Bức tượng nhạy cảm ở khu danh lam thắng cảnh gây tranh cãi, nhân viên đưa ra lời giải thích khiến cư dân mạng càng phẫn nộ hơn
Sau khi sự việc được chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 19/4, trang Sohu đưa tin, một trong những bức tượng “24 chữ hiếu” được đặt tại khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở núi Doanh Bàn, Hồ Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Theo đó, bức tượng này đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ già đang bú sữa một người phụ nữ trẻ khiến người xem khó chịu.
Được biết, sau khi du khách và cư dân mạng đến đây tham quan đã đưa ra nhiều lời chỉ trích nặng nề đối với ban quản lý khu danh lam thắng cảnh, và cho rằng bức tượng không chỉ khó coi, mà còn không tương thích với các quan niệm xã hội hiện đại, có thể gây ra phản ứng trái chiều của dư luận. Tuy nhiên, nhân viên đã giải thích, bức tượng này không như mọi người nghĩ. Đây là bức tượng mô tả câu chuyện “24 chữ hiếu” trong thời Trung Quốc cổ đại.
Nhân viên giải thích, hình ảnh bức tượng nói về một câu chuyện có thật ngày xưa, kể về một gia đình nghèo, trong đó mẹ chồng bị bệnh nặng không có tiền mua thuốc uống. Con dâu sau khi sinh con, đã cho mẹ chồng uống sữa của mình để bồi bổ sức khỏe. Bức tượng chỉ đơn giản là tôn vinh mối quan hệ mẹ chồng và con dâu, người thời nay nếu như không hiểu thì do họ không hiểu chuyện.
Video đang HOT
Nhân viên tại khu danh lam thắng cảnh nói thêm, họ rất bất ngờ khi có người chỉ trích hình ảnh này. Câu chuyện “24 chữ hiếu” vốn được truyền từ đời này sang đời khác, có thể những người chỉ trích bức tượng này không hiểu về chữ hiếu là gì.
Được biết, bức tượng này hiện đã được di dời đến nơi khác, không còn ở trong khu danh lam thắng cảnh.
Tuy nhiên, lời giải thích của nhân viên này sau đó càng nhận về nhiều phản ứng gay gắt hơn, đặc biệt là không nhận được sự thông cảm của mọi người.
Một số người cho rằng, hầu hết những câu chuyện này không phù hợp với thời đại xã hội ngày nay. Nhiều câu chuyện chứa đựng những tin đồn bịa đặt, mê tín thời phong kiến, không nên sử dụng để đánh lừa dư luận.
Nhưng trên thực tế, bức tượng này gây ra tranh cãi không phải vì những lý do này mà vì bức tượng là để ngực trần gây phản cảm. Tối ngày 18/4, sự việc vẫn tiếp tục trở thành chủ đề đang gây xôn xao mạng xã hội. Bức tượng này đã được di dời đi nơi khác, tuy nhiên đại diện khu danh lam thắng cảnh tạm thời không đưa ra phản hồi và các cơ quan ban ngành có liên quan đã vào cuộc để điều tra.
Kè chống sạt bờ biển trăm tỷ bị sóng đánh sụp mái, bảo hiểm trả 4 tỷ đồng
Mái kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) bị sóng đánh sụp 150m đang được gấp rút khắc phục. Bảo hiểm chi trả thiệt hại 4 tỷ đồng để sửa chữa hư hỏng.
Sau khi Infonet phản ánh tình trạng dự án "Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An - Tư Hiền" (Thừa Thiên - Huế) được đầu tư hơn 300 tỷ đồng đã thi công hoàn thành 95% và bị sóng đánh sụp mái hư hỏng đoạn qua xã Giang Hải, đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã phản hồi về số tiền được bảo hiểm chi trả khắc phục sự cố.
Theo đó, mái kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) bị sóng đánh sụp 150m đang được gấp rút khắc phục. Đoạn kè này bảo hiểm chỉ chi trả thiệt hại... 4 tỷ đồng để sửa chữa hư hỏng.
Đoạn kè bị sóng đánh sụp hư hỏng đoạn qua xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Theo chủ đầu tư là Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong quá trình thi công, năm 2020, công trình chịu sự ảnh hưởng của nhiều cơn bão (số 5, số 8 và số 9). Đặc biệt là khi cơn bão số 13 đổ bộ, mực nước biển dâng cao vượt 0,85m so với mực nước thiết kế, kém theo đó là các đợt sóng mạnh, cao vượt thiết kế rất nhiều, gây hư hỏng 2 đoạn kè dài khoảng 150m.
Đến nay, thời tiết ổn định, BQL dự án cùng với các nhà thầu khẩn trương thi công khắc phục các phần hư hỏng và gấp rút đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành tuyến kè đoạn qua xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) trước ngày 30/7/2021.
Kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) bị sóng đánh hư hỏng ....
Nói về nguyên nhân khiến kè chống sạt lở bờ biển bị sóng đánh hư hỏng, ông Văn Viết Thành, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế cũng khẳng định do thiên tai. Ông Thành minh chứng, cơn bão số 13 năm 2020 xảy ra trùng với thời điểm có triều cường khiến sóng cao hơn đỉnh kè 4m và chân sóng đánh trùm qua thân kè, vượt tần suất tính toán gia cố chân kè bằng đá hộc (5m) nên xảy ra xói chân kè, dẫn đến sụp mái hạ lưu.
"Qua làm việc và kiểm kê phần sửa chữa hư hỏng, đơn vị bảo hiểm đã thống nhất chi trả thiệt hại do cơn bão số 13 gây ra với giá trị 4 tỷ đồng", ông Văn Viết Thành cho biết thêm.
Phải cho con bú khi mẹ vắng nhà, ông bố lập tức "nảy" ra chiêu trò này, hoàn thành ngon ơ nhiệm vụ khiến cư dân mạng phục sát đất Nhìn cách ông bố đang cho con bú bình, cư dân mạng dù cười bò với ý tưởng đầy sáng tạo, đồng thời cũng không quên dành lời khen ngợi và thừa nhận "Cái khó ló cái khôn" là hoàn toàn có thật. Làm cha làm mẹ chắc hẳn chưa bao giờ là điều dễ dàng, nó không chỉ đòi hỏi các bậc...