Brazil: Chủ cửa hàng một mình đấu súng ác liệt với 3 tên cướp và kết cục bất ngờ
Video bên dưới cho thấy khoảnh khắc một chủ cửa hàng quần áo ở Brazil quyết bảo vệ tài sản, hành động quyết liệt khi 3 tên cướp rút súng chĩa về phía mình trong cửa hàng.
Theo Daily Mail, vụ cướp táo tợn diễn ra tại thành phố Sorocaba, cách Sao Paulo, Brazil khoảng 80km.
Cảnh sát nói 3 tên cướp bước vào một cửa hàng quần áo vào lúc 11 giờ trưa (giờ địa phương). Những tên cướp vờ như đang xem quần áo, thậm chí còn trò chuyện với chủ cửa hàng.
Trong video do camera an ninh ghi lại, chủ cửa hàng vẫn tiến tới khi bị một tên cướp chĩa súng vào người. Chủ cửa hàng sau đó rút súng giấu trong người và bắn tới tấp về phía những tên cướp.
Chủ cửa hàng và tên cướp nổ súng về phía nhau.
Tên cướp cũng nổ súng bắn trả nhưng bắn trượt vào tủ kính trưng bày quần áo ở phía sau, bên trái chủ cửa hàng.
3 kẻ cướp tìm cách bỏ chạy đều bị chủ cửa hàng bắn gục. Video cho thấy chủ cửa hàng vẫn tiếp tục nổ súng khi những tên cướp đã nằm gục dưới sàn.
Chủ cửa hàng còn tước vũ khí khỏi tay của một tên cướp và bắn thêm vài phát đạn nữa vào tên cướp khác cũng đang nằm dưới sàn.
Video đang HOT
Chủ cửa hàng không hề hấn gì trong khi 3 tên cướp đều tử vong.
Cảnh sát thông báo hai tên cướp tử vong ngay tại hiện trường. Kẻ thứ ba bị thương nặng, bò được ra ngoài đường. Các nhân viên y tế sau đó có mặt nhưng không kịp cứu sống được tên cướp này.
Các nhà điều tra nói chủ cửa hàng sau đó rời khỏi hiện trường. Cảnh sát biết chuyện gì xảy ra nhờ vào hình ảnh do camera an ninh bên trong cửa hàng ghi lại.
Cảnh sát cũng lấy lời khai của một nhân viên thu ngân, là người có mặt bên trong cửa hàng khi vụ nổ súng xảy ra.
Cảnh sát cho biết, chủ cửa hàng đã liên hệ với họ để làm rõ chuyện gì đã xảy ra. Không rõ chủ cửa hàng có bị truy tố hay không.
Cả thế giới khát vắcxin COVID-19, nên 'mỏ vàng' vắcxin loạn giá
Ngoài yếu tố y khoa và chính trị, vắcxin COVID-19 còn là "mỏ vàng" về mặt kinh tế, trong bối cảnh cả nhân loại đang "khát" vắcxin để ngăn ngừa virus corona chủng mới quái ác, gây đại dịch COVID-19.
Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng SinoVac Biotech (Trung Quốc) cho một tình nguyện viên ở Sao Paulo, Brazil ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS
Họ sẽ trình bày dữ liệu và nói lý do tại sao chúng tôi tính chi phí nhiều như vậy hoặc lý do vì sao nên hạ giá xuống.
BRUCE Y. LEE, giáo sư về quản lý chính sách y tế tại ĐH thành phố New York, cho rằng giá vắcxin là vấn đề thương lượng giữa các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất và đôi khi là chính phủ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có 28 loại vắcxin ngừa COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Dù chưa có thử nghiệm lâm sàng nào hoàn thành nhưng một số manh mối về giá của vắcxin COVID-19 đang bắt đầu xuất hiện.
Từ vài USD đến 37 USD/liều
Theo báo Wall Street Journal, một số công ty phát triển vắcxin ngừa COVID-19 đã tiết lộ giá dự tính, dao động từ vài USD đến 37 USD/liều.
Mới nhất, trên kênh truyền hình Rossiya 24 tối 12-8, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty R-Pharm, ông Alexey Repik, cho biết giá xuất khẩu vắcxin ngừa virus corona mang tên Sputnik V. của Nga ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Ông Repik thừa nhận lô vắcxin đầu tiên sẽ khá đắt nhưng khẳng định giá sẽ rẻ hơn khi số lượng sản xuất đạt quy mô công nghiệp đủ lớn.
