Bực bội khi mỗi tháng chỉ được cầm 8 triệu tiền lương của chồng, một hôm thấy anh ngồi bên hiên nhà, tôi giật thót vội lao đến xin lỗi
Lòng tôi như thắt lại khi nhận ra anh đã đến giới hạn.
Tôi thuộc kiểu gà mẹ, luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái nên tôi ở nhà nội trợ, chăm lo cho các con. Chồng tôi luôn miệt mài với công việc, nhưng lương anh nhận được lại quá ít ỏi so với những gì gia đình chúng tôi cần. Lương 8 triệu của anh, thêm 4 triệu làm thêm ở nhà của tôi, chỉ vừa vặn trả đủ tiền thuê nhà, tiền học phí cho con lớn, sữa bột cho con nhỏ và ăn tằn tiện ngày qua ngày.
Sáng nào anh cũng ra khỏi nhà từ khi trời còn chưa tảng sáng, đến tối muộn mới về. Anh luôn đưa hết số tiền kiếm được cho tôi, kèm theo là nụ cười mệt mỏi nhưng đầy ngọt ngào. Anh là thế, không tiếc vợ con bất cứ thứ gì. Có nhiều hôm nhịn ăn sáng để dành tiền mua quà tặng tôi. Dù vậy, tiền bạc luôn là nỗi lo lắng không nguôi trong tôi. Nuôi dạy hai đứa trẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến tôi thường xuyên phải cằn nhằn, dù biết rằng nó làm tổn thương đến lòng tự trọng của anh.
Một hôm, tôi không kiềm chế được mình và đã nói ra những lời cay đắng: “Anh làm việc cả ngày như vậy mà đem về chỉ được bấy nhiêu sao? Sao không cố gắng kiếm thêm, làm thêm? Con cái chúng ta cần nhiều thứ lắm!”.
Anh chỉ nhìn tôi, ánh mắt đượm buồn, lặng lẽ đáp: “Em biết anh đã cố gắng hết sức rồi. Anh bất tài vô dụng chỉ kiếm được có thế thôi”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Giọng anh điềm đạm nhưng đau đớn khiến tôi bất giác ngậm ngùi. Tôi biết anh đã cố gắng, nhưng sự chán chường và lo lắng bủa vây khiến tôi không thể nhìn thấy. Các cuộc cãi vã không chỉ khiến không khí trong nhà trở nên ngột ngạt mà còn khiến hai đứa trẻ của chúng tôi sợ hãi, rụt rè.
Rồi một ngày, sau một cuộc cãi vã dữ dội, tôi thấy anh ngồi thất thần bên hiên nhà, ánh mắt không còn là anh nữa. Lòng tôi như thắt lại khi nhận ra sự mệt mỏi và buồn bã trong anh đã đến giới hạn. “Em xin lỗi”, tôi thì thầm, lao đến ôm chầm lấy anh. “Mình cùng nhau tìm cách khác nhé, mình không cần nhiều tiền, chỉ cần bên nhau là đủ rồi”.
Kể từ đó, tôi học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu tốt hơn. Tôi cũng bắt đầu làm việc tự do để kiếm thêm thu nhập, và quan trọng nhất là tôi học cách quý trọng từng giây phút bên gia đình, không để những lo toan vật chất làm lu mờ tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau. Và tôi nhận ra, hạnh phúc không hẳn là có nhiều tiền, mà là khi biết trân trọng và vượt qua khó khăn cùng nhau.
Đi làm về, tôi bật ngửa khi thấy người môi giới tới định giá nhà, càng sốc với lý do chồng đòi bán nhà gấp rút
Tôi lấy lý do đuổi khéo người môi giới nhà đất đi thì bị chồng chỉ tay quát thẳng mặt.
