Bức tranh trên bảng đen của cô giáo Nhật Bản được ca ngợi
Lấy ý tưởng từ bộ truyện tranh Nhật Bản, một giáo viên thể hiện sự ủng hộ đối với cả lớp trong ngày hội thể thao.
My Hero Academia (Học viện siêu anh hùng) là bộ truyện manga nổi tiếng Nhật Bản với các nhân vật và khung cảnh truyền cảm hứng. Một giáo viên Nhật Bản đã quyết định tái hiện nhân vật chính Midoriya lên bảng đen, nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của học sinh vào ngày hội thể thao, theo Sora News24 ngày 10/9.
Bức tranh được vẽ nhân ngày hội thể thao. Ảnh: Twitter
Ngày hội thể thao là dịp đặc biệt trong năm học ở xứ sở mặt trời mọc, khi trẻ em ở trường cạnh tranh trong một loạt hoạt động thể chất như kéo co, chạy điền kinh, chạy đua ba chân (hai người một đội, chân trái người này buộc vào chân phải người kia)… Cuộc thi có thể trở nên rất khốc liệt bởi ai cũng muốn trở thành người chiến thắng.
Bức tranh trên bảng đen của cô giáo thể hiện vẻ mặt cương nghị của Midoriya, một tay thu nắm đấm đầy quyết tâm. Dòng chữ bên cạnh có nội dung: “Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để giành chiến thắng!”.
Sáu màu phấn được cô giáo sử dụng. Ảnh: Twitter
Tác phẩm nghệ thuật được hoàn thành chỉ bằng sáu màu phấn, nhưng được nhận xét sinh động không kém bản gốc.
Sau khi những hình ảnh chụp lại tấm bảng được đăng lên mạng xã hội Twitter, 213.000 người đã ấn nút yêu thích, 67.000 người chia sẻ chúng.
Một bức vẽ trước đây của cô giáo. Ảnh: Twitter
Cộng đồng thi nhau dành lời khen ngợi cho cô giáo: “Tôi muốn mua tấm bảng đen đó”, “Bức tranh đẹp lắm, nhưng dòng chữ lại càng đẹp hơn”, “Tôi sẽ rất khó chịu nếu được giao nhiệm vụ xóa bảng”, “Tôi nghĩ lớp học đó đã thắng rồi”…
Video đang HOT
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Mạnh tay dẹp bỏ căn bệnh đồng phục
Dư luận bất bình không phải việc nhà trường quy định quần áo học sinh phải mặc giống nhau mà nhiều đồ dùng học tập cũng được yêu cầu "đồng phục".
LTS: Cứ đến đầu năm học mới thì câu chuyện về đồng phục lại trở thành đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm.
Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết bày tỏ quan điểm của mình về "căn bệnh đồng phục" hiện nay.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Câu chuyện đồng phục trong trường học nhiều năm qua đã bị lên án khá nhiều.
Dư luận bất bình không phải việc nhà trường quy định quần áo học sinh phải mặc giống nhau mà nhiều đồ dùng học tập cũng được yêu cầu "đồng phục".
Chuyện đồng phục đã bị biến tướng khá nhiều. Ngoài một số quy định chung của nhà trường thì chính sở thích của một số thầy cô giáo đã làm câu chuyện đồng phục thêm nặng nề, bí bách.
Câu chuyện về đồng phục trong nhà trường gây ra nhiều ý kiến tranh luận đầu năm học. Ảnh minh hoạ: Vtv.vn
Nhà trường quy định về đồng phục
Có lẻ bây giờ hiếm tìm ra ngôi trường nào học sinh không phải mặc đồng phục đến trường.
Trước là quần áo (nhiều trường phía Bắc còn quy định chi tiết quần áo từng mùa), sau quy định thêm về giày dép. Nào là giày dép đi học thường ngày, giày thể dục...
Đã là quy định phải buộc học sinh chấp hành. Chúng ta từng nghe không ít câu chuyện giám thị cắt hàng chục đôi dép khi học sinh đi không đúng (chỉ đi dép quai hậu nhưng trò lại mang dép lê).
