BS dinh dưỡng tiết lộ cách ăn dầu mỡ lành mạnh: Ăn quá lượng này là sinh nhiều bệnh
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không thể kiêng chất béo, nhưng cũng không được ăn quá nhiều dầu mỡ. Đây là mức khuyến nghị nên áp dụng để không gây hại cơ thể.
Dầu ăn là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình. Dầu ăn được cho là chất dinh dưỡng không thể thiếu của cơ thể, nhưng lại không được thừa. Dư thừa chất béo sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.
Ăn dầu thế nào là đúng luôn là một câu hỏi mà hầu hết mọi người quan tâm.
Khi mức sống được cải thiện, dầu ăn trên thị trường có rất nhiều chủng loại, nhiều nhãn hàng. Từ dầu lạc, dầu ngô, dầu đậu nành, đến dầu oliu. Rất nhiều loại dầu ăn. Vậy, khi ăn dầu, chúng ta cần chú ý những điều gì?
Khi ăn dầu cần chú ý điều gì?
1. Cần phải có giới hạn
Dù là loại dầu nào, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu. Nên kiểm soát lượng dầu ăn hàng ngày của người lớn ở mức 25g-30g, khoảng 2-3 muỗng (đầy).
2. Nên mua dầu chai nhỏ mà nhiều loại
Khi mua dầu ăn, nên mua loại dầu mỡ gói nhỏ với nhiều khác nhau, thay thế sử dụng đan xen trong chế biến thức ăn hàng ngày, bổ sung nhiều loại axit béo không no cân bằng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể chọn một loại dầu pha trộn được làm từ nhiều loại axit béo không bão hòa (với điều kiện bạn phải chú ý đến “tỷ lệ chất béo” trên nhãn thực phẩm).
Ngoài ra, không nên mua dầu không rõ nguồn gốc, hãy đến chuỗi siêu thị lớn và thường xuyên để mua.
3. Chọn loại dầu cao cấp hơn
Video đang HOT
Nói chung, dầu ăn cũng có chia thành các cấp độ, chủng loại chất lượng khác nhau. Nhiều loại dầu ăn có “cấp chất lượng” riêng của chúng, và cấp độ được xác định chủ yếu bởi màu sắc của dầu, lượng tạp chất không hòa tan và mùi vị.
Nói chung, dầu loại một tốt hơn dầu loại hai, và dầu ô liu loại đặc biệt thì tốt hơn dầu ô liu loại một.
4. Ăn ít các loại dầu này
Đối với mỡ lợn, mỡ dê và mỡ bò và các loại dầu khác như dầu cọ, dầu thực vật hydro hóa, dầu dừa, và chất béo tái sử dụng, nên ăn ít hoặc không, tùy tình hình thực tế.
5. “Em bé” cũng nên ăn dầu
Việc hấp thụ chất béo đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nguồn cung cấp chất béo chính trong chế độ ăn của trẻ em là thức ăn động vật và dầu ăn, đại diện là sữa.
Sau khi bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ trên 6 tháng, trước tiên cần đảm bảo khẩu phần ăn từ sữa và thức ăn động vật, những bé chủ yếu ăn thức ăn thực vật nên bổ sung lượng chất béo phù hợp vào bữa ăn.
Bất kể bạn mua dầu ăn gì, mọi người phải trang bị kiến thức chuẩn để có thể sử dụng dầu mỡ đúng cách. Lựa chọn dầu ăn phải là loại đáng tin cậy, giới hạn dầu khoa học, ăn uống lành mạnh.
Chuyên gia viết bài: Wang Silu, Thanh tra thực phẩm cao cấp quốc gia, Kiểm toán viên nội bộ của Hệ thống thực phẩm HACCP của Trung Quốc
Người đánh giá bài viết: Liu Shaowei, Phó Giám đốc, Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Điều nguy hại gì xảy ra nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
Câu trả lời hơi khác giữa việc ở nhà và ở nhà vệ sinh công cộng.
Cần phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một cuộc thăm dò của YouGov vào tháng 1.2020 cho thấy 42% người Mỹ không thường xuyên không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở nhà, theo Live Strong.
Bạn sẽ tự hỏi, thực sự không rửa tay sau khi đi vệ sinh gây hại gì? Có thể bị bệnh nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
Nếu chỉ là ở nhà, câu trả lời có lẽ là không
Ngay cả khi phân, đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục có mầm bệnh, sau đó được truyền lên tay khi đi vệ sinh.