Trước đó, trong ngày 11-8, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ đồng ý mua 100 triệu liều vắcxin của Công ty công nghệ sinh học Moderna với tổng giá trị 1,5 tỉ USD, tương đương 15 USD/liều. Hiện Moderna cùng Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vắcxin COVID-19 tiềm năng có tên là mRNA-1273.
Trước đó, Mỹ đã đạt thỏa thuận 1,95 tỉ USD để mua 100 triệu liều vắcxin với Pfizer và BioNTech. Như vậy, vắcxin này sẽ có giá 19,5 USD/liều và 39 USD/2 liều. Trong khi đó, AstraZeneca (hãng dược Anh) đã đồng ý cung cấp 300 triệu liều vắcxin cho Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ USD, tức mỗi liều sẽ có giá 4 USD. Theo Financial Times, AstraZeneca cũng đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin tiềm năng của công ty cho Hà Lan, Đức, Pháp và Ý với giá từ 3-4 USD/liều.
Hãng dược Mỹ Johnson & Johnson (J&J) cho biết họ đã đồng ý cung cấp 100 triệu liều vắcxin cho Mỹ để đổi lấy hơn 1 tỉ USD từ chính phủ liên bang, nghĩa là mỗi liều vắcxin sẽ có giá khoảng 10 USD.
J&J và AstraZeneca cam kết không kiếm lợi nhuận từ vắcxin ngừa COVID-19 trong thời gian đại dịch, nhưng Moderna và Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer tuyên bố họ có ý định kiếm lời từ vắcxin ngừa COVID-19. Pfizer và đối tác BioNTech thông báo đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin cho Canada nhưng không thông tin chi tiết.
Moderna cũng nói đã ký các hợp đồng cung cấp vắcxin số lượng nhỏ cho chính phủ các nước với giá dao động từ 32-37 USD/liều, và vắcxin COVID-19 của Moderna cần đến 2 liều tiêm ngừa. Moderna không nói rõ công ty ký hợp đồng với các nước nào nhưng chính quyền Canada, Thụy Sĩ đã lên tiếng xác nhận thương vụ này. Giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel cho biết các thỏa thuận mua vắcxin số lượng lớn hơn thì vắcxin sẽ được định giá thấp hơn.
Bill Gates tài trợ vắcxin 3 USD/liều
Trong khi đó, Viện Serum của Ấn Độ nhận được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) để sản xuất vắcxin giá 3 USD/liều nhằm giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Đây được xem là mức giá thấp nhất được đề xuất cho đến nay, trong bối cảnh các ứng cử viên vắcxin tiềm năng khác đang tiếp tục được phát triển.
Cho đến nay, Viện Serum đã hợp tác và đạt được thỏa thuận cung ứng vắcxin ngừa COVID-19 với ĐH Oxford và với Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ.
Theo The Economic Times, Viện Serum sẽ sản xuất và phân phối 100 triệu liều vắcxin COVID-19 đang phát triển bởi ĐH Oxford và Novavax cho Ấn Độ và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, sớm nhất là vào nửa đầu năm 2021.
Viện Serum đã ký 2 thỏa thuận cung cấp vắcxin COVID-19. Đầu tiên là thỏa thuận với ứng cử viên vắcxin tiềm năng của AstraZeneca-Oxford, đang trong giai đoạn 2 và 3 của thử nghiệm lâm sàng. Viện Serum đã đồng ý sản xuất đến 1 tỉ liều vắcxin này cho 57 quốc gia đủ điều kiện nộp đơn xin hỗ trợ vắcxin mới lên GAVI.
Thỏa thuận thứ hai là với vắcxin NVX-CoV2373 của Novavax. Các thử nghiệm lâm sàng của vắcxin này vẫn chưa được tiến hành tại Ấn Độ. Nếu thành công, vắcxin của Novavax sẽ sẵn có cho tất cả 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình được chương trình Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX (AMC) của GAVI hỗ trợ. GAVI đã chốt danh sách 92 nước này hồi đầu tháng 8.
20,8 triệu
Tính đến 16h30 ngày 13-8 (giờ VN), thế giới ghi nhận hơn 20,8 triệu ca bệnh COVID-19, bao gồm 747.000 người chết và 13,7 triệu người hồi phục, theo trang Worldometer.info.
Chánh văn phòng Tổng thống Brazil nhiễm nCoV Walter Netto, quan chức thân cận của Tổng thống Brazil Bolsonaro, trở thành quan chức cấp bộ trưởng thứ bảy ở nước này nhiễm nCoV và đang tự cách ly. Văn phòng Tổng thống Brazil cho biết Chánh văn phòng Walter Souza Braga Netto xét nghiệm dương tính nCoV hôm 3/8 nhưng không có triệu chứng, thêm rằng ông sẽ tự cách ly...