Chồng tôi có tính sính ngoại. Lúc nào anh cũng cho rằng đồ đạc, máy móc của nước ngoài tốt hơn hàng nội địa. Nhất là sau khi sinh 2 đứa con, tính sính ngoại của anh càng được phát huy triệt để. Từ việc mua sữa, quần áo, đồ dùng cho con, chồng tôi đều chọn hàng ngoại với giá cao cắt cổ. Trong khi đó, vợ chồng tôi đều là nhân viên văn phòng, lương tháng trung bình chứ không cao. Riêng tiền chi tiêu cho con đã "ngốn" hơn một nửa tiền lương, rồi tiền ăn uống, sinh hoạt cho gia đình nên tôi tằn tiện lắm mới tiết kiệm được chút ít mỗi tháng. Sống chung với bố mẹ chồng 12 năm, đầu năm ngoái, chúng tôi mới có đủ tiền xây nhà riêng.
Có nhà riêng rồi, tôi hãnh diện, vui mừng lắm. Bởi sau mười mấy năm, tôi cũng được sống theo ý mình, thích ăn gì thì ăn, ngủ nghỉ mấy giờ dậy cũng chẳng bị ai nói. Tuy mỗi tháng vẫn phải trả 3 triệu tiền vay ngân hàng nhưng tôi chưa bao giờ hối hận vì đã dốc hết tiền bạc để xây nhà.
Ảnh minh họa
Vậy mà chiều qua, chồng tôi lại muốn bán nhà đi một cách gấp rút. Đi làm về, tôi bất ngờ khi thấy 2 người đàn ông mặc áo trắng đứng chỉ trỏ, nhìn ngó căn nhà của mình. Chồng tôi tiếp đón, nói chuyện rôm rả lắm. Khi hỏi ra, tôi sốc ngang vì biết họ chính là môi giới nhà đất, được chồng tôi mời đến để định giá nhà, bán nhà.
Tôi lựa lời đuổi khéo họ thì bị chồng chỉ tay quát thẳng. Anh mắng tôi là đàn bà, không có tầm nhìn xa trông rộng thì cút vào trong bếp nấu ăn, để anh bàn chuyện lớn. Ức chế quá, tôi đuổi thẳng luôn 2 người môi giới. Họ đi rồi, vợ chồng tôi cãi nhau một trận tơi bời.
Lúc này, chồng mới nói lý do muốn bán nhà. Thì ra hôm lễ 1/5, anh đi họp lớp và gặp người bạn thân thiết thời đại học. Bạn anh nói đang cho con trai du học nước ngoài, sau này thành danh thì rạng rỡ gia đình. Chồng tôi không muốn thua kém bạn bè nên quyết định bán nhà, lấy tiền đầu tư cho con trai đang học lớp 9 sang du học nước ngoài ngay tháng 7 năm nay, sau khi con thi chuyển cấp xong.
Tôi bật ngửa vì chồng quá cạn nghĩ, tính toán xốc nổi. Du học đâu phải nói đi là đi được, chưa kể lực học của con trai chỉ ở mức trung bình chứ có giỏi giang gì. Rồi bán nhà thì cả nhà sẽ về nội ở, tôi lại trở về với cuộc sống làm dâu trước đây. Chưa kể, bán nhà rồi, 10 năm sau, chắc gì chúng tôi đã mua lại nổi một mảnh đất như hiện tại.
Trước những lý lẽ của vợ, chồng tôi vẫn không từ bỏ ý định bán nhà cho con đi du học. Là một người mẹ có con đang đi học, tôi chỉ mong con học tốt, còn chuyện du học, tôi không khao khát lắm. Tôi điên đầu, không biết phải làm sao để anh thôi suy nghĩ chuyện vớ vẩn này nữa đây?
Tôi không bao giờ đòi giữ tiền lương của chồng, chồng có đưa hết tôi cũng trả lại nửa Việc gì phải quản lý hết tiền của chồng, khiến anh ấy phải phụ thuộc vào vợ? Tôi luôn tin rằng trong một gia đình, việc quản lý tài chính cần sự chung tay của cả hai vợ chồng. Đối với tôi, không nên giữ hết tiền lương của chồng, mà phải để anh ấy có quỹ riêng để chi tiêu cá nhân...