Bức tranh ảm đạm của các ngân hàng lớn giữa vòng xoáy dịch bệnh
Ngày 3/8, tập đoàn dịch vụ tài chính và ngân hàng HSBC thông báo lợi nhuận nửa đầu năm nay đã giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và quan hệ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trụ sở HSBC tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, HSBC cho biết trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của hãng là 3,1 tỷ USD trong khi lợi nhuận trước thuế là 4,3 tỷ USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu cũng giảm 9% xuống còn 26,7 tỷ USD. Ngân hàng này cũng ước tính khoản lỗ trong hoạt động cho vay sẽ tăng từ 8 tỷ USD lên 13 tỷ USD trong năm nay.
Giá cổ phiếu của HSBC đã giảm hơn 4% trên thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) sau khi các kết quả tài chính được công bố. Giám đốc điều hành HSBC Noel Quinn mô tả 6 tháng đầu năm là “thách thức lớn nhất” mà hãng từng phải đối mặt. Ông cho biết hoạt động của ngân hàng trong nửa đầu năm đã bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, lãi suất giảm, rủi ro địa chính trị và mức độ biến động thị trường tăng cao.
Video đang HOT
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo theo những tác động kinh tế “nhấn chìm” các ngân hàng toàn cầu, HSBC cũng đã phải trải qua một thời gian khó khăn. Trước đại dịch, tăng trưởng lợi nhuận của hãng chịu tác động lớn từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Tháng 2 vừa qua, HSBC đã công bố kế hoạch tái cơ cấu sâu rộng, bao gồm việc cắt giảm 35.000 lao động và giảm các hoạt động tại Mỹ và châu Âu.
Cùng ngày, ngân hàng hàng đầu của Pháp Societe Generale cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến thể chế tài chính này đối mặt với khoản lỗ hơn 1 tỷ euro trong quý II.
Trong thông báo của mình, Societe Generale cho biết trong 3 tháng vừa qua, ngân hàng này đã phải chịu khoản lỗ ròng 1,26 tỷ euro (1,48 tỷ USD) so với khoản lợi nhuận hơn 1 tỷ euro hồi cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong quý I, Societe Generale cũng báo lỗ 326 triệu euro (383,8 triệu USD). Ngoài ra, thu nhập ròng – thước đo lợi nhuận lõi của ngân hàng – giảm 13,5%, với tất cả các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng ngoại trừ dịch vụ ngân hàng tư nhân, quản lý tài sản và dịch vụ tài chính và tư vấn.
Theo Societe Generale, hoạt động kinh doanh đã chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu cùng những hậu quả kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra. Trước triển vọng tăng trưởng còn nhiều bất ổn, ngân hàng cho biết đã dành 653 triệu euro (768,8 triệu USD) để bù lỗ trong 3 tháng. Mặc dù vậy, năng lực vốn của ngân hàng vẫn được đánh giá là mạnh và vững chắc.
Societe Generale cho biết thách thức rõ ràng hiện nay là thích nghi với những thay đổi do đại dịch COVID-19 gây ra. Ngân hàng này sẽ tiếp tục điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn hậu dịch bệnh, trong đó có kế hoạch đẩy mạnh nỗ lực giảm chi phí. Trong quý II, Societe Generale đã cắt giảm 10% chi phí so với giai đoạn 2019.
Ngân hàng hiện đang xúc tiến thực hiện chiến lực 2021-2023 với 3 mục tiêu ưu tiên gồm vai trò quan trọng của khách hàng, trách nhiệm xã hội và môi trường và hiệu quả hoạt động dựa trên các công nghệ kỹ thuật số mới.
SHB được Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm triển vọng ổn định
Đây là thông tin vừa được SHB công bố sau gần 4 tháng kể từ ngày Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's thông báo về việc rà soát, đánh giá rủi ro, sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của NH trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cụ thể, trong thông báo mới đây, các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của SHB được Moody's tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định. Trong đó, chỉ số xếp hạng Tiền gửi dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B2; chỉ số rủi ro đối tác dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B1... Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance cũng được Moody's đánh giá triển vọng ổn định.
Theo SHB, quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã phản ánh những nỗ lực không ngừng nghỉ và chủ động thích ứng của NH trong thời gian qua đồng thời khẳng định nền tảng tài chính vững mạnh, hoạt động an toàn, phát triển bền vững và khả năng chống đỡ tốt trước cú sốc Covid.
Một mặt, NH hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, NHNN với tinh thần luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ tích cực giúp khách hàng vượt qua khó khăn; mặt khác vừa đảm bảo tăng trưởng, kiểm soát tốt rủi ro và hoạt động kinh doanh phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.
Mới đây, SHB cũng đã tăng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu trong đó bao gồm chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Qua đó, SHB đã đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41/2017/TT-NHNN và cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
NH cũng cho biết, năm 2020 là năm chuyển đổi mạnh mẽ từ chiến lược, mô hình kinh doanh tổ chức bộ máy, quản trị rủi ro, hiện đại hóa NH. Hội đồng quản trị SHB đã làm việc với các nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới thống nhất thành lập ba ban dự án chiến lược do Chủ tịch HĐQT trực tiếp chỉ đạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững và khác biệt tầm nhìn dài hạn, chiến lược hiện đại hóa hướng tới NH số và tái cấu trúc quản trị và quản lý điều hành.
Mục tiêu chiến lược của SHB đến năm 2025 là trở thành 1 trong 3 NHTMCP tư nhân bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam, trở thành NH đứng đầu về chuyển đổi NH số với các tỷ lệ tài chính tiệm cận các chuẩn mực quốc tế bao gồm Basel III.
Chứng khoán 27/7: VN-Index đang có nỗ lực kéo lại sau khi mất 35 điểm đầu phiên Giảm điểm mạnh là diễn biến khó tránh khỏi với các thông tin về dịch bệnh ngày cuối tuần. Tuy nhiên, sau khi mất 35 điểm đầu phiên, VN-Index đang có những nỗ lực để kéo lại. Với các ca lây nhiễm tại Đà Nẵng, Việt Nam hiện đang có 420 ca bệnh và chưa phát hiện thêm trường hợp nào mới. Sự...