Bữa ăn của học trò: Vì sao hao hụt?
Bữa ăn học trò đang phải “cõng” quá nhiều loại phí, trong đó ngoài phí nhân công, vận chuyển, hao mòn cơ sở vật chất… còn các khoản phí “chìm” như hoa hồng, bồi dưỡng, lại quả.
Điều lệ trường phổ thông không quy định các trường phải có bếp ăn. Việc tổ chức bán trú chỉ là đáp ứng theo yêu cầu của phụ huynh. Một số trường đưa ra lý do: phải tập trung cho chuyên môn là giảng dạy nên không còn sức lực và thời gian cho việc tổ chức bữa ăn. Một số hiệu trưởng viện vào những lý do trên để giao trách nhiệm “toàn quyền” cho các đơn vị cung cấp thức ăn, rồi nghiễm nhiên bỏ túi mức hoa hồng không hề ít.
Cắt xén không thương tiếc
Theo ghi nhận của chúng tôi, mức hoa hồng phổ biến mà các đơn vị cung cấp suất ăn lại quả cho nhà trường là 10% tổng số tiền ăn của học sinh. Cạnh tranh nhau, một số cơ sở còn “chơi sộp” chi riêng cho hiệu trưởng 10%, sau đó chi chung cho quỹ phúc lợi của trường thêm 10% nữa.
Thử làm một phép tính: mỗi ngày 30.000 đồng/học sinh (mức tiền ăn bình quân trong năm học này), nhà cung cấp bữa ăn đã phải chi 6.000 đồng hoa hồng, trong số 24.000 đồng còn lại học sinh vẫn không được hưởng hết mà phải mất ít nhất 4.000 – 6.000 đồng để nhà cung cấp bữa ăn chi trả lương nhân viên, phí vận chuyển, hao hụt cơ sở vật chất (bàn ghế, chén đĩa, dụng cụ nấu nướng…) và lợi nhuận.
Cô B., phó hiệu trưởng phụ trách bán trú một trường tiểu học, thừa nhận: “Ở trường tôi phụ huynh đóng 25.000 đồng/ngày gồm bữa trưa và bữa xế, thực chất suất ăn thật của học sinh là 20.000 đồng, còn lại 2.500 đồng chúng tôi phải chi cho đội ngũ phục vụ và 2.500 đồng cho các khoản khấu hao điện, nước, gas. Phần hoa hồng được trích và sử dụng ở mỗi trường mỗi khác. Có trường thuê nhà bếp ở bên ngoài nấu tại trường thì đơn vị được thuê sẽ được hưởng chiết khấu. Có trường nấu tại chỗ thì dành 10% hoa hồng đó để tăng lương cho nhân viên, cấp dưỡng… “.
Giờ ăn cơm buổi chiều của học sinh Trường THPT tư thục Hồng Đức, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: NHƯ HÙNG
Tại một trường tiểu học ở quận 10, nhà trường vừa chấm dứt hợp đồng với đơn vị tổ chức bếp ăn tại trường. Lý do là nhà bếp vẫn đảm bảo đủ các món trong thực đơn (do ban giám hiệu nhà trường yêu cầu) nhưng lượng ngày một ít đi, miếng thịt, cá nhỏ lại, gạo không còn là loại gạo ngon, canh thiếu rau củ, xương thịt… Nhận được phản ảnh của học sinh, nhà trường đành đi tìm đơn vị thầu bữa ăn mới thay thế đơn vị cũ.
