Bùn dưới chân còn nắng ở đâu rồi?
Đối với mỗi người mẹ, sinh mạng của con còn đáng giá hơn cả sinh mạng chính mình. Vậy tại sao không để cho con mình được sống?
Ảnh minh họa.
Một người phụ nữ tuổi vừa mới ngoài đôi mươi còn tràn đầy xuân sắc. Hai bé gái xinh như thơ như mộng hồn nhiên rồi một ngày biến mất như ảo ảnh. Báo chí đưa tin mấy ngày liền, mạng xã hội đâu đâu cũng sẻ chia.
Những phận đời như thế thỉnh thoảng cứ nối tiếp nhau chọn cách từ bỏ cuộc sống này. Hệt như những đóa hoa vừa chớm nở đã bứt mình lìa khỏi cành vì một cơn gió mạnh. Những người mẹ không chỉ tìm cách giải thoát cho bản thân, còn khước từ cả sự sống của những đứa con mà mình đã từng mang nặng đẻ đau ban cho chúng.
Cuộc sống này, có những ngày thực sự buồn đến thế. Khi những người ngoài cuộc biết người ta đau nhưng không thấu rõ tường tận thế nào. Khi biết khổ đấy, thương đấy mà cũng đành bất lực. Khi mà sự trách móc và thương xót hòa lẫn vào nhau không cách nào phân định rạch ròi cho được.
Đúng hay sai? Căm phẫn hay xót xa? Đáng thương hay đáng giận? Có gì đi nữa cũng đã muộn mất rồi.
Có nhiều người thương người mẹ trẻ: Phải khổ sở thế nào, bế tắc cùng quẫn thế nào em mới nỡ từ bỏ cuộc đời mình và con mình thảm thương như thế.
Video đang HOT
Có nhiều hơn những lời trách giận: Một mình mình chết được rồi, con trẻ có tội tình gì đâu?
Ai đã từng làm mẹ đều hiểu rằng: Đối với một người mẹ, mỗi đứa con được sinh ra đều là một công trình đầy gian nan vất vả. Đối với mỗi người mẹ, sinh mạng của con còn đáng giá hơn cả sinh mạng chính mình. Vậy tại sao không để cho con mình được sống? Chỉ có thể hiểu là: “Bản thân mình sống khổ sở như vậy, để con lại một mình con cũng sẽ vậy thôi”.
Cá nhân tôi vẫn tin rằng, khi một người mẹ quyết định cùng con từ bỏ cuộc sống này, họ không hề nghĩ đó là một hành động nhẫn tâm hay độc ác.
Một nhà văn đã từng viết: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”. Vậy sức mạnh ấy đến từ đâu khi người ta yếu mềm gục ngã, khi người ta bế tắc loay hoay, khi người ta cố gắng bước đi nhưng con đường phía trước chỉ thấy mưa giăng mù lối?
Cuộc hôn nhân của em ấy đã vỡ rồi. Đây có lẽ không phải lý do? Đời này, không thiếu gì những cuộc hôn nhân lỡ dở. Kết thúc để bắt đầu lại cũng đâu phải việc gì quá sức khó khăn đâu. Yêu đương, hạnh phúc, khổ đau – có mấy ai không từng đi qua những cung bậc thăng trầm như vậy. Nhiều người còn coi li hôn như một cuộc giải thoát mở ra cánh cửa mới của cuộc đời.
Cha đánh mắng em, em giận, cảm giác mình như gánh nặng khiến cha mẹ phải bận tâm. Vậy nên em quyết trút bỏ gánh nặng này cho những người thân thôi vướng bận? Nhiều ý kiến cho rằng có thể đây chính là lý do. Khi người ta thấy mình khổ, thấy mình cô đơn thì sự thiếu chia sẻ bao dung của người thân giống như điểm tựa cuối cùng bị đạp đổ.
Lý do rốt cuộc là gì, chỉ có em mới là người biết rõ. Nhưng có thật là đường cùng đến vậy, hay bản thân không còn muốn bước đi?
