Bữa cơm tất niên đặc biệt ở Bệnh viện Từ Dũ
Bữa cơm tất niên bất ngờ tại Khoa Ung bướu phụ khoa ( Bệnh viện Từ Dũ) khiến cho 75 người phụ nữ không nén được xúc động.
Chị H., 47 tuổi, trải qua một đêm nằm viện, chuẩn bị bước vào ca truyền hóa chất. Mái tóc đen ngày nào giờ thưa thớt sau vài lần vào thuốc. Nén xót xa, chị về nhà cạo trọc đầu như những chị em khác đang điều trị tại Khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ.
“Lần đầu bước vào đây, nhìn ai cũng trọc đầu, trời ơi tôi sốc. Tháng 2 tôi phát hiện ung thư buồng trứng thì đến tháng 9 tôi được mổ. Giai đoạn đó, TP.HCM đang giãn cách theo Chỉ thị 16, tìm được xe từ thiện xin đi từ Tây Ninh lên cũng vất vả lắm.
Tôi chuẩn bị tinh thần rất kỹ, sẵn sàng hết cho tình huống xấu nhất. Vậy mà bước vào nhìn thấy toàn đầu trọc mình không tránh được cảm giác sốc. Bây giờ thì tôi quen rồi, cứ 3 tuần lại một mình đi xe đò lên Bệnh viện Từ Dũ vào thuốc”, chị cười.
Các bệnh nhân Khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ.
Đang trò chuyện tíu tít cùng các bệnh nhân khác về việc sắm sửa đón Tết, chị H. ngạc nhiên nhìn thấy Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cùng bác sĩ Trưởng khoa đang tiến về phía mình. Chưa dừng ở đó, gần 100 suất mì thịt bò thơm nức cùng với nước giải khát nhanh chóng được bày ra. “Đây là món quà tất niên bệnh viện dành tặng các chị em”, một bác sĩ thông báo.
Tiếng vỗ tay vang lên rần rần. Niềm vui bất ngờ trong những ngày cuối năm vội vã xoa dịu 75 bệnh nhân ung thư. Bác sĩ Hồng Công Danh, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đến từng bàn chia vui, chúc tết và dặn dò người bệnh.
Bác sĩ Hồng Công Danh, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đến chúc tết từng bệnh nhân.
Theo bác sĩ Danh, hàng quý, bệnh viện luôn tổ chức các bữa ăn hay buổi gặp mặt thân mật với bệnh nhân ung thư. Đây là khoa bệnh đặc biệt vì có những hoàn cảnh vô cùng thiệt thòi, thương cảm.
“Chúng tôi rất yêu quý Khoa Ung thư phụ khoa vì bệnh nhân ngặt nghèo, còn y bác sĩ có cái tâm rất đáng quý. Họ phải thật lạc quan mới thuyết phục, đồng hành cùng bệnh nhân điều trị lâu dài. Vì vậy chúng tôi rất quan tâm chăm lo tinh thần.
Nhân viên y tế của bệnh viện thường xuyên đóng góp mỗi người một chút tấm lòng để tặng cho bệnh nhân ung thư tại đây. Không chỉ là bữa ăn cuối năm mà còn có quà, lì xì… để người bệnh vui vẻ, lạc quan hơn”, bác sĩ Danh chia sẻ.
Video đang HOT
Đây là hoạt động truyền thống của Bệnh viện Từ Dũ nhiều năm qua, mang lại sức mạnh tinh thần cho người bệnh. Ở khu vực bệnh nặng, nhiều người vừa phẫu thuật, có thể phải nằm điều trị xuyên Tết Nguyên đán. Để san sẻ, các y bác sĩ đã đến từng giường bệnh, trao tặng phong bao lì xì khi bệnh nhân không thể dự bữa ăn tất niên.
“Tôi không nghĩ sẽ được lì xì trong hoàn cảnh này. Tết năm nào cũng có một lần, cơ hội chữa trị có khi không quay trở lại, vì vậy, tôi đồng ý mổ giáp Tết. Có sức khỏe thì năm sau mình đón Tết nữa!”, bà T. 61 tuổi, bệnh nhân ung thư cổ tử cung cho hay.
Một bệnh nhân ung thư nhập viện trong ngày giáp Tết.
Theo các bác sĩ, từ nay đến đêm Giao thừa, các bữa cơm tất niên sẽ diễn ra thường xuyên. Thông thường, người bệnh trải qua 2-3 ngày lưu trú để vào thuốc, sau đó được về nhà nghỉ ngơi, ăn Tết. Khoảng 20 ngày sau, mới bắt đầu đợt trị liệu tiếp theo.
“Tôi dặn dò người bệnh rất kỹ, khi về nhà cũng phải tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Nhất là không nên uống thuốc nam thuốc bắc gì cả, có khi mất đi cơ hội chữa trị.
Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp đau lòng, bỏ điều trị ở bệnh viện, đi uống thuốc lá vì nghe người này người kia đã chữa khỏi. Kết quả là bệnh nặng hơn, lên đây cấp cứu thì khối u đã di căn lên phổi và không qua khỏi.
Tôi mong bà con, chị em khỏe mạnh để đón Tết an vui bên gia đình”, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ.
Tại Khoa Ung bướu phụ khoa, đa số người bệnh ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM đến điều trị. Khoảng 50% bệnh nhân không có người thân chăm sóc trong thời gian nằm viện. Thậm chí có trường hợp chị T.N.H 41 tuổi ở Bình Dương đi xe máy 30km lên TP mỗi lần vào thuốc.
