Bosnia – Thiên đường bằng cấp giả

Theo dõi VGT trên

Khi nữ phóng viên điều tra Azra Omerovic nhập vai người đi mua bằng để tìm hiểu về tệ nạn mua bán bằng cấp tại một trường kỹ thuật y dược, cô đã biết rằng đây là một thực trạng phổ biến ở đất nước Bosnia-Herzegovina.

Nhưng Omerovic vẫn không thể ngờ được việc mua một tấm bằng lại nhanh chóng và dễ dàng đến vậy.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 1

Vấn nạn bằng giả đang làm đau đầu nhiều nước châu Âu

Chỉ sau 17 ngày và với 1.450 USD, Omerovic đã trở thành một sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo kéo dài hai năm của Trường Kỹ thuật Y Dược Sanski Most. Với tấm bằng này, cô có thể hành nghề trong nước và tại các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Không cần tới giảng đường. Không có các bài kiểm tra. Không cần làm gì, vẫn được cấp bằng.

Câu chuyện thâm nhập thực tế của Azra Omerovic phản ánh bức tranh chung của nền giáo dục Bosnia-Herzegovina. Bằng giả và bệnh thành tích đang trở thành một vấn nạn tại một trong những quốc gia thuộc nhóm nghèo và non trẻ nhất trong EU. Và vấn nạn này đã lan sang cả những nước khác trong khu vực.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 2

Tại khắp khu vực Balkan, các vụ bê bối bằng cấp giả, bằng cấp kém chất lượng và đạo luận án tiến sĩ đã cho thấy thực trạng của một nền giáo dục trì trệ và suy đồi tại những quốc gia đang nỗ lực tái thiết sau nhiều năm xung đột kể từ khi liên bang Nam Tư tan vỡ.

“Mọi người đều nói về nạn tham nhũng, mọi người đều muốn trốn chạy khỏi đất nước vì nạn tham nhũng, nhưng ai ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra mua bằng cấp để dùng tấm bằng giả đó đi kiếm việc làm trong EU”, nhà báo Avdo Avdic, cộng sự của nhà báo Azra Omerovic trong vụ điều tra bằng cấp giả nhận định.

Mất kiểm soát

Câu chuyện về những cơ sở giáo dục mua bán bằng cấp, hay còn gọi là “lò bằng cấp”, đã được nói đến nhiều trong giới học thuật ở Bosnia.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 3

Bosnia-Herzegovina được coi là “lò bằng cấp”. Ảnh cắt từ video clip.

Trong khi Bosnia-Herzegovina chỉ có khoảng 110.000 sinh viên, nước này có tới 46 cơ sở giáo dục cấp cao đẳng – đại học. Một ví dụ điển hình là thành phố Bijeljina ở miền đông bắc Bosnia, nơi chỉ có tổng dân số 107.000 người nhưng có tới 14 cơ sở giáo dục cao đẳng – đại học trong lĩnh vực kinh tế.

Theo chuyên gia Saudin Sivro, chủ tịch Nghiệp đoàn Giáo dục Cơ sở bang Sarajevo, tình trạng các cơ sở giáo dục mọc lên như nấm và cấp bằng bừa bãi tại Bosnia có một phần nguyên nhân từ thực trạng quản lý giáo dục lỏng lẻo xuất phát từ chính hệ thống chính trị của nước này. Hiệp định Hoà bình Dayton 1995 chia đất nước thành hai thực thế có tính tự chủ cao là Cộng hoà Srpska và Liên bang Bosniak-Croat. Bên cạnh đó là 10 bang tự trị có chính quyền và hiến pháp riêng. Hệ thống chính trị này khiến cho Bộ Giáo dục liên bang chỉ còn vai trò điều phối và mất khả năng kiểm soát, hạn chế các “lò bằng cấp” và cơ sở giáo dục chất lượng kém. Bên cạnh đó, trong suốt cuộc Chiến tranh Bosnia kéo dài từ năm 1992 đến năm 1995, rất nhiều người dân đã bị mất giấy tờ tuỳ thân và bằng cấp, chứng chỉ. Một phần vì lý do này, sau khi chiến tranh kết thúc, hoạt động mua bán bằng cấp đã nở rộ. Việc mua bán và sử dụng bằng cấp giả trong công việc không còn là hiện tượng mới lạ tại đất nước này.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 4

Vừa đá bóng, vừa thổi còi

Thực trạng bằng cấp giả tại Bosnia được cho là khó giải quyết do ngay cả trong giới quan chức chính quyền cũng đang có nhiều người sử dụng bằng cấp giả.

“Chúng tôi phát hiện có những người đồng nghiệp không hiểu biết gì về chuyên môn của mình, hoặc bằng cấp của họ có dấu hiệu khả nghi. Bằng của họ được cấp tại những trường mà việc học hành thi cử có vẻ rất dễ dàng. Chúng tôi thấy cần phải điều tra lại những tấm bằng này, nhưng ông bộ trưởng thì lại đẩy trách nhiệm xuống phía các trường, và các trường thì cứ thế phớt lờ đi”, ông Sivro nói.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 5

“Việc cải cách giáo dục không thể giao phó cho những người dùng bằng giả hoặc những loại bằng cấp không có được từ việc trau dồi kiến thức”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, các quan chức chính quyền tỏ vẻ ngần ngại không muốn đụng chạm đến vấn đề này.

Năm ngoái, Cơ quan Điều tra bang Sarajevo đã cung cấp thông tin cho Phòng Công tố tiểu bang về việc một số cơ sở giáo dục cấp bằng trái phép. Tuy nhiên, theo chuyên gia Sivro, các công tố viên đã bỏ qua vụ việc này với lý do “còn nhiều nghi vấn” xung quanh việc các cơ sở này có thực sự bán bằng cấp hay không. “Văn phòng công tố đã không có động thái thu thập bằng chứng để bắt đầu một cuộc điều tra nghiêm túc. Họ đơn giản là quyết định sẽ không điều tra”, ông Sivro cho biết.

Video đang HOT

Chảy máu chất xám

Các vụ bê bối mua bán bằng cấp ở Bosnia-Herzegovina đã làm trầm trọng thêm hậu quả của tình trạng chảy máu chất xám ở Bosnia và toàn khu vực Balkan nói chung.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 6

Tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, tham nhũng, thiếu cơ hội nghề nghiệp khiến hàng năm có hàng nghìn lao động trình độ cao rời bỏ đất nước để tới EU, Trung Đông, Bắc Mỹ, nơi họ có triển vọng việc làm tốt hơn.

Tình trạng chảy máu chất xám kết hợp với làm sóng người lao động sử dụng bằng cấp giả đang đe doạ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế mà Bosnia phải đối mặt. Đất nước này hiện đang đứng ở vị trí thứ 135 trong tổng số 137 quốc gia về “năng lực giữ nhân tài” trong Báo cáo Sức cạnh tranh Toàn cầu 2017 – 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là một chỉ dấu cho thấy tình trạng không mấy lạc quan đối với người lao động chất lượng cao tại Bosnia.

“Mọi vấn đề chúng ta đang thấy, từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm cho thanh niên tới tình trạng chảy máu chất xám, đều phần nào phản ánh thực trạng này. Những người mua bằng cấp thực chất mà mua cho mình cảm giác yên tâm giả tạo”, TS Damir Marjanovic, Giáo sư tại Đại học Quốc tế Burch cho biết.

“Điều tồi tệ hơn nữa là những người học thật thi thật cũng phải trả giá. Họ học hành vất vả trong nhiều năm để có được tấm bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, thế rồi lại không thể tìm được việc làm do định kiến rằng họ đến từ một đất nước nơi bằng cấp có thể mua bán dễ dàng. Sẽ chẳng còn bao lâu nữa trước khi những trường học và cả đất nước Bosnia sẽ rơi vào danh sách đen của các nhà tuyển dụng lao động”, TS Marjanovic nhận định.

Định kiến về các lò bằng cấp ở Bosnia trên thực tế đang ngày một ăn sâu bám rễ.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả - Hình 7

Cơ quan Khoa học và Giáo dục Đại học Croatia mới đây đã cảnh báo rằng cơ quan này có thể sẽ ngừng công nhận bằng cấp từ Bosnia và Serbia do sự yếu kém của hai nước này trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Hơn ai hết, chính các sinh viên là những người nhìn thấy rõ nhất mặt tối của hệ thống giáo dục ở Bosnia.

Indira, một sinh viên đang theo học tại Đại học Sarajevo, cho biết cô học ngày đêm để hoàn thành chương trình đại học của mình. Tuy nhiên, Indira cũng nhận thức được rằng sau khi ra trường, cô sẽ phải lao vào một cuộc cạnh tranh không công bằng để giành lấy những cơ hội việc làm ít ỏi với những người đã “đi đường tắt” trong giáo dục.

“Cách lấy bằng kiểu này đã trở thành mục tiêu của rất nhiều thanh niên. Họ không còn đầu tư vào tri thức nữa. Thay vào đó, họ muốn có được tấm bằng theo cách dễ dàng nhất”, Indira nói.

Dư chấn tại một thị trường việc làm ở EU

Tình trạng bằng cấp giả tại Bosnia không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho thị trường lao động trong nước, mà còn gây lo ngại sâu sắc trong các nước láng giềng EU.

Nước Đức là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với người nhập cư từ Bosnia. Chỉ trong hai năm 2016 và 2017, có tới 50.000 người Bosnia nhập cư sang Đức. Rất đông trong số họ đã tìm được việc làm trong những lĩnh vực mà Đức đang thiếu hụt lao động như y tá và hộ lý.

Vụ việc phóng viên điều tra Azra Omerovic lấy được chứng chỉ kỹ thuật y tế của Bosnia chỉ sau 17 ngày đã đánh động nhà chức trách Đức, khiến Văn phòng Trung ương về Giáo dục nước ngoài đang phải xem xét lại công tác phê chuẩn bằng cấp và chứng chỉ được cấp tại nước ngoài của các lao động nhập cư đang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, đây là công việc không hề dễ dàng do hầu hết các bằng cấp giả lại được cấp bởi các cơ sở giáo dục xịn được nhà chức trách Đức công nhận.

Trong lúc này, nhiều nhà tuyển dụng Đức đã có những biện pháp tức thời để sàng lọc lại các lao động người Bosnia làm việc cho mình. Một công ty có tên Profco đã liên hệ với các bệnh viện ở Bosnia để kiểm chứng thông tin về kinh nghiệm làm việc của các ứng viên. Trong khi đó, một phòng khám y tế khác đã có động thái quyết liệt hơn là ngừng hợp tác với công ty môi giới cung cấp lao động người Bosnia.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa ai có thể thống kê được có bao nhiêu y tá và hộ lý Bosnia sử dụng bằng cấp giả đang làm việc trong các bệnh viện và nhà dưỡng lão của Đức.

Minh Châu

Theo ngaynay

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc

"Chảy máu chất xám không phải là điều chính phủ đang lo lắng ở thời điểm hiện tại. Mà thay vào đó, việc quan trọng hơn là giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy họ ra nước ngoài", Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết.

Cô nàng Cho Min-Kyong từng cảm thấy rất tự hào khi có bằng kỹ sư từ một trong những trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc, kèm theo giải thưởng thiết kế ở trường cùng bảng điểm tiếng Anh gần như hoàn hảo. Thế nhưng cô phải từ bỏ hy vọng tìm được việc làm khi tất cả 10 hồ sơ xin việc, bao gồm một hồ sơ cho Hyundai Motor đã bị từ chối vào năm 2016.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 1

Người lao động tham dự Hội chợ tìm việc làm Nhật Bản tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

Sau đó với sự giúp đỡ bất ngờ đến từ nước láng giềng Nhật Bản vào 6 tháng sau: Cô nhận được lời mời làm việc từ Nissan Motor và hai công ty Nhật Bản khác sau khi tham gia Hội chợ việc làm do chính phủ Hàn Quốc tổ chức, nhằm làm cầu nối cho người lao động lành nghề với chủ lao động ở nước ngoài.

"Không phải là tôi không đủ tốt. Nhưng có quá nhiều người tìm việc như tôi, đó là lý do tại sao mọi người đều thất bại", chàng trai 27 tuổi tâm sự, hiện làm việc tại Atsugi, cách Tokyo 1 giờ về phía Tây - Nam.

Có rất nhiều cơ hội ở nước ngoài hơn so với quê nhà

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 2

Người lao động đang xem các thông báo tuyển dụng trong Hội chợ việc làm Nhật Bản tại Seoul, Nhận Bản vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

Đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp chưa từng có ở quê nhà, nhiều thanh niên Hàn Quốc hiện đang đăng ký các chương trình do chính phủ tài trợ để được 1 vị trí ở nước ngoài. Khi mà số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm phù hợp ngày càng tăng ở xứ sở Kim Chi. Trong khi Hàn Quốc là đất nước nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Các chương trình do nhà nước điều hành như K - Move đã triển khai để kết nối giới trẻ Hàn Quốc với chủ doanh nghiệp ở 70 quốc gia, tìm được việc làm ở nước ngoài cho 5.783 sinh viên tốt nghiệp năm ngoái, nhiều hơn gấp ba lần vào năm 2013, năm đầu tiên tổ chức.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 3

Bảng thống kê số lượng thanh niên Hàn Quốc tìm kiếm việc làm ở nước ngoài thông qua chương trình K - Move.

Sự không tương xứng trong môi trường lao động

Gần 1/3 người lao động đã đến Nhật Bản, quốc gia này đang trải qua tình trạng thiếu lao động lịch sử với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 26 năm qua. Trong khi đó 1/4 còn lại đến Hoa Kỳ, nơi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ vào tháng 4 vừa rồi.

Không giống như các chương trình tương tự ở những nơi như Singapore có nghĩa vụ phải trở lại và làm việc cho chính phủ tới 6 năm. Những người tham dự các chương trình của Hàn Quốc không bắt buộc phải quay lại, cũng không phải làm việc cho đất nước trong tương lai.

"Chảy máu chất xám không phải là điều chính phủ đang lo lắng ở thời điểm hiện tại. Mà thay vào đó, việc quan trọng hơn là giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy họ ra nước ngoài", Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết.

Năm 2018, Hàn Quốc tạo ra số lượng việc làm nhỏ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ 97.000 công việc. Trong khi đó gần 1/5 thanh niên Hàn Quốc đã nghỉ việc vào năm 2013, cao hơn mức trung bình 16% trong số các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Ngoài ra vào tháng 3, theo dữ liệu của chính phủ thì một trong 4 người Hàn Quốc trong độ tuổi 15 - 29 không tìm kiếm được việc làm.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 4

Tỷ lệ người lao động Hàn Quốc đang làm việc ở nước ngoài.

Trong khi đó Ấn Độ và các quốc gia khác phải đối mặt với những thách thức tương tự trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân, thì sự thống trị của các tập đoàn do gia đình điều hành được gọi là Chaebol khiến mọi người cảm thấy bị phân biệt đối xử.

Ở Hàn Quốc có 10 tập đoàn (Chaebol) hàng đầu, bao gồm các thương hiệu đẳng cấp thế giới như Samsung và Huyndai, chiếm một nửa tổng vốn hóa thị trường của Hàn Quốc.

Nhưng chỉ có 13% lực lượng lao động của đất nước được tuyển dụng bởi các công ty có hơn 250 nhân viên, thấp thứ hai sau Hy Lạp trong khối OECD, và thấp hơn 47% ở Nhật Bản.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 5

Một người đi xin việc đang nhìn vào gian hàng giới thiệu của công ty tuyển dụng trong Hội chợ việc làm Nhật Bản 2018 tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 07/11/2018. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

Tuy nhiên, trong khi ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chuyển ra nước ngoài để làm việc, thì Hàn Quốc đang đưa thêm người nước ngoài để giải quyết một vấn đề lao động khác - sự thiếu hụt trầm trọng của công nhân cổ xanh. Công nhân cổ xanh là thuật ngữ để mô tả những người lao động chân tay.

Được biết Hàn Quốc là quốc gia có thanh niên sở hữu trình độ học vấn cao nhất trong khối OECD, với 3/4 học sinh trung học đang học đại học, so với mức trung bình 44,5%.

"Hàn Quốc đang phải trả giá cho việc bảo vệ quá mức các công việc lao động trí óc, tạo ra một nhóm người chỉ muốn số lượng việc làm nhỏ đó", Ban Ga-woon, một nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Hàn Quốc, nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Hàn Quốc Viện Giáo dục & Đào tạo nghề chia sẻ.

