Bữa sáng không cần cầu kỳ, chỉ cần có 7 món đơn giản này bạn sẽ giảm cân lại ngừa đột quỵ hiệu quả
Dưới đây là những loại thực phẩm dành cho bữa sáng, được chứng minh tốt cho tim mạch và có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Khi nói đến nguy cơ đột quỵ, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến một căn bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Xong thực tế, thói quen ăn sáng có thể tác động lớn đến nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ cho thấy, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim tăng 59% và nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp ba lần người ăn đều đặn.
Nhưng ăn sáng như thế nào là đúng? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết: Ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng cholesterol của bạn, dẫn đến béo phì. Thực phẩm nhiều natri có thể làm tăng huyết áp của bạn. Tất cả những yếu tố này có thể khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Dưới đây là những loại thực phẩm dành cho bữa sáng, được chứng minh tốt cho tim mạch và có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
1. Trứng
Trứng là một món ăn sáng vừa giúp giảm cân vừa tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi quả trứng gà chỉ chứa khoảng 78 calo nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng khác, vì vậy chúng có thể làm hạn chế cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia đến từ Đại học Y Harvard (Mỹ): Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch.
Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu được công bố ngày 21 tháng 5 của tạp chí Heart chỉ ra rằng những người ăn một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 18% và nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 28% so với những người không ăn trứng.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Scientific Reports cho thấy rằng ăn bột yến mạch làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó giảm đột quỵ. Những tình nguyện viên được cho tiêu thụ yến mạch trong một thời gian, sau đó họ được phát hiện có mức cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính thấp hơn, các dấu hiệu viêm cũng ít hơn.
Theo các chuyên gia, nếu bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hãy cố gắng giảm cholesterol LDL của bạn xuống dưới 100 mg/dl. Và cố gắng bổ sung 20 gram chất xơ hòa tan mỗi sáng để kiểm soát lượng cholesterol. Việc bắt đầu ngày mới của bạn với 3/4 cốc bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời để nâng cao sức khỏe.
3. Đậu đen
Một đánh giá về các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Public Health Nutrition cho thấy chế độ ăn giàu các loại đậu như đậu đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Đồng thời, đậu đen là nguồn chất xơ dồi dào, giảm cảm giác thèm ăn khiến bạn no lâu hơn và cuối cùng là làm giảm lượng calo tổng thể và giảm cân nhanh chóng.
4. Khoai lang
Video đang HOT
Khoai lang là một trong những món ăn sáng tốt nhất dành cho cân nặng và sức khỏe của bạn. Khoai lang có nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, giúp cơ thể hấp thụ chậm và khiến bạn no lâu hơn. Thêm vào đó, khoai lang chứa đầy chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu, và có thể phòng ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như cơn đau tim và đột quỵ.
5. Chuối
Tiêu thụ nhiều kali thực sự có thể làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy kali đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Trong khi đó, một quả chuối đã chứa 422 miligam kali. Đặc biệt, chuối xanh luộc có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Theo bà Michelle Routhenstein, chuyên gia dinh dưỡng về tim mạch phòng ngừa tại thành phố New York cho biết: “Chuối xanh luộc có thể kháng tinh bột, giúp cơ thể tăng độ nhạy insulin. Trong đó, độ nhạy insulin lại có tác dụng cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, có thể giúp tối ưu hóa lưu lượng máu và giảm huyết áp, vì thế món chuối là thực phẩm bạn nên ăn tráng miệng mỗi ngày, đặc biệt trong buổi sáng”.
6. Rau bina
Ngoài việc chứa nhiều magiê, rau bina còn chứa nhiều vitamin B, axit folic.
Một chế độ ăn giàu axit folic có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở những người bị huyết áp cao, theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA. Chăm chỉ bổ sung nửa chén rau bina đã nấu chín mỗi buổi sáng là bạn có thể kết nạp 1/4 lượng axit folic cơ thể cần mỗi ngày.
7. Cá hồi
Ăn sáng bằng các loại cá béo như cá hồi, cá ngừa… một hoặc hai lần một tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation.
Các nhà nghiên cứu cho biết chất béo omega-3 trong các loại cá béo có thể làm giảm chứng viêm trong động mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Ăn nhiều cá hơn cũng đồng nghĩa với việc chế độ ăn uống của bạn chứa ít thức ăn không lành mạnh như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn – những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa làm tắc nghẽn động mạch hơn.
Chủ động phòng ngừa, hạn chế ảnh hưởng do đột quỵ
Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của đột quỵ với những hậu quả nặng nề về sức khỏe, vật chất và tinh thần.
Mỗi cá nhân cần chủ động thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để giúp chủ động phòng ngừa đột quỵ, hạn chế những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.
Để phòng tránh đột quỵ
Có nhiểu nguyên nhân khác nhau làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ, trong đó các thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng như đặc điểm tiền sử bệnh tật đóng vai trò rất lớn. Tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người mà áp dụng các biện pháp như sau:
1. Biết bản thân có tăng huyết áp không: nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần mỗi năm nếu bình thường. Nếu tăng huyết áp, khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.
2. Khám tim xem có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác không. Nếu có vấn đề tim mạch phải khám điều trị ngay và thường xuyên.
3. Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.
4. Nếu có uống rượu bia, chỉ uống rất điều độ tối đa 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 lon bia mỗi ngày.
5. Nếu có tăng cholesterol: tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.
6. Nếu có đái tháo đường: khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
7. Năng vận động, tránh ngồi một chỗ, tập thể dục đều đặn.
8. Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ béo.
Phòng ngừa đột quỵ tái phát
Thay đổi lối sống:
Tăng cường vận động.
Giảm cân chống béo phì.
Không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, đường, bột.
Không ăn thức ăn nêm nhiều mắm, muối.
Ăn nhiều rau, củ, trái cây.
Điều trị bệnh tăng huyết áp:
Giữ huyết áp ổn định, tối ưu 120/80 mmHg, theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần...).
Uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ.
Điều trị đái tháo đường:
Ăn uống đúng chế độ (cữ đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo).
Chia nhỏ bữa ăn.
Uống hoặc chích thuốc đầy đủ theo toa.
Tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ.
Chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu, điều trị bệnh tim nếu có.
Người bị đột quỵ loại tắc mạch phải uống thuốc phòng ngừa tắc mạch máu: aspirin, clopidogrel, dipyridamol aspirin.
Nếu có hẹp động mạch cảnh:
Phẫu thuật bóc mảng xơ (bóc nội mạc).
Can thiệp nong động mạch hẹp.
7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ Tuổi tác cũng như tiền sử gia đình, người thân bị đột quỵ khiến chúng ta dễ bị đột quỵ hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay để phòng ngừa đột quỵ bất thường nhất là khi bạn không còn trẻ. Bạn không thể đảo ngược năm tháng hoặc thay đổi tiền sử gia đình của mình, nhưng có nhiều yếu tố nguy...