm nếm”.
Tô bún Thái kiểu Hồng Kông với những nguyên liệu giống như bún Thái thông thường. Điểm khác biệt nằm ở cấp độ chua và cay cao hơn
Để tìm được quán của chị Hiền, tôi đã chạy lòng vòng quanh khu chung cư cũ Nguyễn Thiện Thuật khoảng 20 phút. Nếu thực khách nào từng có trải nghiệm như tôi chắc sẽ hiểu cảm giác sung sướng đến nhường nào khi tìm được quán. Chẳng thể đợi lâu hơn, tôi gọi ngay một tô bún Thái kiểu Hồng Kông thưởng thức.
Tô bún xuất hiện với màu cam đỏ rực rỡ của nước lèo, tôm thẻ. Sắc xanh của rau muống cọng và rau thơm giúp món ăn hoài hòa, cân đối. Mỗi phần bún còn có thêm bạch tuộc, thịt bò và chả cá viên. Nhìn tô bún ngập tràn “topping” ai nấy đều đã mắt.
Những nguyên liệu trên không mấy xa lạ với những ai đã từng thử qua hay là tín đồ của bún Thái. Điều khác biệt lớn nhất giữa hai món này là hương vị nước dùng.
Với bún Thái thông thường, nước có độ trong, vị chua nhẹ. Còn bún Thái kiểu Hồng Kông tăng cấp độ cay và chua lên một bậc, nước dùng đục hơn, khi ăn có mùi thơm của tỏi phi.
Anh trai chị Hiền, đầu bếp của một nhà hàng chuyên các món ăn Hồng Kông đã chỉ chị công thức mà anh học được từ một đầu bếp bản xứ. “Những ngày đầu, anh nấu nước dùng để chị đem bán. Bây giờ, chị đã tự nấu được rồi”, chị Hiền nói.
Video đang HOT
“Mình thấy nêm nếm vừa miệng, khá ngon. Tôm, mực đều tươi. Lúc đầu nghe tên, mình cũng muốn vô thử để xem nó khác gì với bún Thái thường. Ăn xong, mình thấy cũng có chút khác nhưng mà chắc phải ăn nhiều lần mới cảm nhận rõ ràng được”, anh Quang Hải (24 tuổi) cho biết.
Anh Lê Hoàng Nhật Minh (21 tuổi) tan ca làm, cùng bạn gái đến ăn, chia sẻ: “Lần đầu tiên, mình ăn món này thì thấy lạ và khá là ngon. So với bún Thái thường, món này chua và cay hơn. Ở đây, tôm mực tươi ngon, ăn chắc và ngọt chứ không như mấy chỗ để ươn ăn bở”.
Trò chuyện với chị Hiền mới biết, món bún mới ra mắt được 1 tuần. Ngày trước, chị Hiền bán hủ tiếu gõ, cũng đã hơn chục năm. “Hồi đầu ông anh nói chuyển nghề, chị cũng sợ lắm chứ. Hủ tiếu mặc dù không được người ta chuộng như xưa nhưng cũng đã bán được mười mấy năm, khách quen cũng nhiều. Món bún Thái kiểu Hồng Kông này mới sợ không có người ăn”, chị Hiền tâm sự.
Tôm, bạch tuộc tươi và ngọt chấm cùng muối ớt xanh thì quả là “số dzách”
Một, hai ngày đầu khách quen đến quán ăn hủ tiếu, thấy đổi món cũng ăn thử rồi đăng lên mạng. Nhờ vậy, tiếng lành đồn xa, khách tới quán nhiều dần khiến chị Hiền mừng khôn tả. Chị nói: “Bán một tuần rồi chị thấy khá ổn. Các bạn trẻ bây giờ thích mấy món ăn lạ nên nghe tên là tới quán ăn thử. Cũng nhờ các bạn ấy mà quán được nhiều người biết đến”.
Theo quan sát của tôi, quán khá đông khách, nhất là tầm tan giờ làm từ 5-6 giờ tối. Có lẽ trong thời gian tới, món bún Thái kiểu Hồng Kông sẽ trở thành món được nhiều săn đón.
