Bùi Duy Kiệm- Theo Cha tiếp bước nghề xây gạch, Huy chương Vàng tỏa sáng ASEAN
Sinh ra và lớn lên ở miền quê Yên Thành ( Yên Mô- Ninh Bình), tuổi thơ Bùi Duy Kiệm gắn với hình ảnh thân thương rất đỗi bình dị của người cha làm nghề xây gạch. Những giọt mồ hôi thánh thót, mặn mòi và hơi thở cuộc sống từ nghề xây gạch suốt bao năm ấy nuôi dưỡng niềm đam mê của Kiệm lúc nào không biết… Ngọn lửa tình yêu với nghề xây gạch lớn dần và in dấu trên con đường định hướng nghề nghiệp của em.
Bùi Duy Kiệm đã đem về tấm HCV nghề Xây gạch cho đoàn Việt Nam
Kỹ thuật khéo léo, gọn gàng đến từng đường xây
Ngày em đăng ký chọn vào nghề xây gạch, Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị Hà Nội, quyết định đó chưa thực sự mang lại sự hài lòng cho cha mẹ. Bởi hơn ai hết, cha Kiệm là người hiểu và thấm thía với công việc này, ông muốn con trai mình chọn những ngành nghề đỡ vất vả hơn. Nhưng với Kiệm, niềm đam mê duy nhất và hạnh phúc nhất là nghề xây gạch, với mong muốn sau này góp một phần nhỏ bé chuyên môn của mình tiếp nối gót chân cha.
Tính đến nay, Kiệm đã là sinh viên năm thứ 2. Trải nghiệm với nghề này, Kiệm thấy mình may mắn vì đã chọn đúng hướng, dù hơi vất vả so với thể lực của bản thân, nhưng Kiệm đã luôn ý thức được rằng: Dù làm công việc gì cũng cần phải có sức khỏe bền bỉ và thể lực tốt. Chỉ với 30- 45 phút luyện tập TDTT đều đặn hàng ngày đã giúp em tự tin, bền bỉ hơn trong học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của mình.
Đến với Hội thi kỹ năng nghề toàn quốc, Kiệm có một tháng để ôn luyện dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Ngọc Thụy. Trong quá trình được huấn luyện, những kỹ năng dần được nâng lên và tiến bộ nhanh chóng.
Video đang HOT
Ngọn lửa tình yêu với nghề xây gạch lớn dần và in dấu trên con đường định hướng nghề nghiệp của Bùi Duy Kiệm
Trải nghiệm với nghề xây gạch, không chỉ đơn thuần là sức khỏe, đặc thù nghề cũng đòi hỏi ở người thợ khối óc tư duy sáng tạo, kỹ thuật khéo léo, gọn gàng đến từng đường xây. Sự tận tâm của người Thầy, cùng những nỗ lực của bản thân, Kiệm luôn có động lực để vượt qua những khó khăn, những thử thách trong cách tiếp cận các nội dung đề thi trong quá trình ôn luyện.
Những “nấc thang” chinh phục đỉnh cao
Bước vào kỳ thi thực sự, Kiệm đã khẳng định được năng lực của bản thân, giành thành tích cao nhất với tấm Huy chương Vàng toàn quốc. Thành tích này là “tấm vé” đầu tiên đưa “ bàn tay vàng” chinh phục cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 12 vào tháng 9 tới, tại Băng Cốc- Thái Lan. Những “nấc thang” chinh phục đỉnh cao luôn là ước mơ của người thợ trẻ Bùi Duy Kiệm.
Trải qua thời gian kiên trì luyện tập thật tốt cả về kỹ năng nghề, cùng với trau dồi nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, Bùi Duy Kiệm đã thi đấu xuất sắc và giành tấm HCV nghề Xây gạch cho đoàn Việt Nam và tiếp tục chuẩn bị hành trình thi đấu tại kỳ thi tay nghề Thế giới vào năm 2019, tại Nga.
