Cả nhà bất ngờ khi biết lý do anh tôi không đưa tiền cho vợ nuôi con
Mẹ rất bức xúc khi biết anh tôi giữ tiền làm của riêng để chị dâu vất vả kiếm tiền nuôi con. Nhưng khi anh nói ra nỗi lòng thì gia đình tôi thương anh ấy vô cùng.
Ảnh minh họa
Hôm chủ nhật vừa rồi, chị dâu đưa cháu qua thăm mẹ chồng. Trong lúc mẹ con ngồi nói chuyện, chị ấy bức xúc tố tội của anh tôi. Năm ngoái, cả năm anh ấy không có việc, ở nhà sống dựa vào tiền lương của vợ, thế mà nửa năm nay, làm được đồng nào anh giữ khư khư làm của riêng.
Toàn bộ chi phí sinh hoạt và tiền học của con đều do chị dâu bỏ ra hết. Hiện tại thu nhập của anh gấp đôi của chị, thế mà mỗi lần chị bảo anh góp tiền nuôi con thì toàn tìm cớ thoái thác.
Khi thì anh bảo họ chỉ cho tạm ứng vài triệu và chi tiêu hết rồi, lúc thì nói tiền của chồng để làm việc lớn. Chị không thể chấp nhận người chồng vô trách nhiệm với gia đình thế được. Nếu những tháng tới, anh tôi vẫn giữ tiền khư khư, chị không cần người chồng như thế, thà ở vậy nuôi con cho đỡ mâu thuẫn gia đình.
Sự bất ổn của gia đình anh tôi, nếu không giải quyết rốt ráo thì sẽ tan vỡ lúc nào không hay. Thế nên mẹ đã gọi anh tôi đến để nói chuyện. Mẹ bảo cùng là người phụ nữ, mẹ rất hiểu nỗi khổ của chị dâu và rất thất vọng về việc làm của anh tôi.
Video đang HOT
Mẹ bảo nếu không có đồng tiền của bố đưa về nuôi các con thì liệu anh em tôi có được cái nghề tốt như hiện tại không. Thế nên anh tôi làm ra tiền phải đưa cho vợ nuôi con, không thể giữ làm của riêng được.
Anh tôi bức xúc hỏi: “Có phải vợ con đến gặp bố mẹ tố tội chồng không? Con biết sẽ có ngày này mà nhưng trước khi trách con thì bố mẹ cũng phải nhìn lại con người thật của cô ấy”.
Anh trai kể với giọng rất buồn, suốt 17 năm anh đi làm, được bao nhiêu tiền thì đưa cho vợ hết, đến khi bị thất nghiệp 1 năm mới thấy nhục nhã ê chề. Không làm ra tiền phải hỏi xin vợ từng đồng, chị dâu chỉ cho tiền anh mua đồ dùng cá nhân và ăn sáng.
Những bữa ăn đạm bạc, anh tôi xin tiền vợ mua thêm thịt, chị từ chối thẳng thừng và nói muốn ăn ngon thì đi kiếm tiền mà mua. Đỉnh điểm ngày đưa bố tôi đi viện, anh bảo chị đưa cho 10 triệu nhưng chị nói không có. Đến khi mẹ vợ bệnh, chị bỏ rất nhiều tiền mua tổ yến biếu bà. Chị dâu sống chỉ nghĩ cho bản thân, không thương chồng thì sao anh dám hết lòng vì chị.
Anh bảo suốt thời gian dài đưa tiền cho vợ như thế là đủ rồi, bây giờ phải để phòng thân, kẻo không may ốm đau bệnh tật vợ đuổi ra đường. Thấy tình hình vợ chồng anh trai rất căng mà gia đình tôi không biết phải khuyên bảo thế nào nữa.
Tôi cảm thấy 'nóng mặt' khi em vợ luôn có mong muốn khó hiểu
Gia đình tôi luôn giúp đỡ em vợ trong khả năng có thể, nhưng lại bị xem như chỗ dựa hoàn toàn về mặt kinh tế.
Trong số các anh em bên vợ, gia đình tôi có kinh tế ổn định hơn. Các anh chị và em vợ có cuộc sống bấp bênh vì công việc không ổn định. Ngày hai đứa quyết định kết hôn, gia đình tôi cấm cản vì nhà vợ không "môn đăng hộ đối".