Ngay cả khi có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp cao nhưng thất nghiệp cũng từ chối làm những công việc chân tay, Lim Chae-wook, người quản lý một nhà máy sản xuất máng cáp sử dụng 90 người ở Ansan, phía tây nam Seoul. "Người dân địa phương đơn giản là không muốn làm công việc này vì họ nghĩ rằng nó đang xuống cấp, vì vậy chúng tôi buộc phải thuê rất nhiều công nhân nước ngoài", Lim nói, sau đó chỉ vào gần hai chục công nhân từ Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đang làm việc trong mặt nạ an toàn phía sau máy hàn.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 6

Người tìm việc ngồi chờ trong Hội chợ việc làm Nhật Bản 2018 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

Tại thành phố Gwangju phía Tây - Nam, Kim Yong-gu, giám đốc điều hành của nhà cung cấp Kia Motor, Hyundai Hitech nói rằng, công nhân nước ngoài tuy phải trả lương cao hơn nhưng anh không có lựa chọn nào vì không thể nào tuyển đủ người dân địa phương vào công ty.

"Chúng tôi trả tiền chỗ ăn, ở và các chi phí khác để không mất lao động vào tay nhà máy khác", Kim nói. Trong số 70 nhân viên, 13 người là công dân Indonesia, hiện ở trọ tại một tòa nhà bên cạnh nhà máy của anh ta.

Không phải ai ra nước ngoài tìm việc cũng có kết thúc đẹp

Cuộc sống không phải màu hồng đối với những người lao động Hàn Quốc ra nước ngoài tìm việc làm.

Một số người tìm được việc làm ở nước ngoài với sự giúp đỡ của chính phủ đã nói rằng, họ phải nghĩ làm những công việc nặng nhọc, như rửa chén bát ở Đài Loan và chế biến thịt ở vùng nông thôn Úc, hoặc bị sai thông tin về lương và điều kiện cuộc sống không như lời hứa.

Lee Sun-hyung, một vận động viên điền kinh 30 tuổi, đã sử dụng chương trình K-move để đến Sydney để làm huấn luyện viên bơi lội vào năm 2017, nhưng kiếm được ít hơn 600 đô la Úc (419 đô la Mỹ) một tháng, chỉ bằng 1/3 lương so với hồi những người của tổ chức đã nói với cô ấy khi còn ở Seoul.

"Đó không phải là điều tôi đã hy vọng. Tôi thậm chí không đủ khả năng trả tiền thuê nhà", Lee, người cuối cùng đã dọn dẹp cửa sổ tại một cửa hàng thời trang trước khi cô trở về quê nhà.

Các quan chức cho biết họ đang lập một "danh sách đen" các nhà tuyển dụng và cải thiện quy trình kiểm tra để ngăn chặn sự tái diễn của những trường hợp như vậy. Bộ lao động cũng thành lập một "Trung tâm hỗ trợ và báo cáo" để hỗ trợ các ứng viên gặp vấn đề.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 7

Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

Nhiều người trong các chương trình đã mất liên lạc khi họ đi ra nước ngoài. Gần 90% sinh viên tốt nghiệp ra nước ngoài với sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn 2013-2016 đã rời khỏi chổ ở ban đầu của Bộ Lao động và thay đổi cả số điện thoại, một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy.

Tuy nhiên, thị trường việc làm đang ngày càng nghiệt ngã tại quê nhà đang thúc đẩy nhiều người Hàn Quốc tham gia chương trình này mỗi năm. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách liên quan để hỗ trợ - từ 57,4 tỷ won (48,9 triệu USD) trong năm 2015 lên 76,8 tỷ won vào năm 2018, dữ liệu do nhà lập pháp Kim Jung-hoon công bố.

"Chính phủ không mở rộng dự án này đến mức khiến chúng tôi sẽ lo lắng về việc chảy máu chất xám", Huh Chang, người đứng đầu văn phòng tài chính phát triển tại Bộ Tài chính Hàn Quốc, đồng quản lý các chương trình đào tạo nghề của nhà nước với Bộ Lao động. Thay vào đó, trọng tâm là đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm ngày càng cao ở nước ngoài do có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp nằm ngoài lực lượng lao động phổ thông, Huh nói thêm.

