Brazil mua 16 hệ thống phòng không RBS-70 bảo vệ World Cup
Trong nỗ lực bảo vệ an ninh cho World Cup 2014, Brazil đã mua sắm hàng loạt hệ thống phòng không cá nhân, tầm thấp cho lục quân nước này.
Brazil dự kiến sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không RBS-70 của hãng Saab – Thụy Điển trong nhiệm vụ bảo vệ không phận tầm thấp. Đặc biệt là trong thời gian diễn ra Vòng chung kết bóng đá thế giới World Cup 2014 và Olympic 2016 được tổ chức tại nước này.
Ngày 5-3 vừa qua, hãng chế tạo vũ khí Saab (Thụy Điển) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Brazil về việc cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm ngắn (MANPADS) RBS-70. Cùng với RBS-70, Brazil cũng đặt mua thêm các trạm ra-đa SABER M60 và BRADAR.
Theo thông tin từ hãng Saab, hợp đồng bàn giao các thành phần của RBS-70, gồm bệ phóng, đạn tên lửa và thiết bị đi kèm sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện trong vòng 4 tháng và giai đoạn 2 là 12 tháng, kể từ tháng 4 năm nay.
Trước đó, giới truyền thông đã công khai thông tin, Brazil sẽ mua 16 bệ phóng RBS-70, 6 thiết bị hỗ trợ huấn luyện, 17 thiết bị nhìn đêm để tăng cường khả năng phòng không tầm thấp, các thiết bị đi kèm và đạn tên lửa Mk.2.
Hãng chế tạo Saab đã xuất khẩu hơn 1.600 tổ hợp RBS-70 và 17.000 đạn tên lửa phòng không trang bị của tổ hợp này tới 19 quốc gia trên thế giới. Được biết, những tổ hợp phòng không RBS-70 đầu tiên đã được bàn giao cho Brazil.
Video đang HOT
RBS-70 được thiết kế để tấn công các mục tiêu bay thấp, tầm ngắn. Ở phiên bản cá nhân tiêu chuẩn, ống phóng RBS-70 được triển khai trên giá phóng cơ khí. Ngoài ra, nó còn có thể lắp đặt trên xe chiến đấu hoặc sử dụng như một tổ hợp phòng không hạm, kiểu mang vác.
Tổ hợp RBS-70 đươc trang bi tô hơp ngăm anh nhiêt tư đông, đạn tên lửa được tích hợp với hệ thống hỗ trợ dẫn bắn cho xạ thủ, cho phep tiêu diêt chinh xac muc tiêu trưc thăng, may bay chiến đấu bay thấp…, ca ngay lân đêm, trong moi điều kiện thơi tiêt.
Khac vơi cac hê thông tên lưa phong không mang vac thông thương, hệ thống RBS-70 dẫn đường đạn đên muc tiêu không phai băng đâu tư dân hông ngoai, ma theo phương thức dẫn bằng laser công suât nho để tránh bị phát hiện và gây nhiễu.
Tầm bắn hiệu quả khi sử dụng đạn tên lửa BOLIDE của RBS-70 NG (phiên bản nâng cấp của RBS-70) là 8km và trần bắn tối đa trên 5km. Mỗi tổ hợp phòng không cá nhân RBS-70 co kha năng triên khai chiên đâu trong vong 30 giây, nap đan và tấn công mục tiêu tiếp theo trong vòng 7 giây.
Hiện tại, đảm nhiệm chức năng phòng không tầm thấp của Lục quân Brazil là MANPADS Igla-S, xe phòng không tự hành 35mm Gepard 1A2, pháo phòng không Bofors L/70 40mm và Oerlikon GDF-001 35mm.
Sắp tới, lực lượng lục quân nước này còn được bổ sung thêm tổ hợp tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S1 mua từ Nga.
Theo ANTD
Mỹ thử nghiệm thành công siêu vũ khí laser HEL MD
Ngày 12-12, các quan chức quân sự Mỹ cho biết, lục quân nước này đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công một súng bắn laser gắn trên xe tải có thể bắn hạ đạn cối và máy bay không người lái đang bay tới.
Được gắn trong một tháp vòm trên đỉnh một chiếc xe quân sự, súng laser năng lượng cao đã tiêu diệt được hơn 90 quả đạn cối và nhiều máy bay không người lái nhỏ trong một cuộc thử nghiệm kéo dài 6 tuần tại bãi phóng tên lửa White Sands ở bang New Mexico.
Theo các quan chức trên, họ không thể dự tính được đến khi nào thì loại vũ khí được thử nghiệm này, mang tên thiết bị Laser cơ động năng lượng cao (HEL MD), có thể sẽ không được đưa vào biên chế cho lục quân Mỹ, vì chương trình thử nghiệm dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022.
Vũ khí này, với 3 đến 5 tia laser, được thiết kế để bảo vệ các căn cứ xa xôi chống lại đạn cối, pháo hoặc rocket. Các cuộc tấn công như vậy thường xuyên nhằm vào các căn cứ "tiền phương" ở Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua.
Hệ thống phóng laser Năng lượng cao (HEL MD) gắn trên xe tải
Loại laser được sử dụng trong cuộc thử nghiệm tháng này có công suất 10kW, nhưng chương trình tiếp theo sẽ sử dụng tia laser mạnh hơn với công suất 50kW và sau đó, cuối cùng, là 100kW, các quan chức lục quân Mỹ cho biết.
Trong cuộc thử nghiệm ở White Sands, laser đã được bắn vào các đạn cối 60mm, ở khoảng cách 1.800 đến 2.700 mét, mà theo các quan chức trên là đã "thành công lớn".
Các quan chức quân sự Mỹ cho rằng, một phiên bản tiên tiến hơn của loại vũ khí này cuối cùng sẽ có thể tiêu diệt được các mục tiêu di chuyển nhanh hơn nhiều so với đạn cối, như tên lửa hành trình.
Theo ANTD
Mỹ phát triển bom đường kính nhỏ phóng bằng rocket mặt đất Công ty Boeing đang cải tiến bom đường kính nhỏ (SDB) tấn công từ trên không thành bom đường kính nhỏ có thể phóng đi từ mặt đất. Trọng lượng của một quả bom đường kính nhỏ là 250 pound, thuộc loại vũ khí tấn công chính xác trên không, được trang bị cho hầu hết máy bay chiến đấu và máy bay...