Hạnh phúc trong sự chào đón khi đáp xuống sân bay quê nhà
Chia sẻ cảm xúc của mình tại cuộc thi này, Kiệm cho biết: ” Em vô cùng biết ơn các Thầy cô, cha mẹ và sự quan tâm của các bác lãnh đạo đoàn đã giúp em có động lực, thi đấu tốt, niềm vinh dự khi được khoác áo đội tuyển Việt Nam và em rất tự hào khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc Việt Nam tung bay giữa đấu trường quốc tế. Đặc biệt, nghề xây gạch trong sự phát triển của xã hội hiện nay ngày càng được tôn vinh và được xã hội trân quý những người thợ nói chung và nghề xây gạch nói riêng”.
Chia sẻ về cơ hội việc làm và mong muốn thu nhập, Kiệm cho biết: ” Nhiệm vụ của em bây giờ là phấn đấu kỹ năng nghề trong các cuộc thi sắp tới, nếu có kỹ năng chuẩn, em không sợ bị thất nghiệp và rất an tâm với sự cam kết đầu ra của nhà trường. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, với mức lương thỏa đáng đúng với năng lực là điều người thợ mong muốn”.
Theo baodansinh
Doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề để '2 bên cùng có lợi'
Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là quan hệ tự thân vì lợi ích của cả hai bên, nhưng thực tế lại chưa chặt chẽ và hiệu quả
Các đại biểu tham dự hội thảo - T.T
Đó là nội dung chính trong hội thảo "Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam thông qua gắn kết nhà trường và cơ sở doanh nghiệp", được tổ chức sáng nay 22.10 tại TP.HCM.
Hội thảo do Chương trình đổi mới đào tạo nghề của Đức tại Việt Nam (GIZ) phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Tổng lãnh sự quán CHLB Đức tại TP.HCM, Chương trình đổi mới đào tạo nghề của Đức tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, các trường CĐ, trung cấp, các doanh nghiệp...
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, nhấn mạnh: "Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục nghề nghiệp là đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động về một lực lượng lao động trực tiếp có kỹ năng nghề, thái độ phù hợp với trình độ đào tạo. Về phía doanh nghiệp, thị trường lao động luôn cần một lực lượng lao động được đào tạo để tăng năng suất lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh. Quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp là quan hệ tự thân vì lợi ích của cả hai bên, nhưng thực tế lại không chặt chẽ và chưa hiệu quả".
Theo ông Dũng, Bộ LĐ-TB-XH xác định việc gắn kết giữa GDNN với doanh nghiệp là giải pháp đột phá nâng cao chất lượng GDNN.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng trao đổi, đóng góp ý kiến về những vấn đề về hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở GDNN với khu vực doanh nghiệp, trong việc xây dựng các tiêu chuẩn đầu ra, hợp tác đào tạo, đánh giá năng lực người học.
Tiến sĩ Jurgen Hartwig, Giám đốc chương trình hợp tác Việt - Đức về đổi mới đào tạo nghề ở Việt Nam, chia sẻ một số khía cạnh hợp tác với khối doanh nghiệp trong hệ thống đào tạo nghề kép. Ông cho rằng doanh nghiệp phải được tham gia vào quá trình xây dựng nghề nghiệp, tiêu chuẩn, chương trình đào tạo và ngay cả việc tuyển sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải được tham gia vào các kỳ sát hạch, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cùng với nhà trường.
Các chuyên gia Đức cũng đưa ra khuyến nghị, Việt Nam nên thiết lập Ban tư vấn ngành hoặc Hội đồng ngành để có thể tham gia vào xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và đánh giá người học. Đồng thời thiết lập quan hệ giữa doanh và học viên ngay từ khi bắt đầu đào tạo nghề, thiết lập một hệ thống quốc gia về đào tạo và đánh giá người đào tạo tại doanh nghiệp...
Để thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, theo tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN), hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp có tham gia vào đào tạo nghề. Chẳng hạn luật GDNN cũng đã quy định "các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Luật sử đổi, bổ sung một số điều của các luật và thuế cũng cho biết doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu khoản chi này phục vụ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp như tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, tài trợ học bổng...
Theo thanhnien
Bình Phước kêu gọi người dân bình chọn trí thức tiêu biểu Tỉnh ủy Bình Phước kêu gọi người dân cùng tham gia góp ý kiến, xét chọn để tuyên dương những thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp xuất sắc và tôn vinh trí thức, nhà sáng tạo tiêu biểu của tỉnh. Vừa qua, Liên hiệp Các hội KH&KT tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban...