Bóng ma quá khứ buộc Nga phải rút oanh tạc cơ khỏi Iran

Theo dõi VGT trên

Nga và Iran đều muốn xích lại gần nhau để chống kẻ thù chung, nhưng nỗi ám ảnh từ lịch sử khiến cả hai thiếu đi niềm tin cần thiết cho quan hệ đồng minh.

Bóng ma quá khứ buộc Nga phải rút oanh tạc cơ khỏi Iran - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh:Reuters

Ngày 23/8, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi với giới quân đội, khi lên tiếng chỉ trích tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan vì đã “phát ngôn không phù hợp” khi đề cập đến hoạt động quân sự của Nga ở nước này.

Giới phân tích cho rằng những tranh cãi trong giới tinh hoa ở Tehran phản ánh cái nhìn không nhất quán của giới chức nước này đối với Moscow, một “thù cũ, bạn mới” của họ, buộc Nga phải chấm dứt sớm chiến dịch triển khai oanh tạc cơ chiến lược ở căn cứ quân sự Hamadan của Iran để không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Trước đó, đại tướng Dehghan, đã gây bất ngờ khi lên tiếng chỉ trích hành động “bội tín” của Nga về việc công khai thông tin oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 của nước này xuất kích từ căn cứ Hamadan để né.m bo.m IS, đồng thời yêu cầu Moscow chấm dứt hành động này.

Nỗi sợ lịch sử

Theo những gì tướng Dehghan đưa ra, có vẻ như ban đầu Iran và Nga đã thống nhất giữ bí mật về việc máy bay quân sự Nga được triển khai đến Hamadan để không kích IS. “Các lãnh đạo Iran rõ ràng đã thấy bẽ mặt với tuyên bố của Nga”, Nasser Zamani, chuyên gia phân tích về tình hình Iran, nói. “Họ biết rằng người Iran cực kỳ nhạy cảm với việc cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ, điều chưa từng xảy ra cho đến nay”.

Tuy nhiên, theo Amir Taheri, cựu tổng biên tập tờ Kayhan và là chuyên gia phân tích chính trị của Iran, bí mật này rất khó giữ, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin rất muốn cho cả thế giới thấy rằng Nga đang quay trở lại một cách mạnh mẽ ở Trung Đông với tư cách là một siêu cường có ảnh hưởng lớn. Thế nhưng điều đó lại đẩy các quan chức Iran vào thế khó, bởi tâm lý “sợ Nga” mang đậm yếu tố lịch sử ở quốc gia Hồi giáo này.

Chỉ vài giờ sau khi Nga tuyên bố triển khai Tu-22M3 ở Hamadan, nhiều nghị sĩ Iran đã lên tiếng phản đối, cho rằng sự hiện diện quân sự của Nga ở nước này vi phạm Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo, trong đó quy định cấm bất cứ quân đội nước ngoài nào sử dụng lãnh thổ Iran, kể cả cho mục đích hòa bình như cứu trợ nhân đạo.

Video đang HOT

Để xoa dịu căng thẳng, Chủ tịch Quốc hội Larijani phải tuyên bố rằng Iran không “trao” căn cứ cho Nga, mà chỉ cho không quân nước này sử dụng các cơ sở hạ tầng của Iran. Ông này khẳng định các máy bay Nga chỉ “tiếp nhiên liệu” và xuất hiện tạm thời ở Hamadan, không đóng quân lâu dài tại đây.

Tâm lý “sợ Nga” ở Iran bắt nguồn từ những cuộc chiến mà các Sa hoàng phát động chống lại vương quốc Persia đã suy yếu trong giai đoạn cuối thế kỷ 18 tới năm 1830, sáp nhập một phần lãnh thổ Iran ở vùng Caucasus và Trung Á vào Nga. Peter Đại đế và Catherine Đại đế luôn ấp ủ giác mơ sáp nhập toàn bộ Iran, để Nga có thể vươn được ra Ấn Độ Dương.