Quán nằm trong khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Tôm và bạch tuộc rất tươi và chắc
Không thể thiếu rau muống và kèo nèo
Chị Hiền là một chủ quán vui vẻ và thân thiện
Thưởng thức một tô bún Thái kiểu Hồng Kông trong thời điểm Sài Gòn trở lạnh rất hợp lý.
Theo Thanhnien
5 món bún ngon trứ danh ở Sài Gòn
Đến Sài Gòn bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình tô bún ốc thơm ngon đậm chất Bắc, tô bún bò Huế Thanh nhã hay tô bún mắm ngọt ngào của vùng sông nước Cửu Long.
Thưởng thức những tô bún nóng hổi, thơm ngon đậm chất vùng miền trong cơn mưa chiều tầm tã ở Sài Gòn sẽ cho bạn nhiều dư vị đặc biệt khó phai. Cùng điểm qua vài món bún ngon dễ tìm ở Sài Gòn để cùng bạn bè, người thân tận hưởng trong những ngày Sài Gòn chuyển mùa.
1. Bún ốc
Đây là món ăn dân dã đặc thù của miền Bắc, khá cầu kỳ trong cách chế biến, đặc biệt là trong khâu làm sạch và luộc ốc. Bởi nếu thiếu sự kĩ càng, ốc luộc quá chín sẽ trở thành dai và khi gỡ ốc sẽ gãy đôi không nguyên con. Tô bún ốc ngon vì nước dùng được chế từ xương ống ninh nhừ, vớt sạch váng bọt để màu nước trong veo. Tô bún bốc khói nghi ngút với những con ốc béo ngậy, giòn ngọt, thêm miếng đậu hũ chiên vàng ruộm, miếng cà chua đỏ tươi và điểm vài lát hành xắt mỏng trông rất bắt mắt.
đi kèm với tô bún là đĩa rau mang đặc thù của miền Bắc như tía tô, kinh giới, rau húng, bạn mới cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn dân dã này. Ở Sài Gòn bạn có thể đến quán bún ốc trong con hẻm ngã tư Huỳnh Văn Bánh - Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận hay bún ốc Thanh Hải ở đường Kỳ Đồng, quận 3.
thưởng thức tô bún ốc thơm phức sẽ cho bạn nhiều dư vị khó quên.
2. Bún riêu cua
Cùng với bún ốc, bún riêu cua "đặc sản của miền Bắc" cũng là món ngon có mặt trong nhiều con phố ở Sài Gòn. Tô bún riêu thu hút bởi nước lèo vàng tươi, sóng sánh, điểm thêm sắc đỏ của cà chua, chút hành lá xanh và những cọng bún trắng tinh tươm. Tuy nhiên ở Sài Gòn, bún riêu còn thêm huyết heo, đậu hũ, một vài nơi thêm miếng chả hoặc ốc luộc... Riêu được làm từ những con cua đồng tươi ngon từ vùng sông nước miền Tây, giã nhỏ rồi lọc kỹ mới cho ra nước dùng thơm lựng, ngọt ngậy.
Để tô bún riêu trọn vị trước khi tận hưởng thực khách nên cho thêm một ít mắm tôm, vài miếng ớt cay nhẹ. Vị ngọt thơm của nước dùng cua đồng, pha thêm chút chua của cà, vị cay của ớt và đậm đà của mắm tôm sẽ làm cho bạn phải xuýt xoa khi tận hưởng. Bạn dễ dàng tìm thấy trong những con hẻm nhỏ Sài Gòn hoặc trong những hàng quán ở Nguyễn Cảnh Chân - quận 1, Lê Văn Sỹ - quận 3, Trần Kế Sương - Phú Nhuận hay vỉa hè đường Lê Thánh Tôn.
Tô bún riêu thơm nghi ngút sẽ cho bạn ấm áp trong những ngày mưa Sài Gòn.