Nghịch lý nực cười ở Hàn Quốc: Cử nhân Đại học thất nghiệp trầm trọng, phải ra nước ngoài tìm việc - Hình 8

Ảnh: REUTERS/Kim Hong-Ji

"Một kịch bản đầy hy vọng cho nền kinh tế đó là một ngày nào đó tận dụng các nguồn lực mà những sinh viên tốt nghiệp này mang về quê nhà như những người trở về có kinh nghiệm", Huh nói.

Thế nhưng đối với cựu sinh viên tham gia chương trình K-move, Lee Jae-young (28 tuổi) lại cảm thấy điều đó như một viễn cảnh xa vời. Hiện tại Lee đã trở về Hàn Quốc vào tháng 2 sau khi làm đầu bếp tại khách sạn JW Marriott ở Texas và đang trong tình trạng thất nghiệp.

Nguồn: Reuters

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
Nữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốtNữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốt
19:34:22 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Một hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tạiMột hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tại
19:53:10 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"
20:57:29 20/02/2025
Sốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnhSốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnh
20:37:59 20/02/2025
Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Thế giới

23:55:19 20/02/2025
Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ cho biết đã tiết kiệm tổng cộng 55 tỉ USD trong chi tiêu liên bang, trong khi truyền thông chỉ ra việc hủy một hợp đồng giúp tiết kiệm 8 tỉ USD thực ra chỉ là 8 triệu USD.
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Hậu trường phim

23:43:18 20/02/2025
Cặp đôi phim ngôn tình Hoa ngữ này được cho là có rất nhiều cảnh hôn ở phim mới, đến mức nam chính ngượng tới mức không dám xem lại.
Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Phim việt

23:37:23 20/02/2025
Bên cạnh những lời khen về ý tưởng kịch bản hay cách dẫn dắt câu chuyện dễ tạo sự đồng cảm, dễ lấy nước mắt của người xem, Nhà Gia Tiên còn gây tranh cãi vì cú lật đến từ vai Thím Út do Puka thể hiện.
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Pháp luật

23:37:21 20/02/2025
H.K.L. cho biết không chở người lạ trên mà chỉ tải app đặt xe giúp; sau đó, thấy có dấu hiệu mệt nên nghi ngờ mình bị... chuốc thuốc mê. Theo thông tin đã đăng tải, nạn nhân đã chạy vào một nhà hàng gần đó và được người dân đưa đi cấp c...
Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Phim châu á

23:34:40 20/02/2025
Ngay lúc này, màn ảnh nhỏ Hàn Quốc đang có 3 bộ phim lãng mạn cực kỳ hay. Chúng đều thu hút chú ý và nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ người xem.
Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Sao thể thao

23:27:53 20/02/2025
Lionel Messi ghi bàn thắng duy nhất khi Inter Miami có trận đấu khó khăn trên sân của Kansas City. Dưới thời tiết lạnh giá, Messi cùng các đồng đội đã có một trận đấu khó khăn khi Kansas City chơi đầy quyết tâm.
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Sao châu á

23:17:38 20/02/2025
Vào tối ngày 20/2, công ty quản lý của Lee Min Ho đã chính thức lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò với Park Bom (2NE1).
Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Sao việt

23:11:35 20/02/2025
ù không đưa ra một câu trả lời cụ thể hay rõ ràng, nhưng đây là lần cực hiếm Matthis đối diện trực tiếp với những ý kiến yêu cực, đồn thổi xung quanh chuyện đời tư của mình.
Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Tv show

22:53:06 20/02/2025
Tân binh toàn năng - chương trình thực tế mang format sống còn , tham vọng đưa chương trình trở thành bệ phóng cho thế hệ thần tượng Việt vươn tầm quốc tế.
Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Sao âu mỹ

22:37:17 20/02/2025
Meghan Markle đối mặt với các phản ứng dữ dội từ người dùng mạng xã hội vì sử dụng tên thương hiệu quần áo nổi tiếng cho dự án phong cách sống của mình.
Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Lạ vui

22:01:30 20/02/2025
Một sứ mệnh phối hợp giữa Ai Cập và Anh đã tìm ra một ngôi mộ cổ gần Luxor và sau đó xác định đây là lăng mộ mất tích của Pharaoh Thutmose II, đánh dấu lần đầu tiên Cairo phát hiện thêm mộ phần của pharaoh sau hơn 100 năm.