Bông tắm bẩn đến mức nào, bạn sử dụng đúng cách chưa?
Bạn đã bao giờ kiểm tra xem bông tắm có thực sự sạch hay không, trước khi lau cơ thể của mình?
Tiến sĩ Kok Wai Leong, bác sĩ da liễu tại Phòng khám da liễu DS Skin & Wellness Clinic (Singapore), giải thích rằng phòng tắm là nơi sinh sôi của vi khuẩn, nấm và thậm chí là virus. Chủ yếu do môi trường ẩm ướt, thiếu thông gió. Nấm mốc có thể phát triển trên bề mặt ẩm ướt, kể cả bông tắm, khăn tắm.
Nấm mốc có thể phát triển trên bề mặt ẩm ướt, kể cả bông tắm, khăn tắm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hơn nữa, bản chất của bông tắm hoặc xơ mướp là có nhiều ngóc ngách và xốp – rất thích hợp cho tế bào chết bám vào. Tiến sĩ Melissa Piliang, bác sĩ da liễu của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết điều đó biến vật dụng này trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn .
Nghiên cứu cho thấy bông tắm đã sử dụng có chứa lượng vi khuẩn đáng kể. Có thể do không giặt sạch, không khử trùng đúng cách hoặc không để khô ráo, tiến sĩ Kok giải thích.
Dù hầu hết các vi khuẩn này đều vô hại, và đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe làn da. Nhưng đối với người dễ mắc bệnh về da hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn có thể làm thay đổi sự cân bằng của các vi sinh vật thường trú. Từ đó có thể dẫn đến viêm da.
Đó là lý do tại sao cần phải đảm bảo giữ sạch bông tắm, thay thường xuyên và sử dụng nhẹ nhàng – không chà xát da quá mạnh, theo Cleveland Clinic.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Kok, bông tắm và khăn lau có thể ma sát và gây trầy xước, đặc biệt là khi chà xát quá mạnh.
Những vết trầy xước này trở thành nơi để vi khuẩn từ các dụng cụ bị ô nhiễm xâm nhập.
Đây là lý do tại sao việc làm sạch bông tắm hoặc khăn tắm là vô cùng quan trọng.
Xả sạch bông tắm sau mỗi lần sử dụng. Treo bông tắm ở nơi thông thoáng để dễ khô nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mẹo làm sạch và dùng bông tắm
Tiến sĩ Piliang đưa ra một số lời khuyên:
Làm khô hằng ngày: Xả sạch bông tắm sau mỗi lần sử dụng. Vẩy kỹ cho ráo nước và treo ở nơi thông thoáng để dễ khô nhất.
Tránh sử dụng bông tắm vài ngày sau khi cạo lông chân: Tiến sĩ Piliang cho biết, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da thông qua vết đứt nếu có, vì vậy không nên sử dụng bông tắm trong vài ngày sau khi cạo lông chân.
Không bao giờ sử dụng bông tắm cho mặt hoặc vùng kín: Những bộ phận này rất nhạy cảm.
Làm sạch bông tắm hằng tuần: Nên làm sạch bông tắm ít nhất một lần một tuần. Ngâm trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng trong 5 phút và sau đó xả thật sạch.
Thay mới thường xuyên: Nếu dùng xơ mướp nên thay 3 – 4 tuần một lần. Nếu dùng bông tắm bằng nilon, nên thay mới mỗi 2 tháng.
Nếu thấy có nấm mốc hoặc ngửi thấy mùi mốc, nên bỏ ngay và thay cái mới, theo Cleveland Clinic.
Vì sao bạn cần phải rửa tay sau khi tập gym?
Rửa tay sau khi tập gym là thói quen rất quan trọng cần được duy trì. Các bề mặt trong phòng tập gym có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và nấm mốc. Nếu không rửa tay thì sẽ khiến bản thân dễ bị nhiễm bệnh.
Cũng như khi từ bệnh viện trở về, chúng ta cần phải rửa sạch tay sau khi sử dụng phòng gym. Nguyên nhân là vì các bề mặt ở những nơi này có thể chứa nhiều mầm bệnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Sau khi tập gym, người tập cần phải rửa tay và tắm càng sớm càng tốt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hầu hết mọi người khi tập gym đều không rửa sạch tay trước khi tập. Do đó, nếu họ đang mắc bệnh thì vi khuẩn, vi rút sẽ lưu lại trên bề mặt các vật dụng trong phòng gym. Tay nắm cửa, tạ đòn, tạ đơn, tay cầm các thiết bị tập, sàn phòng gym đều là những nơi có thể mang nhiều mầm bệnh.
Do đó, rửa tay sau khi tập gym là một trong những cách dễ nhất giúp bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm. Khi rửa tay, mọi người cần xoa đều tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
Nếu người tập gym chưa thể rửa tay ngay bằng xà phòng thì dung dịch sát khuẩn có cồn sẽ là lựa chọn tốt nhất. Dung dịch này phải có nồng độ cồn ít nhất 60%.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn này vệ sinh các thiết bị tập trước khi sử dụng. Chẳng hạn, bạn có thể xịt dung dịch này lên thảm tập yoga, tạ đòn, tay cầm các thiết bị... Cách này không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân, cho người tập sau mà còn giảm rủi ro bệnh lây lan trong phòng tập.
Ngoài việc rửa tay, mọi người cần phải tắm càng sớm càng tốt sau khi tập gym. Điều này sẽ đảm bảo vi khuẩn không sinh sôi trên làn da ướt mồ hôi của mình.
Tránh dùng chung chai nước, khăn tắm và các vật dụng như đai tập gym với người khác cũng rất quan trọng. Bạn không thể biết liệu đối phương có đang mắc bệnh truyền nhiễm gì không.
Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giúp việc tập gym thực sự nâng cao sức khỏe chứ không phải là khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn, theo Healthline.
Thanh niên trẻ bị mốc đen mọc thành mảng trong não Một cư dân trẻ tuổi ở Rhode Island đã mắc phải một căn bệnh do nấm gây ra cực hiếm gặp. Theo đúng nghĩa đen, nấm mốc đã phát triển trong não của anh này. Ảnh minh họa - Newsweek Tyson Bottenus, 35 tuổi, là một trong số 120 trường hợp được ghi nhận về bệnh nhiễm trùng Cladophialophora bantiana (một loại nấm...