Người bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây?
Khoai tây giàu kali, vitamin B và là một nguồn chất xơ tuyệt vời cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, bạn có thể đã nghe nhiều lời khuyên cho rằng nên hạn chế hoặc tránh ăn khoai tây.
Trên thực tế, có nhiều quan niệm sai lầm về những người mắc bệnh tiểu đường, họ được khuyên là nên hạn chế ăn khoai tây. Nhiều người cho rằng vì khoai tây chứa nhiều carbs, chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Khoai tây đạt điểm tương đối cao về chỉ số đường huyết (GI). Ảnh: Internet
Theo Healthline, sự thật là những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn khoai tây dưới nhiều hình thức, nhưng điều quan trọng là phải hiểu được tầm ảnh hưởng của chúng đối với lượng đường trong máu để lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp.
Khoai tây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?
Giống như bất kỳ thực phẩm có chứa carb khác, khoai tây làm tăng lượng đường trong máu. Khi ăn khoai tây, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu. Sau đó, hoocmon insulin được giải phóng vào máu để giúp vận chuyển đường vào các tế bào trong cơ thể để chúng có thể được sử dụng làm năng lượng.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình xử lý này không hiệu quả. Thay vì đường di chuyển ra khỏi máu và vào các tế bào, nó vẫn được lưu thông, giữ cho lượng đường trong máu cao hơn trong thời gian dài hơn. Do đó, ăn thực phẩm nhiều carb như khoai tây và ăn với khẩu phần lớn dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và gây ra các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Có bao nhiêu carbs trong khoai tây?
Khoai tây là một thực phẩm giàu carb. Tuy nhiên, hàm lượng carb có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp nấu. Hàm lượng carb của khoai tây thay đổi từ 11,8 gram đối với 1 của khoai tây sống đến 36,5 gram trong cùng một kích cỡ khi được chiên lên.
Dưới đây là số lượng carb của khoai tây được chế biến theo nhiều cách khác nhau và có số lượng carbs thay đổi:
Khoai tây sống: 11,8 gram
Luộc: 15,7 gram
Nướng: 13,1 gram
Vi sóng: 18,2 gram
Khoai tây nướng lò (10 miếng bít tết đông lạnh): 17,8 gram
Chiên giòn: 36,5 gram
Khoai tây có chỉ số đường huyết GI (Glycemic) cao không?
Chế độ ăn GI thấp là một trong những cách hiệu quả cho những người mắc bệnh tiểu đường để kiểm soát lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Thực phẩm có chỉ số đo đường huyết GI lớn hơn 70 được coi là GI cao, có nghĩa là chúng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Mặt khác, thực phẩm có số đo GI dưới 55 được phân loại thấp. Nhìn chung, khoai tây có GI ở mức trung bình đến cao. Tuy nhiên, cách chế biến khoai tây cũng ảnh hưởng đến chỉ số GI. Điều này là do quá trình chế biến làm thay đổi cấu trúc của tinh bột và do đó chúng hấp thụ vào máu nhanh hay chậm liên quan đến thực phẩm chúng ta ăn được chế biến theo cách như thế nào.
Khoai tây nướng trong thời gian dài có xu hướng làm tăng GI. Ảnh: Internet
Nói chung, khoai tây được nấu càng lâu thì GI càng cao. Do đó, đun sôi hoặc nướng trong thời gian dài có xu hướng làm tăng GI. Tuy nhiên, làm lạnh khoai tây sau khi nấu có thể làm tăng lượng tinh bột kháng tiêu, đây là một dạng carbs ít tiêu hóa. Điều này giúp hạ thấp GI xuống.
Rủi ro khi ăn khoai tây
Ăn thực phẩm chế biến không lành mạnh, chẳng hạn như khoai tây chiên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và gây ra các biến chứng như bệnh tim và béo phì.
Ngoài ra, khoai tây chiên chứa một lượng lớn chất béo không lành mạnh có thể làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL và dẫn đến tăng cân và béo phì. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người thường có nguy cơ mắc bệnh tim.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường được khuyến khích duy trì cân nặng hoặc giảm cân để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc biến chứng. Do đó, khoai tây chiên và một số loại thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo tốt nhất chúng ta nên tránh.