3. Bún bò Huế
Cũng như nhiều món ăn của đất cố đô, bún bò Huế rất phức tạp trong cách chế biến, riêng biệt ở nước lèo. Nước lèo ngon phải được ninh nhừ từ xương heo, xương bò với một số loại củ, thêm vị đậm đà của mắm ruốc. Nước phải trong, hòa quyện với gia vị, xả ớt, đường phèn tạo độ ngọt thanh, ít dầu mỡ.
Những sợi bún to trắng cùng với thịt bò, móng giò và tiết heo nóng hổi, bốc hơi nghi ngút trong tô nước lèo ngọt lịm sẽ cho thực khách hương vị ngây ngất khó phai. Hương vị đặc biệt của món bún được kết hợp với các loại rau sống, bắp chuối, giá sống. Ở Sài Gòn bạn không khó khi tìm món Huế, có thể tìm đến bùn bò Hương Giang, quận Tân Bình, bún bò Huế 357 trên đường Bà Hạt, quận 10, bún bò sông Hương - Gò Dầu - Tân Phú.
Tô bún bò Huế với nhiều hương vị đặc trưng khó tả khi thưởng thức.
4. Bún mắm miền Tây
Tiếp biến từ món bún mắm của người Campuchia, người miền Tây sáng tạo thêm cho mình vài cách thức riêng bằng cách dùng mắm cá linh thay cho mắm bò hóc. Sự lôi cuốn của món bún này đặc biệt từ nước lèo thơm phức mùi cá linh, loại cá đặc sản của vùng sông nước Cửu Long. Cá bắt về được chưng làm mắm. Mắm được nấu cho nhừ sau đó lọc lấy phần nước để dùng làm nước lèo.
tận hưởng tô bún mắm đầy đủ gồm cá lóc, sả bằm, nấm rơm, cà tím cắt khú. Nước chấm kèm theo là nước mắm me nguyên chất, thêm lát ớt tươi xắt mỏng, điểm thêm miếng chanh để tô bún đậm đà hơn. Rau dùng kèm là bắp chuối bào mỏng, giá, rau muống bào, riêng biệt không thể thiếu rau đắng đậm chất miền Tây.
Có ba quán bún mắm được người Sài Gòn ưa chuộng là Quán Vy, nằm tại con hẻm trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 5; quán bún mắm Bạc Liêu tại Vĩnh Viễn, quận 10 hay quán bún mắm Lê Quang Định nằm trên con đường cùng tên ở quận Bình Thạnh.
Bún mắm đậm đà hương vị miền Tây.
5. Bún cá num bò chóc
Đây là một loại bún lừng danh của xứ sở chùa tháp, theo dấu chân của người Campuchia vào tận vùng đất Sài Gòn. Thành phần chính của món bún là cá lóc đồng, mắm bò hóc, nghệ tươi và những gia vị đặc thù của Campuchia. Nước lèo được nấu từ cá lóc đồng tươi nguyên, mắm bò hóc và nêm nếm các gia vị đặc trưng của xứ chùa tháp như trái chúc, ngải búng, cùng nghệ tươi và sả củ. toàn bộ hòa quyện vào nhau tạo cho nước dùng màu vàng tươi đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon, đậm đà.
tận hưởng tô bún num bò chóc với nước dùng màu vàng đặc trưng, điểm thêm màu xanh của đậu đũa, màu tím của bông súng, thêm màu vàng tươi của bông điên điển làm cho tô bún trông hấp dẫn và bắt mắt. Bạn có thể tận hưởng tô bún này ở quán bà Tư Xê trong chợ Lê Hồng Phong, quận 10.
Bún cá num bò chóc món ngon của xứ chùa tháp tại Sài Gòn.
Theo Internet
Cách làm bún bò xào thơm ngon hấp dẫn Những món bún luôn hấp dẫn mọi thực khách bởi hương vị ngọt ngào mà chẳng hề chán. Với món bún bò xào chắc chắn cả nhà bạn sẽ chẳng thể làm ngơ với hương vị đậm đà của món bún. Cùng Homnayangi.vn tìm hiểu cách làm bún bò xào nhé. Nguyên liệu làm bún bò xào cho 2 người: - 700g Bún...