Có một thực tế như thế này: Nhiều bậc cha mẹ quyết khuyên con gái mình đừng ly hôn dù biết con mình không hề hạnh phúc. Có nhiều người cho rằng con gái mình bỏ chồng là điều đáng xấu hổ, là bôi tro trát trấu lên sự sĩ diện của mẹ cha. Họ thà để con mình vẫy vùng trong vũng lầy hôn nhân còn hơn nghe những lời xì xào bàn tán.
Có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng: Mình sinh ra con, nuôi cho con ăn học bằng người, dựng vợ gả chồng là xong trách nhiệm. Sau đó đời ai nấy sống, sướng khổ mặc bay. Làm gì thì làm, đừng để mẹ cha mang tiếng hay chịu khổ nhục là được.
Vậy nên có nhiều người phụ nữ, vì đủ lý do mà cam chịu hôn nhân đày đọa. Người dũng cảm dứt bỏ hôn nhân cũng không có lối để quay về, chỉ còn cách bước đi tiếp trên con đường đầy chông gai phía trước.
Và có một thực tế khác: Nhiều phụ nữ khổ đến mức hơn một lần nghĩ đến cái chết. Chết là hết. Chết là thoát mọi vướng bận lo âu, khổ đau trần thế. Sống mới khó còn chết thì dễ lắm. Biết thế, nhưng dù vậy họ cũng không chết. Họ sống vì con cái cần họ. Họ sống vì sợ cha mẹ đau lòng. Họ sống vì biết mình sinh ra không phải để chết một cách vô vị và đớn đau như thế.
Sức mạnh vực họ dậy khi gục ngã chính là gia đình, là những người sinh ra mình và những người mình đã sinh ra. Khi người ta hiểu rằng mình vẫn còn được yêu thương, vẫn còn chỗ bấu víu, vẫn có nơi nương tựa chở che thì không có lý do gì để buông xuôi. Họ sẽ cố gắng đứng dậy, bỏ lại mưa bão phía sau để bước về nơi có nắng bởi niềm tin “bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu”.
'Con yêu người phụ nữ hơn tuổi', ngăn cản hay chấp nhận?
Chia sẻ của một bà mẹ có cậu con trai yêu người phụ nữ hơn 14 tuổi được độc giả quan tâm nhất tuần qua.
Con trai chị 24 tuổi, yêu say đắm người phụ nữ 41 tuổi đã ly hôn, đang nuôi hai con. Dù người phụ nữ đã từ chối nhưng chàng trai vẫn như thiêu thân đi tìm gặp mọi nơi. Vợ chồng chị khuyên nhủ, ngăn cản nhưng con trai không nghe lời, còn thuê nhà ở riêng và nói sẽ cắt luôn số điện thoại nếu bố mẹ làm phiền.
Chia sẻ này nhận được hơn 80.000 lượt đọc và gần 150 bình luận. Hầu hết mọi người đều khuyên người mẹ không nên tiếp tục ngăn cản, chỉ góp ý, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. Không những thế, nhiều người còn cho rằng chàng trai sẽ nhanh chán mối tình này.
Là cha mẹ, ai cũng muốn những điều tốt nhất cho con mình. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng ép buộc con phải làm theo ý mình, nhưng nhiều người sẽ chọn cách khuyên nhủ, phân tích mặt lợi mặt hại khi quyết định vấn đề nào đó. Ở trường hợp trên, sau khi trải qua cảm giác sững sờ, người mẹ đã hẹn người phụ nữ kia đến nhà cùng gặp con trai mình để cả ba nói chuyện. Tuy nhiên, ở buổi gặp gỡ đó, chàng trai đã có những phản ứng khá mạnh như thách thức hoặc ôm chầm lấy người phụ nữ kia, sau đó dọn ra ngoài sống riêng.
Với cách xử lý của người mẹ, độc giả Nguyệt cho rằng vợ chồng chị không cóquyền can thiệp vào việc con trai yêu đương hay theo đuổi ai, vì cậu ấy đã thành niên. Vả lại, người phụ nữ kia đủ từng trải đề từ chối một người nếu chị ấy thực sự không thích. Bạn Nguyệt còn nhấn mạnh "Không lẽ hôn nhân của hai người trưởng thành giữa thế kỷ 21 chị còn định ngăn cấm hay sao? Anh chị ngăn cấm được không?" .