Thực phẩm thay thế tốt cho khoai tây
Mặc dù vẫn có thể ăn khoai tây nếu bị tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta muốn hạn chế hoặc có thể thay thế chúng bằng các lựa chọn lành mạnh hơn, hãy tìm kiếm các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít carb và GI và GL thấp như:
Cà rốt và rau mùi tây: Cả hai đều có GI thấp và có ít hơn 10 gram carbs cho mỗi khẩu phần ăn (80 gram). Chúng tuyệt vời khi được luộc, hấp hoặc nướng.
Súp lơ: Loại rau này là một thay thế tuyệt vời cho khoai tây luộc, hấp hoặc nướng. Súp lơ chứa rất ít carbs và là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn kiêng.
Bí ngô và bí đao: Đây là những loại thực phẩm chứa carbs thấp và có GI thấp đến trung bình. Chúng là một sự thay thế đặc biệt tốt cho khoai tây nướng và nghiền.
Khoai môn: Khoai môn có hàm lượng carbs thấp và có GL chỉ 4. Khoai môn có thể được cắt lát mỏng và nướng với một ít dầu để thay thế lành mạnh hơn cho khoai tây chiên.
Khoai lang. Món rau này có GI thấp hơn một số khoai tây trắng. Ngoài ra, khoai lang cũng là một loại của cung cấp nguồn vitamin A tuyệt vời.
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Theo PLO
Bắp cải chữa đủ bệnh, nhất là chống ung thư, tiểu đường, xương khớp
Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm đau nhức
Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.
Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch
Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
Chữa ho nhiều đờm
Dùng 80 - 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Đái tháo đường
Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.
Ảnh minh họa: Internet
Giúp hình thành các tế bào hồng cầu
Sắt là một thành phần giúp thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu, do đó tránh được các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tiêu thụ cải bắp kết hợp với nước cam hoặc nước bưởi có khả năng tối ưu hóa sự hấp thụ chất sắt từ bắp cải.
Ngăn ngừa ung thư
Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.
Tốt cho tim mạch
Rau bắp cải có tác dụng gì khác nữa? Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.
Ảnh minh họa: Internet
Tăng cường miễn dịch
Không chỉ trái cây như cam, nho hoặc táo mới có nhiều vitamin C, trong bắp cải cũng có rất nhiều loại vitamin này, do đó công dụng của bắp cải còn là làm cho hệ thống miễn dịch phát triển mạnh hơn. Vitamin C cũng rất tốt cho chăm sóc sức khỏe làn da.
Chữa loét dạ dày tá tràng
Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước.
1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước. Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.
Giải độc cơ thể
Do có chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, bắp cải có thể giúp loại bỏ độc tố (gốc tự do). Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp và bệnh gút.
Ảnh minh họa: Internet
Tốt cho não
Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Vì vậy, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.
Tốt cho mắt
Bắp cải là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có tuổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt.
Chống viêm
Bắp cải có chất chống viêm và là một nguồn chính glutamine. Glutamine là một chất chống viêm mạnh, vì vậy, ăn bắp cải có thể làm giảm tác dụng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.
Tốt cho xương
Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.
Đối phó với bệnh nhức đầu
Sử dụng lá bắp cải như một miếng gạc ấm có thể giúp giảm đau đầu. Hơn nữa, nghiền lá bắp cải và đặt nó trên trán cũng có thể giảm đau đầu. Đối với bệnh đau đầu mạn, uống nước ép bắp cải (25-50ml) có thể giúp xóa bỏ những cơn đau đầu.
Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những sự kết hợp thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường Khi bị tiểu đường týp 2, bạn cần ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này sẽ giúp ổn định mức đường huyết. Mặt khác, kết hợp carb với protein hoặc chất béo sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Lý tưởng là bổ sung protein vào chế độ ăn khiến đường huyết tăng chậm so với chỉ...