Năm 1941, Liên Xô đưa quân vào Iran, sử dụng lãnh thổ nước này như một tuyến vận chuyển đồ tiếp vận cho lực lượng Hồng quân tấ.n côn.g phát xít Đức ở châu Âu. Sau Thế Chiến II, Moscow từ chối rút quân khỏi hai tỉnh của Iran là Azerbaijan và Kurdistan, với ý đồ biến chúng thành các thực thể độc lập và sáp nhập vào Liên Xô.

Với sự hậu thuẫn của Mỹ lúc đó, Iran đã gây sức ép liên tục, đ.e dọ.a sẽ phát động chiến tranh khu vực, buộc Liên Xô phải rút quân đội khỏi hai địa phương này. Đến thập niên 1960, Iran trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, trong khi Liên Xô vẫn tìm cách gây sức ép buộc Iran phải xa rời phương Tây, bằng cách ủng hộ các chính quyền Arab ở Ai Cập, Libya, Syria và Iraq phát động cuộc chiến tuyên truyền chống chế độ quân chủ Tehran.

Hai đối thủ này chỉ trở thành “cựu thù” vào năm 1979, khi các giáo sĩ Hồi giáo Iran, dưới sự hậu thuẫn của các tổ chức cánh tả, phát động cách mạng Hồi giáo, đưa đại giáo chủ Ayatollah Khomeini lên nắm quyền, với câu khẩu hiệu nổi tiếng “Không Tây cũng chẳng Đông”. Người kế nhiệm ông là Ali Kamenei hồi đầu năm nay đã thay đổi khẩu hiệu đó thành “Hướng Đông”, ám chỉ việc ngả sang về phía Nga trong bối cảnh bóng ma của Chiến tranh Lạnh đang dần tái xuất trên thế giới.

Chưa đặt hết niềm tin

Bóng ma quá khứ buộc Nga phải rút oanh tạc cơ khỏi Iran - Hình 2

Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga triển khai ở căn cứ Hamadan. Ảnh: Sputnik

“Chiến lược Hướng Đông là một hình thức tìm kiếm sự bảo trợ”, Ali-Akbar Velayati, cựu ngoại trưởng Iran, cố vấn của ông Kamenei, tuyên bố. “Chúng ta biết rằng trật tự thế giới cũ đã tan vỡ và không ai, kể cả người khôn ngoan nhất, biết được điều gì sẽ xảy ra. Trong thời kỳ bất định như vậy, tốt hơn hết là có một đồng minh mạnh”.

Quan điểm này của ông Velayati phần nào thể hiện mối quan hệ nồng ấm hiện nay giữa Nga và Iran, trong đó có quyết định chưa từng có tiề.n lệ cho phép Nga triển khai oanh tạc cơ, tiêm kích đến căn cứ quân sự nước này để chống kẻ thù chung là phiến quân IS ở Syria.

“Quan hệ của chúng tôi với Nga mang bản chất chiến lược. Trong cuộc chiến chống kẻ thù chung, tất cả căn cứ của chúng tôi đều mở cửa với Nga”, chuẩn đô đốc Ali Shamkhani, tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, tuyên bố hồi tuần trước.

Theo Velayati, ông Khamenei tin rằng Nga có thể giúp đỡ Cộng hòa Hồi giáo Iran xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông, và đây cũng là mục tiêu mà Nga đang hướng tới trong quá trình lấy lại hình ảnh cường quốc của mình.

Đổi lại, Iran hy vọng mối quan hệ với Nga sẽ giúp họ phá vỡ thế cô lập trong khu vực, gia tăng ảnh hưởng lên các nước láng giềng, và ép những đồng minh bị Mỹ bỏ rơi như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vào vòng ảnh hưởng của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia đán.h giá rằng mối quan hệ hiện nay giữa Iran và Nga chỉ là “tuần trăng mật tạm thời”. “Iran và Nga hợp tác với nhau vì cả hai đều không muốn phe của mình bị đán.h bại ở Syria”, giáo sư Sadeq Ziba-Kalam thuộc Đại học Tehran nhận định. “Cả Tehran và Moscow đều muốn lợi dụng cơ hội Mỹ rút khỏi Trung Đông để tìm cách lấp chỗ trống”.

