Bột quế có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới cho thấy quế có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở người bị tiền tiểu đường, theo CNN.
Bột quế có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở người bị tiền tiểu đường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiền tiểu đường là giai đoạn bản lề, có thể dẫn đến tiểu đường, nhưng cũng có thể đảo ngược. Nếu chặn đứng được thì người bệnh có thể không mắc bệnh tiểu đường nữa, nên việc kiểm soát đường huyết ở giai đoạn này rất quan trọng.
Nghiên cứu cho thấy quế có thể làm được điều này. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy quế có tác động tích cực đến lượng đường trong máu, theo CNN.
Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 18 người mắc bệnh tiểu đường loại 2, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ ăn kiêng để giảm lượng đường trong máu sẽ kém hiệu quả hơn so với việc thêm quế vào chế độ ăn. Thậm chí tác dụng của quế có thể sánh với thuốc điều trị tiểu đường.
Một nghiên cứu khác với 60 người mắc bệnh tương tự, cho thấy lượng nhỏ của quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện mức cholesterol có hại, mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần.
Nhưng một đánh giá năm 2012 về 10 thử nghiệm, đã không có đủ bằng chứng chứng minh quế có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Nguyên nhân có thể là do những người tham gia đã uống thuốc điều trị tiểu đường.
Kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu – SHUTTERSTOCK
Xuất phát từ tình huống này, tiến sĩ Giulio Romeo từ Trung tâm Tiểu đường Joslin của Boston (Mỹ) phối hợp với Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, thuộc trường Y Harvard (Mỹ), quyết định thực hiện nghiên cứu kỹ về tác động của quế.
Nghiên cứu bao gồm 51 người có đường huyết cao, được uống 1 viên quế 500 mg 3 lần một ngày trong 12 tuần.
Kết quả đã phát hiện rằng lượng đường trong máu của những người uống viên quế không tăng cao so với nhóm đối chứng.
Kết quả này, đã một lần nữa khẳng định những phát hiện trước đây về tác dụng của quế trong việc kiểm soát đường huyết, theo CNN.
Các chuyên gia cho biết, thêm quế vào thức ăn sẽ không gây hại cho người bị tiền tiểu đường. Thậm chí có thể thay thế đường, muối và các loại gia vị.
Tuy nhiên, nên thận trọng không sử dụng quá nhiều trong thực phẩm hoặc trong viên nang, vì quế có thể chứa hàm lượng coumarin cao – không tốt cho gan.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ quế ở mức 6 gram một ngày, tương đương 1 muỗng canh, theo CNN.
Ngưỡng thế nào là tiền tiểu đường?
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo, đừng để bị chữ “tiền” trong từ “tiền tiểu đường” ru ngủ bạn.
Sự thực thì tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa cao đến mức của bệnh tiểu đường.
Mức đường huyết khi thức dậy là 100 – 125 mg/dL, thì vẫn là tiền tiểu đường, theo CNN.
Nhưng nếu chỉ số này lên đến 126 mg/dL trở lên, thì đã là bệnh tiểu đường loại 2, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ.
Tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.
Nhưng một điều quan trọng là, có thể đảo ngược hoặc đẩy lùi tình trạng này trở về bình thường.
Hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường. Nhưng có đến hơn 84% người bị tiền tiểu đường không biết mình mắc bệnh này.
Vì vậy, cần phải đi khám để kiểm tra lượng đường trong máu nếu bị thừa cân; có cha mẹ hoặc anh em mắc bệnh tiểu đường; ít hoạt động thể chất, đặc biệt từ tuổi 45 trở lên, theo CNN.
Ngăn chặn tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường bằng cách nào?
Chỉ có cách duy nhất là thay đổi thói quen sống:
Giảm cân
Chuyên gia cho biết, chỉ cần giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Đi bộ nhanh hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày.
Ăn uống để kiểm soát đường huyết
Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt đường huyết, có thể gồm nhiều chất xơ, rau quả, trái cây ít ngọt, đạm nạc, ngũ cốc thô, các loại hạt, các loại đậu. Hạn chế tinh bột và tránh ăn đồ ngọt, theo CNN.
10 loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu tự nhiên
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng nhất trong hành trình điều chỉnh lượng đường trong máu, nhất là đối với người tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.
Ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin khi so sánh với các sản phẩm thay thế trứng. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong khi các yếu tố khác như cân nặng, di truyền, căng thẳng và mức độ hoạt động đóng vai trò quyết định lượng đường trong máu, thì việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và nghiêm ngặt là điều bắt buộc để kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong thiên nhiên có rất nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm trong số đó. Nên nhớ rằng những thực phẩm này không được coi là thay thế thuốc trị bệnh, theo Times of India.
1. Bí ngô và hạt bí ngô
Ở các nước như Iran và Mexico, bí ngô và hạt bí ngô được sử dụng như một phương thuốc truyền thống chữa bệnh tiểu đường. Bí ngô và hạt của nó rất tốt cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu vì chúng chứa đầy chất xơ và chất chống ô xy hóa.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecules, bột và chiết xuất từ bí ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu ở cả động vật và người một cách hiệu quả.
2. Hải sản
Hải sản như động vật có vỏ và cá chứa nhiều protein, chất chống ô xy hóa, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng chất chống ô xy hóa cao trong hải sản, đặc biệt là các loại cá béo như cá mòi và cá hồi, có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Hải sản không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn kiểm soát lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình giảm cân bằng cách ngăn bạn ăn quá nhiều, theo Times of India.
3. Các loại bơ hạt và hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng và bơ được làm từ các loại hạt có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc làm giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy việc tiêu thụ bơ hạt hạnh nhân và đậu phộng hoặc hạt suốt cả ngày làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người tiểu đường loại 2.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu sulforaphane có tác dụng chống tiểu đường đáng kể. Nó làm giảm lượng đường trong máu, căng thẳng ô xy hóa và tăng độ nhạy insulin. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bông cải xanh có chứa một hợp chất thực vật gọi là sulforaphane, được tạo ra khi nó được nhai hoặc cắt nhỏ. Hợp chất này có đặc tính làm giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy bông cải xanh giàu sulforaphane có tác dụng chống tiểu đường đáng kể. Nó làm giảm lượng đường trong máu, căng thẳng ô xy hóa và tăng độ nhạy insulin.
5. Đậu bắp
Đậu bắp rất giàu các hợp chất làm giảm lượng đường trong máu như flavonoid và polysaccharid. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, hạt đậu bắp được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, theo Times of India.
Đậu bắp chứa nhiều hợp chất có tác động chống tiểu đường mạnh mẽ và có thể làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
6. Đậu lăng và đậu
Đậu lăng và đậu chứa đầy chất dinh dưỡng không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn tích cực làm giảm lượng đường trong máu. Chúng chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn lượng đường trong máu dao động.
Thêm đậu xanh hoặc đậu đen vào cơm sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với chỉ ăn cơm.
7. Hạt lanh
Hạt lanh chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất béo lành mạnh và chất xơ. Hạt lanh cũng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Nutrition Research cho thấy những người ăn 30 gram hạt lanh mỗi ngày có lượng đường trong máu tốt hơn so với những người ăn sữa chua thông thường, theo Times of India.
8. Trứng
Trứng rất giàu chất béo lành mạnh, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Nghiên cứu cũng cho thấy trứng có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food & Function cho rằng ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin khi so sánh với các sản phẩm thay thế trứng, theo Times of India.
9. Yến mạch
Yến mạch và cám yến mạch đều là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tuyệt vời, có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc giảm lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, người ta thấy rằng ăn yến mạch thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường huyết lúc đói ở những người tiểu đường loại 2. Ăn 27 gram cám yến mạch với nước trước khi ăn bánh mì trắng cũng có liên quan đến việc giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
10. Hạt Chia
Tiêu thụ hạt Chia thường xuyên cũng có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu cho thấy hạt Chia có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường độ nhạy insulin, theo Times of India.
Tự uống tăng liều thuốc, bệnh nhân nguy kịch, phải nhập viện lọc máu Thấy đường huyết của mình tăng cao, bệnh nhân đã tự ý uống tăng liều thuốc metformin điều trị đái tháo đường khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy kịch, phải nhập viện, lọc máu 48 giờ. Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức - BVCC Hôm nay (ngày 7.8), Bệnh viện...