Chạm vào tay nắm cửa, mở đóng chốt cửa, hạ nắp bồn cầu lên xuống và nhấn bộ xả, bạn có thể "thu gom" đủ loại vi trùng - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư về vi sinh và bệnh học tại NYU Langone (Mỹ), cho biết: "Nó sẽ không lây nhiễm cho bạn vì bạn đã có mầm bệnh đó trong hệ thống của mình. Chỉ có vi khuẩn tụ cầu có thể lây nhiễm vào tay có vết thương hở, nhưng điều đó khá khó để xảy ra".
Nhưng nhà vệ sinh công cộng thì lại khác
Tiến sĩ Tierno cho biết: "Nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn, vì có nhiều người ra vào, và không phải tất cả họ đều rửa tay".
Đó cũng là một khu vực tiếp xúc cao. Tiến sĩ Tierno nói: "Chạm vào tay nắm cửa, mở đóng chốt cửa, hạ nắp bồn cầu lên xuống và nhấn bộ xả... Vì vậy, nếu không rửa tay, bạn có thể "thu gom" đủ loại vi trùng", theo Live Strong.
Hứng trọn những hạt phân bắn lên do xả bồn cầu
Joseph Allen, phó giáo sư khoa học đánh giá phơi nhiễm tại Harvard T.H (Mỹ), viết: "Việc xả nước sẽ làm bắn các hạt phân li ti lơ lửng trong không khí".
Tiến sĩ Tierno cho biết, các hạt nước trong toilet có thể phun xa tới 4,6 mét và những hạt phân li ti đọng lại trên các bề mặt, mà sau đó bạn có thể chạm tay vào. Mẹo là hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
Cuối cùng, rủi ro sức khỏe lớn nhất nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh không phải là vi trùng trong nước tiểu và phân, mà là mầm bệnh từ khắp nơi trên đường đi, bạn đã mang về, cho dù ở nhà hay nơi công cộng, theo Live Strong.
Tiến sĩ Tierno nhấn mạnh có hai tình huống nhất thiết phải rửa tay để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh, đó là:
Phải rửa tay trước khi ăn, uống hoặc chế biến thức ăn.
Phải rửa tay trước khi chạm vào mặt - mắt, tai, mũi và miệng - là những đường dẫn nhập vào cơ thể.
Vì trung bình mỗi người chạm vào mặt khoảng 3 - 4 lần một giờ, vì vậy cần phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, theo Live Strong.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể lây bệnh cho người khác không?
Nếu một người có vi khuẩn gây bệnh trong ruột hoặc vùng sinh dục, một số vi khuẩn này có thể dính vào tay. Sau đó, có thể lây cho người khác khi tay chạm vào các bề mặt này.
Vì vậy, để bảo vệ người khác, hãy rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiến sĩ Tierno nói.
Ngay cả khi ở nhà một mình, hãy nhớ rằng vi trùng có thể tồn tại trong nhiều tuần, khiến những vị khách đến thăm trong tương lai gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, tiến sĩ Tierno cho biết, hệ vi khuẩn bình thường trong ruột của mỗi người rất mạnh mẽ, nó cạnh tranh với bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào và tiêu diệt nó.
Một số người có hệ miễn dịch mạnh hơn nên chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Những người lớn tuổi và những người bị ức chế miễn dịch dễ bị tổn thương hơn.
Nếu một người tiếp xúc với lượng vi khuẩn hoặc virus đủ mức để lây bệnh, họ có thể sẽ nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Tierno nói, virus gây tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và đường ruột, một số có thể nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi và suy giảm miễn dịch, theo Live Strong.
Không rửa tay sau khi đi tiểu có sao không?
Tiến sĩ Kelly Mudon, bác sĩ chuyên về y học gia đình tại Community Health of South Florida (Mỹ), cho biết: Không rửa tay sau khi đi tiểu tác hại cũng không thua gì sau khi đại tiện, theo Live Strong.
Tiến sĩ Tierno nói: "Nó có thể lây truyền những bệnh qua đường tình dục như lậu và giang mai trong đường tiết niệu sinh dục. Ngoài ra còn có nấm candida và tụ cầu khuẩn".
Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời thực sự!
Những công dụng không ngờ của socola đen trong việc giảm cân Nếu bạn muốn lựa chọn socola để giảm cân, hãy lựa chọn socola đen nguyên chất bởi nó chứa nhiều hoạt chất giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân của bạn. Socola nói chung khiến cân nặng của bạn tăng chóng mặt, tuy nhiên với riêng socola đen nguyên chất thì lại khác. Loại socola này không chỉ giúp bạn cải thiện được...