BTC Đường lên đỉnh Olympia thừa nhận sai sót
Tối 27/6, BTC cuộc thi đã xin lỗi về sai sót trong trận chung kết. Nhà đài kết luận đáp án của hai thí sinh vẫn đúng vì câu hỏi IQ khác với sự lí thuyết của Toán học.
Trước sự phản ánh của truyền thông cũng như sức nóng dư luận về câu hỏi sai trong trận chung kết diễn ra hôm 24/6, vào chiều 27/6, ban tổ chức cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia (Đài truyền hình Việt Nam) và các cố vấn của chương trình đã làm việc để xem xét toàn diện những vấn đề liên quan.
Nhiều độc giả cho rằng là sân chơi về kiến thức thì cần phải nghiêm ngặt, kiểm tra kỹ các câu hỏi hơn so với các cuộc thi có tính giải trí.
Đến 22h, ban tổ chức đã ra thông báo chính thức về kết luận từ buổi làm việc này. Theo đó, đáp án của Lê Phương và Thái Hoàng trong câu hỏi đầu tiên ở phần thi Tăng tốc không sai.
Kết luận của ban tổ chức về sự cố sai dữ liệu trong câu hỏi như sau:
“Chúng tôi nhìn nhận và xem xét một cách hết sức nghiêm túc, cầu thị những vấn đề dư luận đã nêu liên quan đến trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 vừa qua, cũng như trách nhiệm của chương trình với các thí sinh, cộng đồng Olympia và công chúng.
Liên quan đến câu hỏi ở phần thi Tăng tốc:
Ở phần thi Tăng tốc, theo luật thi của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12, có 4 câu hỏi dạng tư duy logic, bằng hình ảnh với độ khó giảm dần và câu thứ nhất là một câu hỏi IQ.
Câu hỏi IQ tại cuộc thi chung kết: “Cần bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng” với các dữ liệu dựa trên các hình vẽ là một câu hỏi chưa thật chặt chẽ.
Video đang HOT
Câu hỏi gây tranh cãi trong những ngày qua.
Ở câu hỏi này, khi MC hỏi Hoàng về đáp án, em Hoàng có giải thích: “Sau một loạt quy đổi, nói chung là nhân chia phân số rất lằng nhằng thì ta thấy là nếu thêm 6 mặt trời vào đây sẽ tương đương với số lượng sao bằng với bên kia”.
Theo cố vấn của chương trình, đáp án C (6) là chấp nhận được với cách tư duy:
Từ cân thứ nhất suy ra 1 ngôi sao = 1,5 mặt trời
Thay vào cân thứ hai suy ra 1 mặt trăng = 7/6 mặt trời
Suy ra: ở cân thứ ba, đĩa trái 1 mặt trăng 3 ngôi sao = 7/6 4,5 mặt trời = 5,6666 mặt trời, xấp xỉ bằng 6. Áp dụng luật làm tròn số, đáp án C chấp nhận được. Bởi, một câu hỏi IQ có thể chấp nhận cách tư duy thực tế chứ không hoàn toàn lí thuyết như Toán học. Câu hỏi sẽ chặt chẽ nếu đầy đủ là “Cần khoảng bao nhiêu mặt trời để cân cân bằng?”.
Đưa một câu hỏi thiếu chặt chẽ là một sơ suất đáng tiếc trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12. Chúng tôi đã nghiêm túc rút kinh nghiệm để không lặp lại những sơ suất tương tự”.
Về kết quả chung cuộc, ban tổ chức cuộc thi khẳng định:
“Với đáp án ở phần thi Tăng tốc chấp nhận được của em Hoàng, kết quả chung cuộc của chung kết Đường lên đỉnh Olympia được giữ nguyên”.
Phía nhà đài cũng cho rằng: “Cả 4 bạn có mặt trong trận chung kết đều là những học sinh rất xuất sắc và đã rất cố gắng chơi với tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Đó mới là điều quan trọng nhất làm nên ý nghĩa của một chương trình khuyến học như Đường lên đỉnh Olympia”.
Kết thúc thông báo này, ban tổ chức Đường lên đỉnh Olympia đã xin lỗi những người liên quan và khán giả xem truyền hình: “Với tất cả những sức ép mà ban cố vấn chương trình và các thí sinh phải chịu thời gian qua về sơ suất này và với khán giả yêu mến chương trình Đường lên đỉnh Olympia, chúng tôi cảm thấy rất đáng tiếc và gửi lời xin lỗi chân thành”.
Như vậy, sai sót trong câu hỏi không ảnh hưởng gì đến kết quả của cuộc thi. Độc giả có thể chia sẻ ý kiến của mình về kết luận trên Tại đây.
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Olympia sai sót: Phản hồi từ Ban tổ chức
Chiều 26/6, ông Nguyễn Hà Nam- Trưởng ban thư ký biên tập Đài truyền hình Việt Nam (THVN) cho biết, Ban tổ chức (BTC) đã được thông tin về sự sai sót trong câu hỏi ở phần thi Tăng tốc thông qua nhiều nguồn thông tin trên báo đài, từ đồng nghiệp, bạn đọc... Đài THVN đang "kiểm tra thông tin" và kết quả sẽ thông tin đến báo chí.
