Bún qua cầu: Món ăn độc đáo và câu chuyện tình yêu cảm động đằng sau
Không chỉ có cái tên gây tò mò, món ăn còn có cách thưởng thức khá cầu kỳ khi phải cho các nguyên liệu vào nước dùng theo thứ tự nhất định.
Bún qua cầu ( Guoqiao mixian) là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Món ăn là sự kết hợp giữa sợi bún gạo, nước dùng nóng cùng một số nguyên liệu đi kèm như thịt thái lát mỏng, trứng, nấm, nội tạng, đậu phụ và các loại rau theo mùa.
Điểm đặc biệt của món ăn là mỗi nguyên liệu đều được đựng trong một bát nhỏ riêng thay vì để chung vào một bát lớn. Khi ăn, thực khách sẽ lần lượt nhúng các nguyên liệu theo thứ tự từ thịt, rau, bún và sau đó là các loại gia vị như giấm, hành lá hoặc ớt. Sức nóng của phần nước dùng sẽ từ từ làm chín nguyên liệu tại bàn.
Món ăn này phổ biến đến mức du khách có thể tìm thấy nó ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, từ những quán ăn ven đường đến những nhà hàng cao cấp. Thậm chí còn có những chuỗi nhà hàng chuyên về món bún này.
Các nguyên liệu của món ăn được bày trong từng bát nhỏ
Không chỉ nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon, cách thưởng thức cầu kỳ, món ăn còn khiến người khác tò mò bởi tên gọi đặc biệt. Thực tế, tên gọi bún qua cầu bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động về tình yêu và sự chung thủy.
Theo những gì được mọi người lưu truyền, món bún qua cầu ra đời vào khoảng 200 năm trước tại thành phố Mông Tự thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ở vùng đất này có một hồ nước xinh đẹp cùng một hòn đảo nhỏ giữa hồ được nối với bờ bằng một cây cầu gỗ. Nhờ vào vị trí tách biệt với khu dân cư và không gian yên tĩnh, hòn đảo được xem là địa điểm lý tưởng cho các sĩ tử địa phương đang ôn luyện để tham gia kỳ thi của triều đình.
Trong số các sĩ tử học tập tại đây có một người đặc biệt siêng năng. Mỗi ngày, người vợ của anh sẽ đi qua cây cầu để mang cho anh một bát bún. Tuy nhiên, sau một quãng đường dài qua cầu cùng với việc anh chồng mải mê học tập, bát bún bị nguội lạnh và sợi bún cũng trương lên không còn ngon nữa. Lâu ngày, vì ăn không ngon miệng nên người chồng bắt đầu sinh bệnh, ốm yếu dần khiến người vợ cảm thấy vô cùng xót xa.
Món bún là kết quả của tình yêu và sự quan tâm mà một người vợ dành cho chồng mình
Từ đó, người vợ bắt đầu suy nghĩ xem làm cách nào để món ăn vẫn còn giữ được độ nóng sau thời gian dài. Sau nhiều ngày suy nghĩ, người vợ đã quyết định ninh một con gà làm nước dùng, sau đó chia từng nguyên liệu như bún, thịt, rau vào từng bát riêng để chồng có thể cho chúng vào nước dùng khi nào chuẩn bị ăn. Nhờ vào lớp dầu bóng loáng trên bề mặt cùng nồi đất giữ nhiệt, phần nước dùng sẽ được đảm bảo đủ độ nóng để nấu chín bún và các nguyên liệu khác.
Từ đó, thức ăn khi đến tay người chồng đều vẫn còn độ nóng nên anh dần ăn ngon miệng hơn, sức khỏe cũng dần được cải thiện và có thể tập trung vào việc học hành. Tin đồn về cách chế biến món ăn này dần lan ra và được nhiều người làm theo. Vì người vợ phải đi qua cầu để mang thức ăn đến hòn đảo cho chồng, mọi người đã dùng câu chuyện ăn để đặt tên cho món ăn, gọi là bún qua cầu. Cuối cùng, sĩ tử này đã vượt qua các kỳ thi đầy cam go và vô cùng biết ơn vợ mình.
Chính vì câu chuyện đặc biệt phía sau món ăn nên bún qua cầu ngày nay được nhiều người công nhận là biểu tượng của sự siêng năng, khéo léo và hiếu khách.
4 bước đơn giản để nấu bún riêu chay thanh đạm ngay tại nhà
Chỉ vài bước đơn giản bạn đã có ngay món bún riêu chay thanh đạm.
Bún riêu chay dùng sữa đậu nành
Nguyên liệu:
1 lít sữa đậu nành
60ml nước cốt tắc
400gr bún tươi
100gr đậu hũ bi (hoặc có thể thay thế bằng các loại đậu hũ khác)
100gr tàu hủ ky tươi (hoặc có thể mua các loại tàu hủ ky đóng hộp)
Video đang HOT
80gr nấm hương tươi (hoặc có thể thay thế bằng các loại nấm khác)
5gr củ kiệu tươi
2 trái cà chua
Gia vị: Hạt nêm chay, nước mắm chay, đường cát, muối tinh, dầu ăn, màu hạt điều
Bún riêu chay dùng sữa đậu nành
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước.
Tiếp theo, bạn cắt múi cau cà chua
Cắt bỏ chân nấm hương rồi cắt mũ nấm thành từng miếng vừa ăn.
Củ kiệu tươi, bạn cắt bỏ rễ, lột lớp màng mỏng bên ngoài.
Chiên chín vàng đậu hũ bi và tàu hủ ky.