Bếp ăn bán trú chỉ là giấc mơ
Đừng cố tổ chức bữa ăn Nhà trường cần cân nhắc khi tổ chức bữa ăn bán trú. Chỉ những trường có đủ các điều kiện cần thiết mới nên tổ chức loại hình này, không nên cố “ép” tổ chức bữa ăn rồi lại nơm nớp lo lắng chuyện ngộ độc thực phẩm. Theo tôi, với bậc mầm non, tiểu học vẫn nên duy trì loại hình bữa ăn bán trú, còn bậc THCS và THPT các em có độ tuổi lớn rồi thì nên tiến dần đến việc để gia đình và học sinh tự vận động, giảm áp lực cho nhà trường. Mặt khác, các trường nên tổ chức nấu tại chỗ thay vì mang các suất cơm công nghiệp từ bên ngoài vào. Thống kê hằng năm của chúng tôi cho thấy đa số các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố bữa ăn đều do cơ sở bên ngoài mang vào. BS NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI
(phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM)
Video đang HOT
Mô hình thuận lợi và chất lượng nhất cho bữa ăn ở trường là thuê đơn vị nấu trực tiếp trong trường. Như vậy nhà trường kiểm tra được nguồn thực phẩm có tươi, sạch hay không, thức ăn nấu ra được chia ngay cho học sinh – vừa nóng sốt lại vừa đảm bảo vệ sinh do không mất thời gian chuyên chở. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thể áp dụng mô hình này.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 9 cho biết: “Nhà trường chỉ có hơn 300 học sinh ăn trưa tại trường nên chúng tôi hợp đồng với một cơ sở để cung cấp bữa ăn cho học sinh. Thành thật mà nói nếu thực hiện bếp ăn tại trường thì học sinh sẽ được ăn ngon hơn, đỡ tốn kém khoản tiền chuyên chở, nhân công…
Tuy nhiên, việc thành lập một bếp ăn trải qua nhiều thủ tục rất nhiêu khê, mất thời gian trong khi trường cần tập trung vào công tác chuyên môn là giảng dạy. Lý tưởng nhất hiện nay là để một đơn vị nào đó vào trường mình trang bị bếp ăn rồi nấu ăn ngay trong trường nhưng do chúng tôi chỉ có 1/3 học sinh bán trú, số lượng ít nên chưa có đơn vị nào đầu tư”.
Với những trường chật hẹp, thiếu cơ sở vật chất, xây dựng bếp ăn bán trú là giấc mơ luôn canh cánh trong lòng. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 3, nơi có bếp ăn ngay trong trường, tâm sự: “Công bằng mà nói, nếu tổ chức được bếp ăn trong trường thì bữa ăn sẽ rất chất lượng, ít hao hụt.
Nhưng hồi hộp lắm, lỡ ngộ độc thì hiệu trưởng gánh hết trách nhiệm, chưa kể nguy cơ bị cắt thi đua. Cứ đợi đến 17g mỗi ngày, khi học sinh đã về hết lúc đó tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm, đến sáng hôm sau vào trường lại bắt đầu nỗi lo mới: bữa ăn có an toàn không, có em nào sau khi ăn bị đau bụng, khó thở không…”. Việc thiếu cơ sở vật chất cũng khiến bữa ăn tại một số trường không đảm bảo bởi nơi ăn thường được tận dụng từ hành lang, phòng học, các khu cải tạo lại…
Theo một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện TP.HCM có gần 600.000 học sinh, tức hơn 80% học sinh ăn trưa tại trường nhưng đến giờ này Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế vẫn chưa có một hướng dẫn nào về việc thực hiện bếp ăn bán trú hay tổ chức ăn trưa tại trường cho học sinh. Trước thực tế số lượng học sinh học bán trú ngày càng tăng, ngành GD-ĐT và y tế phải dựa vào những văn bản, luật định chung về an toàn vệ sinh thực phẩm để quản lý. Tức là hiện nay, cơ quan quản lý mới chỉ quản lý về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm chứ chưa đi sâu vào chất lượng bữa ăn, sự cân bằng vi chất… cho học sinh.
Theo tuổi trẻ
10 ngàn đồng/suất ăn, HS chỉ được phép xin thêm cơm
Mỗi học sinh ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như tờ giấy cho suất ăn. Do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm và canh còn thịt thì không được.
Tâm sự trên đây của cấp dưỡng một trường tiểu học ở TP Nam Định phần nào nói lên được sự khó khăn khi chế biến suất ăn bán trú cho HS.
