Bún chìa – món ăn dân dã nổi tiếng ở phố núi Buôn Mê Thuột
Bún chìa là một trong những món ăn dân dã nổi tiếng ở ‘thủ phủ cà phê Việt Nam’ mà nhiều du khách đến đây bị “đốn tim”.
Bán bún chìa đầy đặn, nhiều thịt.
Thời tiết vào những ngày đầu xuân trên cao nguyên khá lạnh, nhất là vào buổi tối. Nhưng cái cảm giác vừa đói vừa lạnh, đặc biệt sau một chuyến hành trình dài từ nơi khác tới, chắc chắc sẽ bị xua tan ngay khi bạn có cơ hội thưởng thức một món ăn đặc biệt của thành phố Buôn Ma Thuột, đó chính là bún chìa. Chỉ cần nhìn cửa tiệm vào lúc tối muộn vẫn sáng đèn và nồi nước dùng nghi ngút khói, bạn sẽ không thể cưỡng lại mong muốn được nếm thử.
Bún chìa (hay còn gọi là bún giò chìa) có nước dùng khá giống với bún bò Huế. Khác biệt lớn nhất là ở phần nguyên liệu. Thay vì sử dụng thịt bò, người dân vùng cao nguyên này sử dụng phần tảng thịt phía chân sau của con lợn. Thịt được chọn đem về rửa sạch, sau đó ninh cho chín nhừ trong nồi nước dùng, tiếp đó vớt ra để nguội. Mỗi khi có khách gọi món, chủ quán lại lấy từng khúc giò chìa đem thả vào nồi nước dùng cho nóng, sau đó cho vào tô bún đã có sẵn chút mắm ruốc, sau cùng là cho hành lá, hành tây và chan nước dùng nóng hổi vào bát.
Nước dùng nóng hổi thơm lừng, đậm đà và thanh dịu cộng với chút vị thơm nồng của mắm ruốc, những khúc giò chìa được ninh nhừ béo ngậy… khiến ai nấy đều tỉnh táo sau một chuyến hành trình dài.
Nước dùng nóng hổi, thoang thoảng hương vị của bún bò Huế.
Video đang HOT
Món bún giò chìa được ăn kèm với rau sống giúp thực khách cảm thấy ngon miệng và không bị ngấy. Món ăn thật sự đầy đặn, thích hợp với những người “phàm ăn”, những người dừng chân vội vàng khi gặp thời tiết lành lạnh mỗi buổi tối ở Buôn Ma Thuột.
Đã gần nửa đêm, quán bún chìa vẫn tấp nập người ra vào. Mặc dù quán có bán nhiều món khác nhau, nhưng có lẽ, món bún chìa này được nhiều thực khách ưa thích nhất vào những ngày thời tiết se lạnh như thế này.
Một bát bún giò chìa ăn no căng bụng, làm hài lòng cả những thực khách ăn khỏe nhất, có giá từ 35.000 đến 40.000 đồng. Bạn có thể tìm thấy quán bún bò chìa ở ngay khu trung tâm, số 222 đường Nguyễn Tất Thành hoặc ở nhiều nơi khác trong thành phố Buôn Ma Thuột.
Những tảng thịt đầy đặn cho một bán bún chìa.
Bún cua thối Gia Lai và hương vị lạ lùng từ cái tên
Sẽ có không ít người cảm thấy tò mò khi nghe tới cái tên của một món ăn nổi tiếng đã gắn liền với ẩm thực Gia Lai - bún cua thối. Và đúng như tên gọi lạ lùng của nó, bún mắm cua là một trải nghiệm ẩm thực khó quên với những ai mới có dịp nếm thử hương vị của món "dị sản" này.
Những nồi nước lèo đen sánh nổi đặc một lớp gạch cua, bốc khói nghi ngút tỏa ra mùi hương nồng nồng "đặc trưng" sẽ làm cho không ít người mới thưởng thức món bún cua phải "cao chạy xa bay". Cùng với phở hai tô, cà phê phin, cơm lam, rượu cần, muối kiến Kbang... thì bún cua thối đã trở thành một trong những món ăn độc đáo cho nền ẩm thực Gia Lai.
Món ăn dân dã của người Gia Lai. Ảnh: PL
Bún cua thối (hay bún mắm cua) là một món ăn có nguồn gốc từ người Bình Định di cư nên vùng đất này. Sau nhiều năm tồn tại như một món ăn xế dân giã thì bún mắm cua đã trở thành một nét độc đáo khi nhắc về ẩm thực phố núi. Cái tên bún cua thối có lẽ cũng ra đời một cách tự nhiên chính từ mùi vị hơi "nặng" của nó.
Sở dĩ, bún cua dậy mùi như vậy là do quá trình ủ cho nước cua lên men chua. Cua đồng mua về được rửa sạch, nhúng qua nước sôi cho ngất đi (không để chết) cua không kẹp vào tay, người làm dễ dàng lột bỏ mai. Phần thịt được lọc ra được đem xay nhuyễn và ủ từ 1-2 ngày đến khi dậy mùi thì mới được mang ra nấu.
Bún cua và các loại rau sống ăn kèm. Ảnh: PL
Để giảm độ tanh nên mỗi nồi nước gạch cua thường được nấu hơi cay và mặn hơn bình thường. Nước cua lên men được nấu cùng thịt ba chỉ đã xào cho săn lại và nguyên liệu đặc biệt khác là măng tre thái mỏng. Càng đun lâu thì mắm cua sẽ càng trở lên đậm vị hơn.
Bún cua thối - trải nghiệm ẩm thực khó quên với nhiều người mới ăn lần đầu. Ảnh: PL
Chính vì mùi vị khá "khó ngửi" với những người mới ăn lần đầu nên mỗi chiếc tô đựng được sử dụng là loại tô nhỏ, chỉ to bằng một vốc tay. Nước mắm cua dùng với lượng rất ít (như lượng nước dùng cho mì quảng), thường được ăn kèm với da heo chiên giòn (hoặc phồng tôm), nem chua cùng các loại gia vị như ớt xay nhuyễn, mắm nêm và các loại rau sống như xà lách, giá, hoa chuối thái, rau kinh giới, tía tô, hung quế...
Nhiều người cho rằng vào mùa mưa thì thịt cua sẽ chắc và dậy mùi, một phần cũng vì mùa mưa ở Gia Lai kéo dài nên mỗi chiều trời chuyển lạnh thưởng thức tô bún đậm đà, cay nồng đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân Gia Lai yêu thích hương vị đặc biệt của bún mắm cua.
Dưới đây là địa chỉ một số quán bún cua tại TP. Pleiku, Gia Lai:
- 87 Phan Đình Phùng (bên hông Cung Thiếu nhi)
- 339 Lê Duẩn
- 19 Phùng Hưng
- Ngã tư Biển Hồ, đường Phạm Văn Đồng
- Chợ ngã tư Biển Hồ, đường Lê Đại Hành
- Chợ đêm Pleiku, đường Nguyễn Thiện Thuật
PHẠM LY
Cá hố - món ăn dân dã Cá hố sống ở biển, mình dẹt, thân dài không vảy tương tự lươn nhưng có màu trắng bạc. Cá hố trưởng thành dài chừng 60-90cm, thịt trắng, mềm, gần như không có xương (trừ xương sống), có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Cá hố một nắng rim. Cá hố sinh sống cả ngoài khơi và ven bờ, thường...