Brexit cho thấy Donald Trump không có cửa làm tổng thống Mỹ?
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton xem kết quả trưng cầu dân ý Anh rời khỏi EU (Brexit) là một bằng chứng nữa cho thấy ông Trump không thích hợp trở thành tổng thống.
Quyết định của Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU không chỉ tạo nên cơn địa chấn ở châu Âu mà còn đang lan tỏa chấn động tới cuộc đua tổng thống ở Mỹ.
Theo VOA, ứng cử viên sắp trở thành người được Đảng Cộng hòa đề cử tổng thống Donald Trump coi hành động của Anh như một sự khẳng định những thông điệp cốt lõi của chiến dịch tranh cử của ông ta, trong khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton xem sự kiện này là một bằng chứng nữa cho thấy ông Trump không thích hợp trở thành tổng thống.
Chiến thắng bất ngờ của phe ủng hộ Anh rời khỏi EU (Brexit) đã khiến chính quyền Obama vất vả tỏ ra bình thản trước một kết cục mà họ không muốn.
Bà Hillary Clinton (phải) nói rằng với cách nhìn về Brexit, chứng tỏ ông Donald Trump (trái) không phù hợp làm tổng thống Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu ở Rome hôm Chủ nhật: “Một đất nước đã đưa ra quyết định. Rõ ràng, đó là một quyết định mà Mỹ đã hy vọng là sẽ theo hướng kia. Nhưng nó đã không diễn ra như vậy. Và vì thế chúng tôi bắt đầu với sự tôn trọng căn bản đối với cử tri.”
Video đang HOT
Nhưng ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump dường như hoan nghênh kết cục này. Một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, ông ta phát biểu tại sân golf mang tên mình ở Scotland.
“Người ta muốn giành lại đất nước của họ. Họ muốn có độc lập, theo một nghĩa nào đó… Tôi thực sự thấy có sự tương đồng giữa điều đang diễn ra ở Mỹ và điều đang diễn ra ở đây. Người ta muốn nhìn thấy biên giới”.
Ban vận động tranh cử của ứng cử viên sắp được Đảng Dân chủ đề cử tổng thống Hillary Clinton đả kích tuyên bố của ông Trump rằng biến động tiền tệ ở Anh có thể làm lợi cho hoạt động kinh doanh của ông ta ở Scotland. Chưa kể đến, việc có nguồn gốc từ Scotland của ông Donald Trump cũng đủ cho thấy lý do ông ủng hộ Brexit.
Trước tình thế này, bà Hillary Clinton đã tranh thủ tấn công đối thủ của mình. Bà Clinton nói: “Mỗi một tổng thống đều bị thử thách bởi những sự kiện thế giới. Nhưng Donald Trump nghĩ về chuyện sân golf của ông ta hưởng lợi ra sao từ những sự kiện này. Trong một thế giới đầy biến động, điều cuối cùng chúng ta cần là một tổng thống không ổn định.”
Một cuộc khảo sát ý kiến mới cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 12 điểm, nhưng hầu hết cử tri muốn có một hướng đi mới cho nước Mỹ. Phe Dân chủ khẳng định cử tri không bị sự bất an và bất mãn làm mờ mắt.
Trong khi đó, hậu Brexit, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã có chuyến thăm ngoài dự tính đến London. Tại đây, ông Kerry dự định sẽ họp với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond và các giới chức khác trong nỗ lực duy trì các mối quan hệ của Washington với đồng minh hàng đầu trong một giai đoạn mới khi Anh trở nên ít tương tác với châu Âu hơn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã kêu gọi Anh quốc không nên rút khỏi EU. Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, cụm từ được cố Thủ tướng Winston Churchill sử dụng lần đầu tiên đã cho phép Mỹ có một tiếng nói lớn hơn tại EU thông qua Anh.
Theo Danviet
Anh: Điều tra 3,2 triệu chữ kí "đòi" trưng cầu dân ý lại
Nhiều chữ kí bị nghi giả mạo và công dân kí tên "đòi" trưng cầu lần hai được cho không phải mang quốc tịch Anh.
Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức hôm 24.6.
Ủy ban bỏ phiếu Hạ nghị viện đang điều tra cáo buộc gian lận liên quan tới cuộc vận động trưng cầu dân ý lần hai ở Anh. Nghi vấn đưa ra sau khi các điều tra viên chú ý tới 77.000 chữ kí đã bị loại bỏ vì giả mạo.
Sau sự kiện lịch sử Brexit, hơn 3,2 triệu người đã kí yêu cầu bỏ phiếu lần hai trên mạng internet. Dù vậy, thông tin điều tra cho thấy nhiều cá nhân đã lợi dụng hình thức kí tên mở để làm trái quy định.
Ngày 23.6, hơn 52% dân chúng Anh quyết định chọn rời EU. Sự kiện này được ví với tầm quan trọng và ảnh hưởng của hai cuộc thế chiến trong thế kỉ 20.
Helen Jones, phụ trách ủy ban kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý lần hai đăng tải trên Twitter cá nhân rằng bà xem lời cáo buộc này là "vô cùng nghiêm trọng". Bà Helen viết: "Những người giả mạo chữ kí cho cuộc vận động này cần biết rằng họ đang làm giảm sự ủng hộ cho một sự kiện quan trọng".
Một số thành viên mạng xã hội Twitter nói rằng nhiều người kí tên nhưng không phải người dân Anh. Quy định đưa ra cho cuộc vận động là chỉ dành cho công dân Vương quốc Anh sinh sống trong nước hoặc nước ngoài.
Ủy ban bỏ phiếu Hạ nghị viện tuyên bố sẽ tiếp tục giám sát quy trình và điều tra những hành động khả nghi. Phát ngôn viên của Ủy ban bỏ phiếu Hạ nghị viện cho biết đợt vận động được thực hiện từ ngày 24.5.
Gần 3,2 triệu chữ kí đã được thu thập sau sự kiện Brexit lịch sử.
Cá nhân thành lập cuộc vận động này là William Oliver Healey, viết: "Chúng tôi đề nghị trong cuộc bỏ phiếu Brexit, nếu phương án chọn Đi hay Ở ít hơn 60% và tổng số phiếu ít hơn 75% thì cần có một cuộc bỏ phiếu lần hai".
Cuộc bỏ phiếu ngày 23.6 có hơn 72% dân số đi bầu, nhiều hơn 66% so với tổng tuyển cử cách đây một năm. Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn mốc 75% mà Healey đề xuất.
Nhà báo chuyên mảng chính trị Iain Watson của BBC cho biết dù cuộc vận động thu hút đông đảo người dân, tuy nhiên khả năng có một đợt trưng cầu lần hai là bất khả vì liên quan tới pháp luật hồi tố. Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định sẽ không có thêm bất kì cuộc bỏ phiếu nào.
Theo Danviet
Phó thủ tướng Đức: EU không giữ chân Anh Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel hôm qua khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đưa ra bất kỳ lời đề nghị mới nào để giữ Anh ở lại khối này. Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: Reuters "Anh đã quyết định ra đi. Chúng tôi sẽ không tiếp tục bàn về việc EU có thể đưa ra lời đề...