Chuyên gia này cho rằng việc Nga sử dụng căn cứ không quân Hamadan của Iran để không kích IS chỉ là một hành động mang tính biểu tượng cho quan hệ giữa hai nước, mà không mang lại nhiều giá trị chiến lược trên chiến trường. Bởi vậy, khi vấp phải phản ứng từ dư luận Iran, Nga sẵn sàng rút oanh tạc cơ khỏi căn cứ này để tránh những tổn thất lâu dài.

Chuyên gia Taheri cho rằng vụ việc trên là một minh chứng cho thấy mối quan hệ đồng minh Nga – Iran hiện nay tồn tại một nhược điểm cố hữu, đó là sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên, sản phẩm của mối thù địch kéo dài trong quá khứ, khi cả hai đều chưa thể quên giai đoạn lịch sử được viết nên bởi xung đột, chiến tranh, bạo lực và má.u.

Trí Dũng

Theo VNE

Iran công bố ảnh hệ thống tên lửa tự sản xuất

Iran hôm nay công bố hình ảnh hệ thống tên lửa tầm xa đầu tiên do nước này tự sản xuất.

Iran công bố ảnh hệ thống tên lửa tự sản xuất - Hình 1

Tổng thống Iran Hassan Rouhani (thứ ba từ trái sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan (thứ hai từ trái sang) đứng cạnh hệ thống Bavar 373. Ảnh:Reuters/ President.ir..

Các bức ảnh, được nhiều hãng tin Iran đăng tải, cho thấy Tổng thống Hassan Rouhani và Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan đứng trước hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar 373, AFP đưa tin.

Bavar 373 có thể chặn tên lửa hành trình, máy bay không người lái, chiến đấu cơ và tên lửa đạn đạo, ông Dehghan cho biết.

Bavar 373 được thiết kế để có thể sánh ngang hệ thống S-300 của Nga. Iran đặt mua S-300 từ Nga nhưng việc chuyển giao bị tạm hoãn năm 2010 vì các lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.

"Chúng tôi không định phát triển S-300 phiên bản Iran. Chúng tôi muốn chế tạo một hệ thống tên lửa riêng cho Iran và đã làm được", IRNA dẫn lời ông Dehghan nói ngày 20/8. Tổng thống Rouhani cho biết ngân sách quân sự Iran đã tăng hơn hai lần so với năm ngoái.

Năm 2015, ngay sau khi đạt được thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của Tehran, Nga tiếp tục quá trình chuyển giao S-300 cho Iran, động thái bị Mỹ và Israel phản đối.

Tổng thống Rouhani hôm nay còn công bố động cơ dành cho máy bay chiến đấu đầu tiên do Iran tự sản xuất, nói nó có thể đạt được độ cao hơn 15 km. "Cộng hòa Hồi giáo Iran là một trong 8 quốc gia trên thế giới làm chủ công nghệ chế tạo những động cơ như thế này", ông nói.

Như Tâm

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024
Iran và Nga bất đồng về Hành lang chiến lược Zangezur
05:47:32 27/09/2024
Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân
11:28:43 28/09/2024