Giáo viên cũng đòi đồng phục
Ngoài những đồng phục theo quy định của nhà trường thì không ít giáo viên cũng tự đặt ra quy định cho riêng mình.
Cô em họ có con học tại một trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh gọi điện bức xúc nói với tôi:
" Ngoài chị có buộc học sinh cái gì cũng phải đồng phục không? Sao có con đi học mà ngày càng khốn khổ thế này?".
Chưa hiểu ra chuyện gì, cô em nói tiếp " em đã bao sách vở cho con, ghi nhãn vở hàng chục cuốn.
Nay, cô giáo con em buộc phải bao vở theo màu làm tội tụi em phải xé bỏ đi mua lại bìa bao, nhãn vở khác vừa mất thời gian vừa tốn kém".
Vỡ lẻ, tôi biết đây không phải là chủ trương của nhà trường. Chuyện bao vở (bìa bọc vở) khác màu chỉ là ý của cá nhân thầy cô giáo ấy.
Tôi biết nhiều giáo viên có thói quen và cho rằng với học sinh mọi cái phải đồng phục mới đẹp.
Có giáo viên quy định từng loại vở phải sử dụng bìa bao khác nhau. Ví như vở bài học bao giấy màu hồng, vở Toán bao giấy màu xanh, vở Chính tả bao giấy màu đỏ...
Hay như bảng con thay vì em nào thích dùng bảng đen viết phấn cũng được, thích dùng bảng trắng viết bút lông cũng chẳng sao.
Thế nhưng khá nhiều giáo viên cứ bắt buộc tất cả lớp phải dùng bảng đen phấn trắng hoặc dùng bảng trắng viết lông cho đồng bộ.
Rồi đến bút mực cũng phải dùng đúng loại thầy cô yêu cầu.
Điều này báo hại phụ huynh đã sắm trước đó bỏ đi hết để mua lại cho các con cho đúng ý thầy cô.
Có dịp trò chuyện với một số giáo viên thích đồng phục được biết "nhìn nó đẹp mắt", người lại nói rằng "mình dễ kiểm tra, như khi dạy Toán ai cũng bìa màu xanh một học sinh bìa màu đỏ là biết rằng em ấy lấy nhầm vở"...
Đâu chỉ có thế, có giáo viên lại kĩ tính đến mức quy định màu cho bút lông, bút chì phải loại 3B, đồ chuốt bút chì phải có hộc chứa, bút dạ quang 3 cây phải ba màu khác nhau...
Bệnh đồng phục cần chấm dứt
Một số người bạn bên Mỹ kể rằng, phần lớn các trường học bên này thường không quy định học sinh phải mặc đồng phục.
Bởi vậy, học sinh có thể ăn vận tự do khi đến trường.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các học sinh muốn mặc gì thì mặc.
Mỗi trường học đều có những quy định riêng về trang phục và nếu vi phạm, học sinh sẽ phải chịu kỷ luật.
Họ không quy định quần áo đồng phục thì những đồ dùng học tập của học sinh lại càng không bao giờ bắt buộc.
Học sinh muốn dùng vở, dùng viết loại nào thì tùy, bao bìa ra sao miễn giữ gìn được sách vở cẩn thận là được.
Nước Mỹ được coi là môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, không có gì đáng phàn nàn về hệ thống giáo dục của họ cả.
Cái họ quan tâm nhất là những nội dung và chất lượng về giáo dục chứ không phải chuyện hình thức như ngành giáo dục của chúng ta hiện nay.
Theo giaoduc.net.vn
Hiệu trưởng nhảy hiphop, hóa gà trống chia sẻ bí kíp để khai giảng không còn là những cái ngáp dài Thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho rằng khai giảng phải thực sự là ngày hội của học sinh. Nổi tiếng với điệu nhảy hiphop và beatbox cực chất hay màn hóa gà trống trên nền nhạc "Đàn gà con" trong ngày khai giảng, thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội)...