Độc giả Niquitacho rằng người mẹ đang lo lắng và ngăn cản vì sợ con không hạnh phúc. Vậy nếu họ hạnh phúc thì quá tốt rồi. " Tôi không phản đối tình yêu lệch tuổi, nhưng cách sáng suốt là phân tích phải trái rồi để họ tự chịu hậu quả ".
Cùng quan điểm với độc giả Niquita, độc giả Punarvasuđưa ra ý kiến rằngcứ để chàng trai trải nghiệm với người phụ nữ kia thay vì ngăn cản. Sau 5 năm mà cả hai vẫn mặn nồng, điều đó cho thấy chàng trai chín chắn chứ không phải bồng bột và cô kia chính là người đem lại hạnh phúc cho cậu. "Con mình hạnh phúc hà cớ gì mình lại không vui? Mình có thương con như mình đã nghĩ không hay mình cũng vì "miệng đời dị nghị?".
Ngược lại, có một số độc giả "hiến kế" cho người mẹ cách để chàng trai từ bỏ. Chẳng hạn: "Khi nói chuyện, cô bạn có một nguyên tắc là luôn xưng hô cô với con. Nếu cố tình gọi anh em thì mắng và chốt một câu "đừng láo". Đôi khi dùng từ chợ búa chút cho chàng trai ngán ngẩm nhanh"; Hoặc: "Nếu cô bạn hợp tác thì nên tìm một vệ sĩ, tạo cảm giác như bạn trai của cô ấy luôn chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ cô ấy để con trai bạn cảm thấy mình là người thừa"; Hay "Cô bạn chỉ cần làm mất hình tượng (lúc chỉ có hai người), ví dụ giả vờ nghe điện thoại chửi đổng lên, ăn nói linh tinh như là người mất kiềm chế vài lần là mất hình ảnh đẹp trong mắt chàng này".
Bên cạnh đó, các độc giả còn đưa ra những trường hợp tương tự, cũng yêu và cưới người hơn tuổi kèm theo kết quả . Chẳng hạn:
"Khi em tôi yêu một người phụ nữ gần tuổi mẹ nó. Tất cả mọi người trong nhà tôi chỉ nói rằng cảm thấy lo được, chăm sóc được cho chị ấy khi chị ấy về già thì tiếp tục. Không ai trong nhà phản đối dù hơi chướng mắt. Một năm sau tan rã".
"Anh ta yêu tha thiết, say đắm, đeo đuổi chị xóm hơn 8 tuổi, cả hai là trí thức. Mặc gia đình khuyên ngăn, mới đầu chị cũng không chịu nhưng anh trồng cây si, kiên trì, sau cùng họ đến với nhau được 2 cháu. Một ngày kia, em gái của anh ta đưa bạn gái về nhà chơi. Thế là anh ta bỏ vợ con, nhanh lẹ theo bé kia không chút suy nghĩ. Chị lớn hơn 8 tuổi, lập gia đình muộn, sinh 2 cháu nên chóng tàn, sau cùng chỉ còn lại niềm vui là 2 con khôn lớn. Xót xa, phũ phàng lắm"...
Trong mọi chuyện, ép buộc chưa bao giờ là cách xử lý hay, mang lại hiệu quả tốt, nhất là chuyện tình cảm. Tâm sự hy vọng sau khi trải lòng và nhận được nhiều góp ý từ phía độc giả, người mẹ sẽ bình tĩnh hơn và lựa chọn được cách giải quyết phù hợp.
Chồng khinh thường nói với bạn: "Nó 40 tuổi rồi đố dám rời tao ra", vợ lập tức có câu trả lời khiến anh ta biến sắc Một tháng sau Hoài mới đưa con về nhà, để anh nhớ kỹ bài học ngày hôm nay nếu còn muốn giữ gia đình, vợ con. Nhiều người đàn ông cho rằng khi phụ nữ còn trẻ, còn xuân sắc mới cần giữ, cần lo lắng vợ đòi ly hôn khi chồng phạm sai lầm. Khi đã sang tuổi 40, cuộc hôn nhân...