Rắc rối câu hỏi Vật lí phần thi Về đích
Liên quan đến những thắc mắc ở câu hỏi Vật lí liên quan đến "thay đổi của cường độ dòng điện" của Ngọc Khánh ở phần thi Về đích - GS.TS Ngô Thế Khôi (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) - Cố vấn bộ môn Vật lí của chương trình khẳng định: "Cả Khánh và Tĩnh đều trả lời sai, không đúng chút nào. Tôi đã nghe rất kỹ, thấy các em sai nên phải giải thích lại".
Một giáo viên Quốc học Huế nêu ý kiến: "Động cơ 1 chiều khi trục bị ghìm chặt không quay tức là động cơ hoạt động trong tình trạng (sự cố) đoản mạch, dòng điện trong mạch tăng lên, dòng điện đó là dòng đoản mạch" là đúng khái quát. Bạn nam đó chỉ không giải thích hiện tượng vật lí xảy ra. Theo tôi bạn trả lời như vậy phải công nhận đúng".
Tuy nhiên, theo thầy Khôi: "Trước hết đó không phải dòng đoản mạch. Dòng đoản mạch là dòng khi nối tắt một nguồn có dây điện trở bé. Nối một động cơ vào một nguồn có điện trở thì đó không phải đoản mạch".
"Câu này giải thích không đúng ý nghĩa Vật lí và bản chất vất đề. Không có định luật vật lý nào nói phải bù công suất cả. Muốn giải thích bất kỳ hiện tượng vật lý nào cũng phải căn cứ vào định luật, định lý. Tôi nêu định luật Lenzt và Pha-ra-đây bởi mọi người đã được học rồi"- lời GS Khôi.
Ban tổ chức cần có lời xin lỗi...
Về sai sót ở câu hỏi IQ ở phần thi Tăng tốc, theo GS.TS Ngô Thế Khôi (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) - Cố vấn bộ môn Vật lí của chương trình: "Bản thân tôi không thật để ý kỹ đến câu này bởi phải tập trung vào lĩnh vực mình phụ trách".
Vị GS nêu ý kiến: "Không nên đặt vấn đề hủy kết quả, thi lại hay tước ngôi vương của học sinh vì nhiều lý do mà có lẽ người trong cuộc cũng không muốn như vậy. Đây là một cuộc chơi, sai sót đôi khi có thể xảy ra. Tôi nghĩ những người có trách nhiệm đã làm hết sức mình".
Giải pháp lúc này, theo GS Khôi là "công nhận kết quả. Ban tổ chức (BTC) chương trình cũng cần rút kinh nghiệm và có lời xin lỗi đến khán giả".
Trao đổi với PV, Trần Lê Phương (học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam), người cùng chọn đáp án C và được 40 điểm ở câu hỏi này chia sẻ: "Lúc ấy mọi người đều đang tập trung nên không biết có sai sót. Phần trả lời ấy mình chỉ là may mắn chọn đúng thôi. Nếu câu hỏi sai và Thái Hoàng bị trừ điểm thì Ngọc Tĩnh cũng chưa chắc thắng. Ít điểm hơn, Hoàng liệu có chọn gói câu hỏi an toàn là 40 điểm khi Về đích?".
Trong cuộc họp chi bộ vào sáng qua 25/6, Trường PT Năng khiếu ĐHQG TP.HCM cũng đề cập đến sai sót này. Hiệu trưởng Võ Thị Bạch Mai cho biết: "Chúng tôi đang nhờ các thầy giáo của nhà trường tìm hiểu rõ xem có đúng là có sai sót không? Nếu đúng là có sai sót và sai sót này có thể ảnh hưởng đến ngôi thứ của cuộc thi thì trường sẽ làm văn bản kiến nghị lên Đài truyền hình Việt Nam (THVN) và BTC cuộc thi".
Nhận thông tin về sai sót này, cô Vũ Thị Thu, giáo viên dạy Toán cũng là chủ nhiệm suốt 3 năm học THPT lớp 12B2 của nhà vô địch Đặng Thái Hoàng (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) cho biết: "Hoàng vẫn chưa biết tin này. Tôi nghĩ BTC cần có giải pháp hợp lý, tránh gây sốc tới các học sinh". Cô Thu cho biết hiện Hoàng đã quyết định không thi Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội nữa. Em chuẩn bị lên Hà Nội để tập trung học tiếng Anh, chuẩn bị di du học.
Ông Nguyễn Hà Nam- Trưởng ban thư ký biên tập Đài THVN cho biết, trong ngày hôm nay BTC đã được thông tin về sự sai sót trong câu hỏi ở phần thi Tăng tốc thông qua nhiều nguồn thông tin trên báo đài, từ đồng nghiệp, bạn đọc... "Đài THVN đang "kiểm tra thông tin" và có kết quả sẽ thông tin đến báo chí nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể cho việc công bố vì tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sự việc." - lời ông Nam.
Theo VNN
TPHCM: Sai đáp án môn tiếng Anh tuyển sinh lớp 10 Ngày 26-6, Sở GD-ĐT TPHCM công bố đáp án ba môn toán, văn và tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Trong đó, đáp án môn tiếng Anh có một sai sót nhỏ. Ở phần I, câu 7 có nội dung hỏi: ______ Chrismas, children enjoy singing Chrismas carols. Các phương án trả lời được đưa ra là: A. On B....