“Bệnh nhân ở đây ai cũng thiệt thòi, vì vậy chúng tôi càng phải tận tình chăm sóc và san sẻ với họ để vượt qua bệnh tật. Nhất là những ngày cuối năm, tâm trạng thường mong được về nhà, ở bên gia đình. Bệnh viện cố gắng tạo được cảm giác ấm cúng an ủi người bệnh”, điều dưỡng Khoa Ung bướu phụ khoa chia sẻ.
Bệnh viện 'xanh - sạch COVID-19' đầu tiên của TP.HCM chuẩn bị đón bệnh nhân đến khám
Cùng với Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện quận 7 sẽ chính thức được trả lại công năng ban đầu là điều trị bệnh nhân thông thường, sau một thời gian dài được tách đôi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - vừa ký quyết định phục hồi công năng của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh viện quận 7.
Đây là hai bệnh viện đầu tiên của TP.HCM chính thức trở lại công năng ban đầu sau một thời gian dài được "tách đôi" tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Huyện Củ Chi và quận 7 cũng là 2 địa phương đầu tiên của TP.HCM vừa công bố kiểm soát được dịch COVID-19 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Tại Bệnh viện quận 7, sáng 21-9, các nhân viên y tế khẩn trương lau dọn sàn nhà, giường, ga nệm và các trang thiết bị máy móc. Công tác khử khuẩn cũng được thực hiện nhiều lần để đảm bảo "sạch virus" trước khi đón bệnh nhân mắc các bệnh lý thông thường vào điều trị.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chuyển từ Bệnh viện quận 7 sang Bệnh viện dã chiến số 16 sáng 21-9 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu Nguyễn Thị Ý Nhi chia sẻ, sau một thời gian dài cùng nhau gắn bó, chung sức chăm sóc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, được trở lại "bệnh viện xanh - sạch" là điều mong muốn của tất cả nhân viên y tế.
Từ 4 ngày trước, các nhân viên của khoa đã bắt tay vào công tác lau dọn phòng hồi sức cấp cứu, nơi trước đây luôn chật kín các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nằm hồi sức.
"Tất cả nệm đều được chà xà bông phơi khô, các trang thiết bị y tế sau khi lau sạch bề mặt được đưa vào phòng kín để chiếu tia cực tím và đặc biệt sàn, các bề mặt tường nhà đều được phun khử khuẩn nhiều lần để đảm bảo sạch virus tuyệt đối trước khi nhận bệnh", điều dưỡng Ý Nhi nói.
Những tấm biển báo "không còn tác dụng" trong thời gian tới - Ảnh: DUYÊN PHAN
TS.BS Nguyễn Thế Vũ - phó giám đốc phụ trách Bệnh viện quận 7 - cho biết đơn vị chính thức tiếp nhận điều trị ca mắc COVID-19 đầu tiên vào đêm 12-7.
Tính đến nay đã có khoảng 1.200 trường hợp được tiếp nhận điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng phải hồi sức tích cực. Sau hơn hai tháng rưỡi hoạt động, bệnh viện điều trị khỏi bệnh cho trên 500 người, một số ca nặng được chuyển lên các tuyến cao hơn điều trị.
"Khi trở thành bệnh viện xanh - sạch, chúng tôi không còn tiếp nhận điều trị cho các F0 nữa, sẽ có nhiều điều kiện để chăm sóc điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân thông thường trên địa bàn và các vùng lân cận", bác sĩ Vũ chia sẻ.
Công tác phun khử khuẩn được tiến hành nghiêm ngặt bảo đảm an toàn sau khi bệnh viện hoạt động lại bình thường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhân viên y tế làm sạch nệm và những đồ dùng cần thiết để bệnh viện sớm hoạt động lại bình thường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những ca trực căng thẳng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cũng đã được "xóa sổ" - Ảnh: DUYÊN PHAN
Công tác vệ sinh, khử khuẩn rất được chú trọng, đảm bảo "sạch virus" trước khi tiếp nhận điều trị bệnh nhân thông thường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Còn một lượng ít bệnh nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện, theo dự tính trong vài ngày tới sẽ được dời qua Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm hồi sức của Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh viện quận 7 cùng với Bệnh viện Đa khoa Củ Chi là 2 bệnh viện sẽ được phục hồi công năng điều trị ban đầu đầu tiên của thành phố - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo thống kê, hiện nay toàn TP.HCM có 93 cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 (từ tầng 1 đến tầng 3). Trong số này có 10 trung tâm hồi sức, 30 bệnh viện dã chiến và 53 bệnh viện (tư nhân, tuyến quận, huyện, TP).
Từ 27-7 đến nay, toàn thành phố đã có 342.237 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Trong đó có 41.826 người đang cách ly điều trị tại nhà (chiếm trên 40% tổng số ca đang điều trị); 22.736 người đang cách ly tập trung và 41.404 người đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3.
Số ca xuất viện cộng dồn đến nay là 171.926 người. TP.HCM đang tính toán giảm dần một số cơ sở cách ly tập trung tại các quận huyện và bệnh viện dã chiến khi TP dần "mở cửa".
Xúc động chồng ở lại bệnh viện Covid-19 chăm vợ vì muốn 'đi, về có đôi' Nhìn vợ nằm bất động, miệng cắm ống thở và máy móc khắp người, ông Hoàng rơi nước mắt. Cuộc đời này, quý giá nhất là gia đình, vợ và các con. Hình ảnh ông tỉ mỉ chăm chút lo cho vợ khiến cư dân mạng xúc động. Với ông Hoàng, tài sản lớn nhất cuộc đời là vợ và các con. ẢNH:...