Bước 2: Nấu riêu từ sữa đậu nành
Bạn tiến hành đun sôi 1 lít sữa đậu nành ở lửa nhỏ đến khi sôi lăn tăn thì cho 60ml nước cốt tắc vào.
Bạn nấu đến khi thấy sữa đậu nành xuất hiện kết tủa màu trắng thì dùng rây lọc vớt ra. Kết tủa màu trắng thu được chính là riêu cua.
Bước 3: Nấu nước dùng
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo một thìa canh dầu ăn và 2 thìa canh màu hạt điều, đợi hỗn hợp sôi lên bạn phi thơm củ kiệu tươi rồi cho cà chua cắt múi cau vào, bạn đảo đều tay.
Khi cà chua mềm thì bạn nêm nếm theo định lượng gia vị sau: thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm chay và 1 thìa canh nước mắm chay. Bạn đảo đều tay để nguyên liệu được thấm đều gia vị.
Sau đó, cho hỗn hợp cà chua vừa xào vào phần nước nấu riêu đã lọc riêu, đổ thêm vào một lít nước lọc nấu đến khi sôi thì cho phần riêu đã lọc vào lại nấu chung.
Bạn giảm lửa lại trung bình rồi cho nấm hương, đậu hũ bi và tàu hủ ky vào. Nấu thêm khoảng một phút thì tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Cuối cùng, bạn bắt bún, thêm rau rồi chan nước dùng và thưởng thức thôi nào!
Bún riêu chay không dùng sữa đậu nành
Nguyên liệu:
2-3 củ cải trắng
2 quả táo
1 quả lê
2-3 bìa đậu phụ tươi
1/2 hộp đậu phụ non
1 thìa canh tương Cự Đà hoặc tương đậu nành
200gr thanh cua chay
300gr nấm đông cô
300gr nấm đùi gà
3-4 quả cà chua
Đậu phụ rán sẵn
Dấm bỗng hoặc me chua
Bún
Rau kinh giới, tía tô, giá (có thể thêm rau muống chẻ hoặc xà lách xoăn thái nhỏ)
Hành boa rô, rau mùi
1 thìa canh bột mì
Bún riêu chay không dùng sữa đậu nành
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Rửa sạch táo và lê, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng vừa ăn. Cho vào nồi và thêm nước lọc cùng 2 thìa nhỏ muối. Hầm để lấy nước dùng.
Rửa sạch đậu phụ tươi và đậu phụ non, để ráo. Bóp nhuyễn chúng bằng tay, sau đó thêm tương Cự Đà (hoặc tương đậu nành), 1 thìa nhỏ muối và 1 thìa nhỏ đường vào trộn đều.
Rửa sạch thanh cua chay, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau. Rửa sạch nấm đông cô và nấm đùi gà, cắt bỏ chân, rửa sạch và để ráo, cắt thành miếng vừa ăn.
Rửa sạch rau xà lách xoăn, giá đỗ, rau kinh giới và hành boa rô, để ráo. Đập dập phần đầu hành boa rô, thái nhỏ phần hành màu xanh.
Bước 2: Xào nấm
Bắc chảo lên bếp, đun nóng một ít dầu ăn, thêm hành boa rô phi thơm.
Cho cà chua vào chảo xào chín, sau đó thêm 1 thìa nhỏ muối và 1 thìa nhỏ đường
Xào cà chua khoảng 5-7 phút, sau đó đổ cà chua ra tô để riêng.
Sử dụng chảo cùng dầu đã xào cà chua, cho nấm đông cô và nấm đùi gà vào xào chín khoảng 5 phút. Sau đó tắt bếp và đổ nấm ra tô lớn để riêng.
Bước 3: Làm riêu chay
Đổ một ít dầu ăn vào chảo, cho thanh cua vào xào. Sau đó, thêm hỗn hợp đậu phụ tươi và đậu phụ non vào chảo cùng với thanh cua, trộn đều.
Xào khoảng 5-7 phút để hỗn hợp thấm, sau đó rải bột mì lên bề mặt đậu phụ và đảo đều. Bột mì có khả năng kết dính và tạo thành mảng riêu nổi lên khi đun. Nếu muốn riêu cứng hơn, có thể thêm bột mì.
Bước 4: Nấu nước dùng cho bún riêu chay
Sau khi hầm táo và lê đã mềm, vớt ra và bỏ bã, lọc lại nước dùng.
Cho cà chua, nấm và đậu phụ rán vào nồi, đun khoảng 15 phút.
Nêm vào nước dùng một ít giấm bỗng hoặc bột me chua. Sau đó, múc từng thìa hỗn hợp đậu phụ và thanh cua vào nồi, đun ở lửa nhỏ để mảng riêu nổi lên bề mặt.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm một ít hành boa rô thái nhỏ. Tắt bếp và thưởng thức.
Món bún riêu chay thường được ăn nóng kèm với bún và rau tươi.
Chúc bạn thành công trong việc nấu bún riêu chay!
Cách nấu bún riêu cua đơn giản, nước dùng ngon ngọt chuẩn vị Cách nấu bún riêu cua như thế nào? Hãy cùng VietNamNet tìm hiểu các bước làm bún riêu cua ngon và đơn giản chiêu đãi cả nhà trong những ngày cuối tuần nhé. 1. Nguyên liệu nấu bún riêu cua Cua đồng: 1kg Cà chua: 0,5kg Đậu phụ: 2 miếng Bún: 1,5kg Giấm bỗng: 1 bát Rau muống, bắp chuối, giá, húng quế...