Nhằm tìm hiểu sâu về những khó khăn của các trường tiểu học ở thành phố Nam Định khi mở lại dịch vụ bán trú, chúng tôi vừa có cuộc khảo sát ở một số trường. Có chứng kiến tâm sự của những người làm công tác bán trú và các thành tổ bếp khi chế biến suất ăn cho trẻ ở mức UNBD tỉnh Nam Định định giá 15.000 đồng/HS/ngày mới thấu hiểu được nỗi vất vả của họ.
Giáo viên hi sinh nhiều thứ vì... trách nhiệm
Khi chúng tôi đề cập đến công tác bán trú trong giai đoạn này, cô Định Thị Tú - hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái bộc bạch: "Thú thực, khi ngày 3/1 nhà trường cắt dịch vụ bán trú, nhiều giáo viên (GV) đã rất hoan hỉ bởi họ có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái được nhiều hơn. Chính vì thế khi cấp trên đề nghị khôi phục dịch vụ bán trú khi mà tiền thu vẫn không thay đổi thì các GV đều đề xuất với Ban giám hiệu là xin từ chối. Nhưng chúng tôi đã động viên và nói đây là chỉ thị của cấp trên nên phải chấp hành nên mọi người đành phải thực hiện".
Cũng theo cô Tú, chức trách của GV là giảng dạy chứ không phải làm người bảo mẫu. Nhưng vì sự phát triển của giáo dục nên khi mở dịch vụ bán trú họ phải tâm huyết thực hiện. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ của các cô nên bắt buộc trường phải trả lương làm thêm giờ.
Để phục vụ bán trú cho học sinh, giáo viên đã phải hi sinh nhiều thứ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các trường tiểu học ở TP Nam Định chi khoản thu 15.000 đồng/HS/ngày theo nguyên tắc: 75% dành cho suất ăn của trẻ còn 25% còn lại dành cho các hoạt động để tổ chức bán trú như trả lương cho tổ bếp, nhân viên phục vụ, GV trông nom bán trú....
Theo một nhân viên tổ bếp của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái thì nếu trước kia khi thu mức 20.000 đồng thì lương tháng họ nhận được khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng khi đưa ra mức thu theo quy định thì lương của họ chỉ ngót gần 1 triệu đồng. Đó là mức lương dành nhân viên bếp, còn đối với GV thì khi tổ chức dịch vụ bán trú họ phải làm thêm giờ khoảng 3-4 tiếng nhưng mức thù lao được trả hàng tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng.
Là người đứng đầu ngành giáo dục Nam Định, ông Nguyễn Văn Tuấn - giam đốc Sở GD-ĐT cũng hiểu sự "hi sinh" của thầy cô khi làm công tác bán trú.
"Ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, TPHCM... là sau khi hết giờ làm việc buổi sáng thì phụ huynh có thể gọi cơm văn phòng. Còn ở Nam Định do người dân còn nghèo và thu nhập thấp nên buổi trưa gia đình nào cũng tranh thủ về thổi cơm. Các gia đình GV cũng vậy, các bạn thử nghĩ khi làm công tác bán trú họ bắt buộc phải ở lại trường nên việc gia đình vào buổi trưa chắc chắn phải do người chồng đảm nhận. Gia đình mà cứ diễn ra theo "guồng" quay đó thì chắc hẳn người chồng phải rất thông cảm với vợ" - ông Tuấn tâm sự
"Khi mở dịch vụ bán trú mà thu cao thì phụ huynh cũng kêu, còn thu thấp thì không phục vụ được lại than khổ, khó khăn. Có lẽ chúng ta phải thử cho phụ huynh làm công tác bán trú, từ việc đi chợ đến chế biến rồi tổ chức ăn, ngủ cho các cháu thì họ mới hiểu được vấn đề" - giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định nêu giả sử.