Tin đang nóng

Tin nhắn của bạn gái HIEUTHUHAI gây tranh cãi dữ dội
07:05:28 28/09/2024
Quyền Linh "5 lần 7 lượt" ăn gian vẫn khiến bà Nguyễn Phương Hằng khen hết lời
07:19:23 28/09/2024
Vợ Đức Tiến đứng trước cửa cầu xin vào nhà thắp nhang, mẹ chồng xua đuổi
09:24:21 28/09/2024
Gen Z Việt đi làm tại BIG4: Chấp nhận "đánh đổi" cả thanh xuân để có 1 thứ sau này nhiều người khao khát
06:20:56 28/09/2024
Xuất hiện thông tin danh ca Tuấn Ngọc có vấn đề về sức khỏe, một nữ MC lên tiếng
06:46:35 28/09/2024
Nữ diễn viên nổi tiếng: Ở nhà trọ 9m2, thường bị ngập nước, được khuyên mua xế hộp vì lý do nực cười
06:59:44 28/09/2024
Liên tục sinh con trong 8 năm để trốn thi hành án tù
08:06:50 28/09/2024
Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần
11:05:24 28/09/2024

Tin mới nhất

Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường

10:54:59 28/09/2024
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris nhận được tỷ lệ ủng hộ gần như ngang bằng nhau ở 3 bang chiến trường quan trọng gồm Arizona, Georgia và North Carolina.

Belarus cáo buộc Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga

10:46:45 28/09/2024
Tổng thống Belarus ngày 26/9 cáo buộc người đồng cấp Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga, cho rằng điều cần nhất lúc này là phải thống nhất chấm dứt cuộc chiến..

Nga - Ukraine "lên dây cót" lực lượng, chuẩn bị đán.h lớn ở Kursk

09:01:37 28/09/2024
Nga và Ukraine được cho là tạm dừng một số hoạt động giao tranh ở vùng Kursk để chuẩn bị cho một trận chiến quy mô lớn.

Ukraine đau đầu với tình trạng 60.000 binh sĩ đào ngũ

08:47:03 28/09/2024
Số lượng quân nhân Ukraine đào ngũ có dấu hiệu tăng lên sau hơn 2 năm chiến sự nhưng Kiev vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hoàn toàn hiệu quả để ngăn chặn xu hướng này.

Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g

07:43:40 28/09/2024
Theo Reuters, một mỏ vàng ở Solok, tỉnh Tây Sumatra của Indonesia bất ngờ bị sập hôm 27/9 do mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất.

Trung Quốc phát tiề.n cho người dân liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế?

07:36:26 28/09/2024
Chính phủ Trung Quốc sắp phát trợ cấp bằng tiề.n mặt cho nhóm người yếu thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước này cần nhiều động thái hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Số ca mắc đậu mùa khỉ gia tăng mạnh ở Australia

19:38:58 27/09/2024
Từ đầu năm đến nay, Australia đã ghi nhận 737 ca mắc, nhưng phần lớn trong số này mới chỉ xuất hiện vài tháng gần đây. Các bang ở khu vực Đông Nam có nhiều số ca mắc nhất và trong số các ca mắc chỉ có 2 phụ nữ.

Đậ.p tăng xả nước, 11 tỉnh thành Thái Lan đối mặt với nguy cơ ngập lụt

19:19:12 27/09/2024
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan ngày 26/9 thông báo đậ.p Chao Phraya tại tỉnh Chai Nat sẽ dần dần tăng lượng xả nước từ mức 1.498 mét khối/giây hiện tại, do mưa lớn kéo dài và lưu lượng từ phía Bắc.

Nội dung 'kế hoạch chiến thắng' mà Tổng thống Ukraine đề xuất với các đồng minh

19:17:39 27/09/2024
Một điều khoản chắc chắn không có trong kế hoạch hòa bình lần này là một lệnh ngừng bắ.n một phần. Tổng thống Zelensky đã đích thân bác bỏ thông tin này.

Kinmemai Premium Loại gạo đắt nhất thế giới

19:15:04 27/09/2024
Người trồng giống lúa này được trả cao gấp khoảng 8 lần giá thông thường cho những loại gạo ngon nhất. Điều này giải thích một phần lý do tại sao loại gạo đắt nhất thế giới lại có giá cao ngất ngưởng như vậy.

Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP

19:11:53 27/09/2024
Ông Shigeru Ishiba, sinh năm 1957, được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Hàn Quốc hỗ trợ ngân sách cho bệnh viện tuyến đầu

19:06:44 27/09/2024
Chính sách này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác điều trị chuyên khoa đối với các bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng và được chuyển lên từ các bệnh viện tuyến dưới.