Thực tế, chúng tôi có điều kiện hơn một chút nhưng không phải giàu đến mức đại gia. Với khả năng có thể, vợ chồng tôi luôn giúp đỡ mọi người trong nhà.
Xét về hoàn cảnh, em út bên vợ có hoàn cảnh vất vả hơn cả. Dì út kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, chồng không tu chí làm ăn. Nhiều lần, hai đứa định đưa nhau ra tòa nhưng gia đình cố níu kéo.
Hiện tại, hai vợ chồng sống cùng nhau nhưng không khác gì cảnh ly thân. Vì thương em gái nên vợ tôi chu cấp mỗi tháng một khoản nhỏ để dì út nuôi con.
Em vợ khiến tôi cảm thấy đang bị dựa dẫm về mặt kinh tế quá nhiều (Ảnh minh họa: Pix).
Tôi là anh rể song không bao giờ cấm cản vợ giúp đỡ anh em trong nhà. Tuy nhiên, tôi phải giấu bố mẹ đẻ vì sợ ông bà dị nghị và coi thường bên ngoại.
Lâu dần, em vợ coi chúng tôi như chỗ dựa về kinh tế. Mỗi khi thiếu tiền, dì út lại tìm đến vay mượn. Tuy số tiền không lớn, việc vay quá nhiều khiến tôi cảm thấy phiền.
Mỗi khi vợ chồng ngồi cùng nhau, tôi nhắc vợ về chuyện giúp đỡ em. Chuyện anh em đỡ đần nhau không sai nhưng không nên biến gia đình tôi thành nơi chu cấp tiền bạc. Việc người khác giúp đỡ chỉ là tình thế. Về lâu dài, hai vợ chồng phải nhắc nhở nhau làm ăn để kiếm kế sinh nhai bền vững.
Thậm chí, em vợ tôi còn kể bóng gió chuyện có nhà người bạn sau khi sinh con đều gửi cho các bác nuôi. Vợ chồng chỉ cần đi làm, gửi tiền cho bác là hoàn thành trách nhiệm. Tôi nhận thấy dường như dì út mong muốn trao con cái cho vợ chồng tôi nuôi để không còn vướng bận.
Nhiều lần, tôi nghe em vợ than thở chuyện vất vả khi nuôi con, trong khi điều kiện kinh tế có hạn. Hiện tại, em vợ tôi có 2 đứa con, mong mỏi của dì út là gửi một đứa con cho anh chị trong nhà nuôi giúp. Sau này, khi kinh tế ổn định hơn, dì sẽ đón về. Với điều kiện kinh tế hiện tại, vợ chồng dì út không cáng đáng nổi.
Sau khi nghe em kể lể, bà xã không ít lần mủi lòng. Tôi kiên quyết phản đối suy nghĩ của em vợ. Bởi khi đã quyết định sinh con, vợ chồng phải có trách nhiệm nuôi. Trong quá trình lớn lên, con cái cần bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ. Anh em trong nhà dù tốt đến mấy, không thể nào bù đắp đủ tình thương mà cha mẹ dành cho các bé.
Mặc dù vợ chồng tôi đã phân tích cho dì út hiểu, em vợ tôi nhiều lần đề cập đến chuyện nhờ anh em nuôi con hộ. Khi chưa đạt được mục đích, dì út còn lên tiếng trách móc không ai thấu hiểu cho nỗi khổ của mình. Theo dì út, nếu phải vất vả nuôi con như hiện tại sẽ không thể chú tâm làm ăn, kiếm tiền giúp thay đổi kinh tế gia đình.
Ở cương vị anh rể, tôi không có suy nghĩ hẹp hòi trong tiền bạc lẫn chuyện giúp đỡ người trong nhà. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khó hiểu với quan điểm sống của em vợ.
Nếu bản thân chưa đủ khả năng nuôi con, đừng nên sinh ngay sau khi kết hôn. Trong trường hợp đã lựa chọn có con sớm, không có cách nào khác là tự mình cố gắng để sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái không bị tách rời.
Sụp đổ khi biết được bí mật giữa chồng với các chị em hàng xóm Tôi vui mừng khi chuyển về nơi ở mới, nhưng đây lại là lý do khiến gia đình tôi tan nát. Đau khổ khi phát hiện ra bí mật của chồng Tôi chuyển về khu ở mới đã được 6 tháng, cuộc sống nơi chung cư mang lại cho tôi nhiều cảm giác thoải mái, nhà cửa luôn sạch sẽ, hàng xóm thân...