Phía sau suất ăn 10 ngàn đồng
Với mức chi 75% tiền thu cho suất ăn của trẻ, sau khi trừ đi tiền gas thì mỗi HS còn được 10.000 đồng. Với mức tiền ít ỏi như vậy, các trường gần như phải lên thực đơn cố định trong đó món ăn chính "sở trường" là thịt lợn, còn rau, canh thì có thể luân chuyển. Hôm nào gọi là linh động thì có thể thêm đậu phụ nhưng sẽ bớt thịt đi.
"Thực đơn như hiện nay mặc dù khó khăn nhưng cũng chưa phải là tình huống trớ trêu nhất. Năm trước lúc đầu giá thịt lợn chỉ khoảng hơn 60.000đồng/kg nhưng về sau biến động lên gần gấp đôi khiến chúng tôi xoay sở "toát mồ hôi". Năm nay với mức thu ấn định như vậy nếu mà biến động giá cả thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Rất may nhà trường hợp đồng với bên cung cấp lương thực, thực phẩm tương đối tốt. Trong giai đoạn này họ hiệu được khó khăn của trường nên vẫn chưa đề suất tăng giá " - hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Hồng Thái chia sẻ.
Thực đơn chế biến của trường tiểu học Phạm Hồng Thái.
Để tránh cho HS ăn món chính "ngán" nên tổ bếp của các trường cũng phải linh động chế biến theo các món khác nhau như thịt kho, thịt rang, thịt xá síu, thịt băm... Có chứng kiến cảnh chế biến mới thấy đầu bếp "khổ" thế nào khi phải thái miếng thịt mỏng... như giấy.
"Mỗi HS ước chừng chỉ được khoảng 4 miếng thịt mỏng như vậy cho suất ăn" - cô Trịnh Thị Hạ, tổ trưởng cấp dưỡng của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, do thức ăn có hạn nên nếu trẻ nào ăn còn đói thì chỉ được phép xin thêm cơm. Cô Trịnh Thị Hạ tâm sự: "Trước kia khi thu ở mức trên 20.000 đồng thì khi các cháu ăn thêm thì còn có thức ăn. Bây giờ trước mỗi bữa ăn chúng tôi đều phải thông báo Chỉ được phép xin thêm cơm, canh còn thịt thì không được. Chưa bao giờ chúng tôi lại thấy khó khăn khi chế biến suất ăn như bây giờ".
Hiệu trưởng một số trường tiểu học khác còn cho biết thêm, với suất ăn như vậy thì đối với những trẻ "lười ăn" thì rất thích thú nhưng số lượng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần lớn trẻ ở bậc tiểu học đều ăn khỏe nên nhưng nhiều HS khi ăn hết thức ăn thì lại không ăn thêm, trong khi đó suất ăn phụ sau khi ngủ dậy cũng không còn nên khi bước vào buổi học chiều trò nào cũng kêu đói.
Khi được chúng tôi đề cập là tại sao không thông báo cho phụ huynh để họ mang đồ ăn thêm cho con thì hiệu trưởng Đinh Thị Tú chia sẻ: "Trường không cho phép HS mang đồ ăn đến trường bởi lý do đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại trường tổ chức dịch vụ bán trú, nếu cho mang đồ ăn thêm vào nhỡ có việc gì thì lúc đó gia đình lại "đổ lỗi" cho trường. Mà khi sự việc xảy ra, chưa biết là do thức ăn nhà trường hay của phụ huynh, chúng tôi cũng đã phải chịu trách nhiệm rồi".
Nhà trường và phụ huynh thỏa thuận tiền ăn bán trú
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Teo tóp bữa ăn học trò Mỗi ngày có hàng triệu học sinh bán trú ăn trưa tại trường. Và mỗi ngày cũng xuất hiện chừng đó nỗi lo của phụ huynh khi chất lượng bữa ăn mỗi nơi một kiểu, "hậu trường" bữa ăn hiếm được công khai. Tại nhiều trường mầm non, tiểu học, điều phụ huynh lo ngại nhất chính là việc bữa ăn thực tế...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025