Có thể bạn quan tâm

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

Tin nổi bật

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Mỹ nhân cứ đóng phim với ai là giẫm đạp người đó, đằng sau vẻ ngoài thanh thuần là "trà xanh" tâm cơ

Hậu trường phim

12:41:07 28/09/2024
Sự nghiệp được trải hoa hồng nên Trương Tịnh Nghi cũng chẳng sợ ai dám trêu chọc, lấn át mình, ngược lại, người đẹp này còn làm không ít trò tranh giành địa vị với các đồng nghiệp trong phim.

"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ

Sao châu á

12:32:49 28/09/2024
Xuất thân từ gia đình tài phiệt, mỹ nhân này được khán giả nhận xét là sang từ cốt cách đến diện mạo bên ngoài. Người đang nói đến chính là nữ diễn viên Hàn Tuyết.

Nam shipper kiếm 130 triệu đồng/tháng, làm việc từ sáng đến nửa đêm

Netizen

12:31:17 28/09/2024
Để có được thu nhập nhiều người mơ ước, một nam tài xế giao hàng (shipper) tại Hàn Quốc đã phải làm việc cật lực đến nửa đêm, lắm lúc không màng đến chuyện ăn uống.

Phương Nga - vợ 'nam thần VFC' Bình An ngày càng thăng hạng nhan sắc và phong cách thời trang

Phong cách sao

12:26:05 28/09/2024
Từ sau khi kết hôn với diễn viên Bình An, Phương Nga được nhận xét ngày càng thăng hạng nhờ tích cực theo đuổi nhiều phong cách và liên tục trau dồi các kỹ năng bản thân.

Ngày đầu tiên của tháng 10, 3 con giáp vận may lớn bất ngờ, HỶ SỰ bồng tay, tiề.n và.o tài khoản tới tấp

Trắc nghiệm

12:10:51 28/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào vận may lớn bất ngờ, HỶ SỰ bồng tay, tiề.n và.o tài khoản tới tấp, của cải chất thành đống trong ngày đầu tiên của tháng 10 này nhé!

Sắp xếp lại di vật của chồng đã mất, vừa nhìn thấy dữ liệu trong laptop tôi bàng hoàng phát hiện bí mật của chồng

Góc tâm tình

12:03:22 28/09/2024
Tôi thấy mọi thứ trước mặt như sụp đổ. Chồng tôi đã lừa dối tôi bao lâu nay? Đứ.a tr.ẻ này đã tồn tại ngần ấy năm mà tôi không biết? Còn có điều gì mà tôi chưa biết nữa không?

6 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa thu

Làm đẹp

11:51:09 28/09/2024
Mỗi người đều có cách chăm sóc da mặt riêng. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn trọng với các phương pháp làm đẹp có thể gây tác dụng ngược. Có 4 điều dễ gây hiểm lầm cho mọi người khi dưỡng da mặt là:

Đang "đội sổ" ở vị trí Xạ Thủ nhưng Smolder lại được phát hiện sở hữu "sức mạnh tối thượng" độc nhất

Mọt game

11:47:59 28/09/2024
Trong những bài viết gần đây của đội ngũ phát triển LMHT, tướng mới Smolder được xem là một sản phẩm khá thành công. Theo chia sẻ của Trưởng nhóm thiết kế LMHT - Riot Phroxzon, Smolder hiện đang sở hữu tỷ lệ chọn rất cao là 28%.

Phim Hàn lãng mạn vừa chiếu đã được netizen Việt khen nức nở: Cặp chính đẹp như thơ, hợp nhau đến từng centimet

Phim châu á

11:41:29 28/09/2024
Vào ngày hôm qua (27/9), bộ phim lãng mạn Câu chuyện sau chia tay (tựa Anh: What comes after love ) vừa chính thức ra mắt.